Nạn gian lận chứng chỉ để du học Mỹ ở Trung Quốc
Nhiều bằng chứng cho thấy quan chức giáo dục Trung Quốc lộ đề, giúp sinh viên đạt điểm cao trong kỳ thi lấy chứng chỉ đánh giá toàn cầu, nhằm dễ dàng nhập học vào các đại học Mỹ.
Chứng chỉ đánh giá toàn cầu (GAC) là chương trình dự bị đại học có giá trị hơn 10.000 USD/năm, giúp sinh viên nước ngoài ở các quốc gia không nói tiếng Anh có nền tảng kiến thức và kỹ năng cần thiết cho bậc đại học và đạt điểm tối đa trong kỳ thi chuẩn hóa đầu vào đại học ở Mỹ (ATC).
Trong cuộc trò chuyện của phóng viên Reuters với 7 sinh viên Trung Quốc, những người này cáo buộc nhiều quan chức giáo dục và giám thị biết nhưng vẫn cho phép hành vi gian lận diễn ra trong kỳ thi ACT tại 3 điểm thi của chương trình.
Nhiều cáo buộc cho rằng các kỳ thi chuẩn hóa đầu vào đại học Mỹ do Trung Quốc tổ chức xảy ra các hành vi gian lận. Ảnh: Getty.
“Một sinh viên đang du học tại Đại học California, Los Angeles, Mỹ, cho biết, quan chức giáo dục của GAC ở Trung Quốc đã giúp anh biết gần nửa số câu hỏi của đề ACT khoảng một tuần trước thi. Sinh viên khác, đang học đại học ở miền Trung Tây, tiết lộ trung tâm anh tham dự kỳ thi đã gửi cho sinh viên hai bài có trong đề trước khi kỳ thi diễn ra”, Reuters cho biết.
Ngoài ra, 8 giáo viên và những người quản lý ở 7 trung tâm khác cũng khẳng định các kỳ thi có sự gian lận và 2 trường hợp được hỗ trợ bởi quan chức ngành giáo dục.
Nhiều đại học ở Mỹ đã bắt đầu lưu ý và tỏ ra lo ngại về vấn đề này. “Những cáo buộc gian lận khiến chúng tôi rất lo lắng”, Timothy Tesar, Trợ lý Giám đốc Tuyển sinh quốc tế tại Đại học bang Iowa, nói. Ngôi trường này đã tiếp nhận 132 sinh viên từ chương trình GAC từ năm 2009.
Một phát ngôn viên của ACT thừa nhận các cáo buộc và cho biết có sự gian lận nghiêm trọng trong chương trình này.
“Kỳ thi ACT được bảo vệ an ninh nghiêm ngặt, diễn ra nghiêm túc và cam kết đảm bảo tính hợp lệ, công bằng về điểm số cho tất cả thí sinh. Tuy nhiên, sẽ luôn có những hành vi cố gắng gian lận và sự cố xảy ra. Ban tổ chức ACT cũng thiết lập những biện pháp và quy trình kiểm tra an ninh nhằm phát hiện và ngăn chặn sự gian lận từ trước, trong và sau kỳ thi. Chúng tôi sẽ tiếp tục nỗ lực và thường xuyên cải tiến các quy trình”, người phát ngôn của ACT nói.
Jason Thieman, một cựu giáo viên ở trung tâm GAC của Đại học Tập Mỹ, Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, tiết lộ hành vi gian lận xảy ra khá phổ biến.
“Nếu văn phòng tuyển sinh của các trường đại học nhận sinh viên từ chương trình GAC biết rõ những gì đang xảy ra, đặc biệt là trong kỳ thi ACT, tôi nghĩ họ sẽ không muốn nhận bất kỳ sinh viên nào nữa”, ông Thieman khẳng định.
Video đang HOT
Vấn nạn gian lận thi cử trong chương trình Chứng chỉ đánh giá toàn cầu (GCA) khiến nhiều trường đại học ở Mỹ lo lắng. Ảnh: Shutterstock
Theo Reuters, những cáo buộc trên càng trở nên phức tạp khi chương trình GAC thuộc quyền sở hữu và giám sát của ACT, Inc – công ty quản lý bài thi ACT. Đây cũng không phải lần đầu tiên xuất hiện những cáo buộc gian lận trong kỳ thi chuẩn hóa đầu vào đại học Mỹ ở các quốc gia châu Á.
Tháng 6 vừa qua, đợt thi ACT ở Hàn Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) buộc phải hủy vì những nghi ngờ gian lận, New York Times đưa tin. Trong khi đó, The Times cho biết thêm, vi phạm liên quan việc dữ liệu thi bị rò rỉ, ảnh hưởng 5.500 sinh viên tại 56 trung tâm. Kỳ thi bị hủy bỏ vài giờ trước khi diễn ra.
Mới đây, một cuộc thảo luận tổng thể về sự gian lận tại các trường đại học Mỹ đã được tiến hành. Phân tích của Wall Street Journal cho rằng, sinh viên nước ngoài gian lận nhiều hơn sinh viên Mỹ.
Trích dẫn số liệu từ 14 trường đại học công lập lớn, tờ báo này cho biết, cứ 100 sinh viên nước ngoài thì có khoảng 5 người gian lận. Trong khi đó, trường hợp này ở sinh viên Mỹ chỉ là 1/100 người.
Tại hầu hết trường đại học, những báo cáo về hành vi gian lận của du học sinh cao gấp hai lần, thậm chí có nơi gấp 8 lần, so với sinh viên Mỹ.
Biện minh cho vấn đề này, một số người cho rằng, sinh viên ngoại quốc không hiểu hoặc không chấp nhận được tiêu chuẩn về quy tắc đạo đức trong giáo dục của Mỹ.
Theo Zing
Học bổng không phải để xin
Tâm lý xin - cho khi nộp hồ sơ xét tuyển học bổng khiến ứng viên thiếu tự tin, tự đánh trượt mình từ những vòng đầu, vì không gây được ấn tượng với giám khảo.
Chỉ cần lướt qua một số trang web hướng dẫn làm hồ sơ du học, hay tìm kiếm trên Google, bạn sẽ thấy hàng loạt kết quả như "Kinh nghiệm xin học bổng", "5 bước xin học bổng", "Quy trình xin học bổng"...
Tuy nhiên, Nguyễn Quỳnh Thư - người giành học bổng toàn phần của chính phủ Hungary năm 2015, sinh viên Đại học Debrecen - lại có cái nhìn khác: Đừng để tư duy "xin - cho" ảnh hưởng quá trình đăng ký học bổng.
Châu Thanh Vũ, nghiên cứu sinh tiến sĩ kinh tế, Đại học Harvard, người nhận nhiều học bổng du học Mỹ cho rằng: Săn học bổng tiến sĩ ở Mỹ giống thi The Voice . Ảnh: NVCC.
Cuộc chơi công bằng
"Với mình, nộp hồ sơ học bổng là việc giới thiệu thông tin của bản thân với một đơn vị, tổ chức hoặc trường. Nếu các thông tin như bảng điểm, năng lực, lý lịch phù hợp yêu cầu, mình sẽ được trao hỗ trợ tài chính trong thời gian học. Mình cũng phải cố gắng hoàn thành tốt việc học, và đạt được yêu cầu của học bổng đưa ra, chứ không xin cái gì, và không ai cho mình cái gì", Quỳnh Thư nêu quan điểm.
Cũng theo nữ sinh này, nếu tư duy kiểu "đi xin", ứng viên tự đặt mình xuống "cửa dưới" của cuộc cạnh tranh gay gắt. Họ không thể tự tin làm nổi bật bản thân bằng chính thành tích học tập, thực lực của mình, từ đó khó thuyết phục giám khảo.
Chính tâm lý thoải mái, tự tin nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng, các sinh viên sẽ xác định được vị trí của mình, để khi có được học bổng đó, các bạn chủ động lựa chọn cách học và làm việc phù hợp, xứng đáng với số tiền nhận được.
Theo những "cao thủ" săn học bổng, các trường có nhiều cách hỗ trợ sinh viên, như miễn phí tiền học, hỗ trợ nhà ở, cung cấp sinh hoạt phí... Sinh viên được cấp học bổng không chỉ gói gọn ở người có thành tích học tập tốt, mà cả những ứng viên có hoạt động cộng đồng đa dạng, giỏi thể thao, hoặc có kỹ năng xã hội nổi bật. Chính vì vậy, nộp hồ sơ ứng tuyển học bổng là cuộc đua công bằng, gay gắt, xét trên nhiều yếu tố.
"Việc tìm kiếm học bổng khi muốn du học là hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng nhiều bạn suy nghĩ người Việt kém các bạn ở nước khác, áp dụng tâm lý xin - cho vào việc 'săn' học bổng, dẫn tới tự hạ thấp giá trị của chính mình trước ứng viên khác", Nguyễn Duy Anh, người thắng học bổng thạc sĩ toàn phần của Học viện Âm nhạc Southern Maine, Mỹ, cho biết.
Duy Anh cho rằng, trong ngành học của mình, mỗi kỳ học, 5 sinh viên điểm cao nhất sẽ được trao học bổng. Vì vậy, mình luôn phải cố gắng hết sức trở thành người giỏi nhất, để khi nhận được số tiền học bổng, mình cũng tự tin vì xứng đáng chứ không phải do xin ai cả.
Trao học bổng cho sinh viên, trường cũng lợi
Việc hỗ trợ tài chính cho sinh viên cũng mang lại cho trường đại học nhiều lợi ích. Như trường hợp của kiện tướng cờ vua Lê Quang Liêm, anh nhận học bổng toàn phần từ Đại học Webster (Mỹ). Lê Quang Liêm đã tham gia câu lạc bộ cờ vua, mang về giải vô địch SPICE Cup 2015 cho trường.
Nguyễn Hoàng Bách, sinh viên năm hai Đại học Công nghệ Virginia, Boston, Mỹ, cho biết: "Mình nhận được học bổng du học toàn phần nhờ giải nhì cấp thành phố môn Vật Lý khi còn ở Việt Nam. Thời gian học tại Mỹ, mình liên tục nhận được hỗ trợ tài chính vì tham gia các hội thảo và từng có bài báo đăng trên tạp chí Science".
Theo nam sinh này, trường đại học Mỹ luôn có khoản ngân sách nhất định trao cho sinh viên xuất sắc. Những bạn trẻ học tập tốt, tham dự những cuộc thi, ngoài giải thưởng cho riêng bản thân, còn mang về vinh quang cho trường. Trường đại học lấy những giải thưởng đó để quảng cáo, nâng mức đánh giá của mình trên bản đồ giáo dục trong nước và quốc tế.
Càng nhiều sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, số phần trăm người học tìm được công việc như ý, có thu nhập tốt, hoặc được đánh giá là điểm đến của nhiều sinh viên nước ngoài..., xếp hạng của trường càng cao. Khi đó, trường sẽ trở thành điểm thu hút đầu tư, tài trợ của cá nhân hay tập đoàn, thu hút nhiều sinh viên hơn nữa.
Đối với nghiên cứu sinh Việt Nam tại Nga, các khoản học bổng của chính phủ, trường đại học, thành phố thường trao cho những bạn có giải Olympic, bằng sáng chế, hoặc đoạt giải thưởng trong các kỳ thi.
Đình Gia (sinh viên năm thứ tư khoa Dầu khí, Đại học Quốc gia Tambov, Nga) nói: "Từ năm hai đại học, ngoài học bổng toàn phần của chính phủ Nga, mình còn được ngành Năng lượng trao học bổng 200 USD mỗi kỳ học, nhờ đoạt giải trong các cuộc thi Olympic cấp bang và cấp toàn nước Nga".
Nói vậy để thấy, khi trao học bổng cho sinh viên, các trường đại học cũng mang về những lợi ích nhất định. Khi một sinh viên chứng tỏ được bản thân phù hợp yêu cầu, mục đích của trường, tổ chức, hay chính phủ, thể hiện được giá trị của mình cho xã hội, thì học bổng đã được trao hoàn toàn công bằng, chứ không phải sự từ thiện một phía, không phải hành động xin - cho như cách một số người vẫn dùng từ này khi đăng ký học bổng.
Hồ sơ đăng ký phải ấn tượng, nêu bật ưu thế
Theo Nguyễn Quỳnh Thư, hồ sơ học bổng chính là "hình ảnh" bạn tạo ra để tương tác với hội đồng tuyển sinh. Nó cũng giống như vẻ bề ngoài của bạn chỉn chu sẽ gây cảm tình cho người giao tiếp. Bộ hồ sơ giúp các tổ chức cấp học bổng xác định được năng lực, điểm mạnh, cá tính của ứng viên. Nó phải nhấn mạnh "tôi là người xứng đáng được nhận học bổng này vì tôi phù hợp".
Ngoài những giấy tờ cần thiết như bảng điểm, bằng, chứng chỉ ngoại ngữ, các chứng chỉ yêu cầu khác như GRE, GMAT, thư giới thiệu (LOR..., bạn hãy chuẩn bị thêm những giấy khen hoặc giấy chứng nhận hoạt động xã hội mình có.
Ví dụ, mới chỉ học hết THPT, bạn có thể gửi kèm giấy chứng chỉ học nghề, giấy chứng nhận hiến máu, hoạt động tình nguyện, giải thể thao... Điều đó cũng sẽ giúp các nhà tuyển sinh mở rộng cơ hội cho bạn.
Xác định loại học bổng muốn có
Nguyễn Thu Giang, người giành học bổng toàn phần Đại học UWA, Australia, cho rằng: Chúng ta phải luôn chuẩn bị những phương án thứ hai, thứ ba khi đăng ký học bổng. Nhưng điều đó không có nghĩa "đứng núi này trông núi nọ". Bạn hãy xác định rõ mục tiêu của bản thân, để chuẩn bị làm tốt những bước nộp hồ sơ, phỏng vấn, thi ứng tuyển...
Nếu xác định đi học bằng học bổng chính phủ, bạn phải có bảng điểm đẹp, chứng chỉ ngoại ngữ với điểm số cao..., vì đây thường là những học bổng danh giá, có tính cạnh tranh cao.
Nếu muốn trúng tuyển học bổng của các tổ chức, công ty, hãy tìm học bổng theo chuyên ngành hoặc các tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Với học bổng của các trường đại học, bạn hãy thể hiện mình mang lại lợi ích gì cho trường. Còn để sở hữu học bổng dưới dạng nghiên cứu, trợ giảng, hãy liên hệ với các giáo sư của trường để gây dựng mối quan hệ, xác định rõ ràng hướng nghiên cứu và đề tài nghiên cứu.
Luôn có kế hoạch và các bước rõ ràng khi tìm học bổng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, cũng như đạt hiệu quả tốt.
Theo Zing
Huyền Chip: 'Vụ ồn ào khi viết sách khiến tôi vào Stanford' Huyền Chip chia sẻ, ở Đại học Stanford, cô không lo lắng trước câu hỏi "Học có gì thú vị?" mà quan trọng, có thời gian để học hay không? Huyền Chip (Nguyễn Thị Khánh Huyền) - cô gái thuộc thế hệ 9X đời đầu đang trên một hành trình mới. Không Xách ba lô lên và đi theo cách liều "không còn...