Nạn nhân của lỗ hổng cũ trên Microsoft Office tăng 696%
Theo báo cáo bảo mật mới nhất, các lỗ hổng cũ trên Microsoft Office vẫn khiến người dùng lao đao.
Hãng bảo mật Kaspersky cho biết, từ tháng 4 tới tháng 6, số lượng các vụ tấn công khai thác lỗ hổng trong bộ phần mềm Microsoft Office tăng mạnh, chiếm 82% tổng số vụ khai thác trên tất cả nền tảng và phần mềm (bao gồm Adobe Flash, Android, Java…).
(Ảnh: Du Lam)
Video đang HOT
CVE-2021-40444 là lỗ hổng cũ nằm trong thành phần MSHTML của trình duyệt Internet Explorer, được công bố tháng 9/2021. Theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), lỗ hổng có điểm CVSS là 8,8, tương đương mức cao. Kẻ tấn công có thể thực thi mã độc từ xa trên máy tính nạn nhân nếu khai thác thành công.
Trong quý II, vẫn có 5.000 người bị tấn công thông qua lỗ hổng này, cao gấp 8 lần quý I/2022, Kaspersky cho hay. Nạn nhân chủ yếu là các tổ chức R&D, năng lượng, công nghiệp, công nghệ tài chính – công nghệ y tế, viễn thông, công nghệ thông tin.
Kaspersky nhận định các phiên bản Microsoft Office cũ là “thư mời” hacker tấn công. Cụ thể, CVE-2018-0802 và CVE-2017-11882 dẫn đầu về số lượng nạn nhân trong cùng kỳ, gần 487.000. Chúng sẽ phát tán tài liệu nhiễm độc để làm ảnh hưởng đến bộ nhớ của Equation Editor và chạy mã độc trên máy tính nạn nhân.
Nạn nhân của lỗ hổng CVE-2017-0199 cũng tăng 59% lên hơn 60.000. Kẻ tấn công có thể kiểm soát máy tính, xem, chỉnh sửa hoặc xóa dữ liệu mà nạn nhân không hay biết.
Kaspersky dự đoán số lượng khai thác các lỗ hổng sẽ còn tăng lên. Tội phạm sẽ soạn các văn bản độc hại và lừa nạn nhân mở chúng thông qua kỹ thuật social engineering. Sau đó, ứng dụng Office sẽ tải về và thực thi tập lệnh độc hại. Do đó, để giữ an toàn, phải cài đặt bản vá của nhà sản xuất và sử dụng các giải pháp bảo mật để phát hiện nếu bị khai thác, đồng thời nâng cao nhận thức của nhân viên về các nguy cơ mạng mới.
Các lỗ hổng nói trên đều nằm trong danh sách cảnh báo của Cục An toàn thông tin. Chúng được các nhóm tấn công có chủ đích (APT) lợi dụng để khai thác. NCSC đưa ra các khuyến nghị nhằm bảo đảm an toàn thông tin cho các đơn vị, bao gồm kiểm tra, rà soát, xác minh hệ thống thông tin có khả năng bị ảnh hưởng. Các đơn vị cần tăng cường công cụ bảo vệ, công cụ giám sát, phần mềm phòng chống mã độc cho toàn bộ máy tính của người dùng như Microsoft Defender Antivirus và Microsoft Defender for Endpoint. Bên cạnh đó, duy trì việc giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng.
Microsoft vá hơn 100 lỗ hổng bảo mật trong tháng 4
Microsoft phải xử lý các lỗ hổng zero-day nghiêm trọng trong số hơn 100 lỗi được tìm thấy trên các phần mềm phổ biến như Windows, Office, Edge...
Trong bản cập nhật bảo mật Patch Tuesday tháng 4, Microsoft đã vá hơn 100 lỗ hổng, bao gồm nhiều lỗ hổng thực thi mã từ xa (RCE), vấn đề leo thang đặc quyền (EoP), từ chối dịch vụ, rò rỉ thông tin, lừa đảo bằng cách mạo danh (spoofing). Tổng cộng, 10 lỗ hổng được xếp loại nghiêm trọng.
Các sản phẩm được vá lỗi tháng này là hệ điều hành Windows, Microsoft Office, Dynamics, Edge, Hyper-V, File Server, Skype for Business, Windows SMB. Hai lỗ hổng zero-day trong danh sách là CVE-2022-26904, ảnh hưởng đến Windows User Profile Service và CVE-2022-24521, tìm thấy trong Windows Common Log File System Driver. Microsoft đã phát hiện lỗ hổng CVE-2022-24521 bị khai thác ngoài đời.
Hai lỗ hổng khác, CVE-2022-26809 và CVE-2022-24491 cũng đáng lưu ý. Chúng tác động đến Remote Procedure Call Runtime và Windows Network File, có thể bị triển khai thông qua RCE.
Tháng trước, trong Patch Tuesday tháng 3, Microsoft vá 71 lỗ hổng, trong đó có hai lỗi nghiêm trọng là CVE-2022-22006 và CVE-2022-24501. Vào tháng 2, số lỗ hổng được vá là 48, gồm một lỗ hổng zero-day.
Microsoft đang chuẩn bị một thay đổi có thể dẫn đến dấu chấm hết của Patch Tuesday. Mang tên Windows Autopatch, dịch vụ cập nhật phần mềm Windows và Office tự động sẽ được tung ra cho các khách hàng doanh nghiệp để đảm bảo họ tiếp cận các bản vá bảo mật nhanh hơn, thay vì chờ cập nhật hàng tháng, ngoại trừ các bản vá khẩn cấp. Windows Autopatch dự kiến ra mắt tháng 7/2022.
Những điều cần làm trước khi dùng máy tính Windows 10 mới Nếu mới mua máy tính Windows mới, bạn nên chú ý một số điều bên dưới trước khi bắt đầu sử dụng. Tâm lý của người mới mua một món đồ gì đó là muốn sử dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện một số thao tác trước khi dùng máy để tiết kiệm thời gian và công sức sau...