Nan giải bài toán thiếu giáo viên ở Nghệ An
Vấn đề thiếu giáo viên trên địa bàn Nghệ An không chỉ diễn ra trong năm học này mà đã xảy ra nhiều năm nay khiến cho việc tổ chức dạy và học gặp nhiều khó khăn.
Nghệ An còn thiếu hơn 7.000 giáo viên ở các bậc học
Đại diện Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An cho biết trước tình trạng thiếu giáo viên, Sở đã tham mưu bổ sung chỉ tiêu biên chế, tiến hành tuyển dụng mới giáo viên theo hướng ưu tiên cho các giáo viên đang dạy hợp đồng, sáp nhập trường, sáp nhập các điểm trường lẻ, đẩy mạnh tự chủ và xã hội hóa giáo dục để giảm áp lực biên chế cho ngành giáo dục.
“Tình trạng thiếu giáo viên diễn ra do nhiều nguyên nhân, tỉnh đang tập trung giải quyết, cố gắng để ngành giáo dục đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên cũng không thể giải quyết, đáp ứng ngay 100% được, mà phải xử lý có lộ trình”, đại diện Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An nói.
Theo báo Nghệ An sáng 11/10, đoàn giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh về việc thực hiện quản lý Nhà nước về công tác tổ chức bộ máy và biên chế, hợp đồng lao động tại các cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có cuộc làm việc tại Sở Giáo dục và Đào tạo.
Phát biểu tại cuộc làm việc, đồng chí Nguyễn Nam Đình – Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chia sẻ khó khăn của ngành Giáo dục tỉnh nhà. Đồng chí đề nghị để giảm tải áp lực khó khăn, thời gian tới, ngành cần tham mưu cho tỉnh và các địa phương kêu gọi hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư phát triển hệ thống trường công lập để giảm tải cho ngân sách Nhà nước. Đi cùng với đó là làm tốt công tác tuyên truyền để phụ huynh không có sự phân biệt giữa học trường công lập và tư thục.
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị việc sắp xếp tổ chức, bộ máy: Thực hiện sắp xếp, tinh gọn, nhưng phải phù hợp với đặc thù chuyên môn ngành học, cấp học, đáp ứng nhu cầu người học. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định khung về số tổ bộ môn, số tổ phó tại các trường mầm non và phổ thông.
Sở cũng đề xuất bố trí đủ số người làm việc (biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách Nhà nước) cho ngành Giáo dục Nghệ An để thực hiện nhiệm vụ là 7.000 người (mầm non là 3.172; tiểu học là 2.667; trung học cơ sở là 1.012; trung học phổ thông là 149).
Đề nghị sớm ban hành chính sách hỗ trợ học phí đối với học sinh và chính sách hỗ trợ đối với nhà giáo, người lao động các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Bên cạnh đó, Sở cần tiếp tục thực hiện tinh giản đầu mối và giảm khâu trung gian, giảm các tổ chức bên trong. “Việc thực hiện tinh giản biên chế để giảm đầu mối, nhưng phải đảm bảo được mục tiêu cao nhất là duy trì đảm bảo việc dạy và học. Do đó, ngành cần hết sức linh hoạt trong việc sáp nhập các trường học” đồng chí Nguyễn Nam Đình nhấn mạnh.
Theo đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, chỉ tiêu số người làm việc giáo viên ở tất cả các bậc học (nhất là mầm non và tiểu học) đều thấp hơn so với quy định. Ảnh: Báo Nghệ An.
Video đang HOT
Cần linh hoạt bố trí giáo viên đứng lớp nhằm đảm bảo chất lượng cho học sinh
Thông tin trên TTXVN, năm học này Trường Tiểu học Đội Cung, Thành phố Vinh thiếu 6 giáo viên văn hóa, buộc phải tuyển dụng thêm giáo viên hợp đồng ngoài biên chế. Cô giáo Lại Thị Thái Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đội Cung cho biết: Nhà trường phải hợp đồng với các giáo viên ngoài để đảm bảo kế hoạch dạy học trong năm học mới. Bên cạnh đó, tăng cường giáo viên văn hóa cho các môn năng khiếu đặc thù, dù điều này khó đạt được chất lượng theo yêu cầu. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời và mong muốn của nhà trường là có thêm biên chế để các giáo viên yên tâm công tác, gắn bó lâu dài.
Theo thống kê, toàn huyện Nghi Lộc đang thiếu hơn 200 giáo viên ở cả ba cấp học, đặc biệt là ở bậc Tiểu học. Thậm chí số giáo viên Tiểu học hiện có chưa đủ để bố trí chủ nhiệm lớp vì toàn huyện có 625 lớp, nhưng chỉ có 619 giáo viên. Việc tuyển dụng giáo viên hợp đồng gặp rất nhiều khó khăn vì “cầu” vượt “cung”.
Chia sẻ xoay quanh vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thông, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nghi Lộc cho biết: Việc thiếu giáo viên quá nhiều khiến các trường gặp nhiều khó khăn trong việc bố trí giáo viên đứng lớp. Trước mắt, huyện ưu tiên bố trí đủ giáo viên cho các khối 1,2,3 để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Hai khối còn lại là khối 4 và 5 nếu không có đủ giáo viên, huyện đang tính tới giải pháp luân phiên “một giáo viên chủ nhiệm hai khối (chia lớp theo buổi sáng và buổi chiều) và các em chỉ học 1 buổi/ngày thay vì học 2 buổi/ngày.
Vấn đề thiếu giáo viên trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhiều năm nay khiến cho việc tổ chức dạy và học ở các nhà trường gặp nhiều khó khăn. Trong tình huống đó, nhiều địa phương buộc phải thuyên chuyển giáo viên từ bậc Trung học Cơ sở xuống dạy Tiểu học theo hình thức biệt phái, như huyện Nghi Lộc biệt phái hơn 20 giáo viên Trung học Cơ sở các môn Toán, Tiếng Việt xuống để hỗ trợ các trường Tiểu học; huyện Yên Thành cũng biệt phái trên 60 giáo viên.
Bên cạnh đó ông Trần Xuân Tĩnh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Thành nói thêm: Trong bối cảnh hiện nay, Phòng đã tham mưu cho huyện để hỗ trợ các nhà trường hợp đồng thêm giáo viên thỉnh giảng và kinh phí do huyện chi trả, dự khoảng 5 tỷ đồng/năm học.
Cũng chung “bài toán thiếu giáo viên chưa có lời giải” ở toàn tỉnh, huyện Diễn Châu cũng thiếu trầm trọng giáo viên Tiểu học và phải cần 300 giáo viên nữa mới đảm bảo tỷ lệ 1,3 giáo viên/lớp. Hiện nay, huyện phải mở rộng phạm vi tuyển dụng giáo viên cả nước chứ không giới hạn trong huyện hay trong tỉnh, miễn là đảm bảo điều kiện về bằng cấp, chuyên môn đào tạo theo quy định. Số thiếu còn lại, huyện cũng đã trích ngân sách để hỗ trợ các nhà trường chi trả thêm cho giáo viên thỉnh giảng.
Bổ sung nhưng vẫn chưa đủ
Trong nhiều năm qua để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Nghệ An đã phải tăng sĩ số học sinh/lớp, tối đa theo các quy định, thậm chí ở vùng đồng bằng, thành phố vượt trần tối đa theo quy định.
Bên cạnh đó, ngành Giáo dục tích cực rà soát, sắp xếp trường lớp, dồn dịch các điểm trường để “tiết kiệm” giáo viên. Với phương châm “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp”, ngành cũng đã thực hiện ký hợp đồng giáo viên theo Nghị quyết 102/NQ-CP của Chính phủ. Theo đó, các đơn vị sự nghiệp giáo dục tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được ký hợp đồng lao động đối với các vị trí việc làm là giáo viên và viên chức y tế trong tổng số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp được cơ quan có thẩm quyền giao.
Mới đây, theo Quyết định số 72-QD/TW, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Theo phân bổ, Nghệ An được giao 2820 biên chế sự nghiệp giáo dục cho năm học tới. Trong đó, nhiều nhất là mầm non với 2.164 biên chế, tiểu học là 498 biên chế, THCS 142 biên chế và THPT là 16 biên chế. Ngoài ra còn thiếu nhân viên trong các trường học. Việc được bổ sung biên chế là tin mừng với ngành giáo dục Nghệ An khi địa phương này đang thiếu trầm trọng giáo viên, đặc biệt là để đảm bảo triển khai chương trình GDPT 2018.
Số liệu đăng tải trên Giáo dục và Thời đại, Nghệ An là một trong những tỉnh có thiếu giáo viên nhiều nhất cả nước. Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo, tỉnh này đang thiếu trên 7.800 giáo viên, trong đó thiếu nhiều nhất là bậc mầm non với hơn 6000 người và tiếp đó là tiểu học, THCS và THPT.
Để giải quyết tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ, Nghệ An đã triển khai một số giải pháp mang tính trước mắt như: Chuyển giáo viên hợp đồng đang dạy học tại THCS hoặc Tiểu học xuống Mầm non hợp đồng theo Nghị định 06 và Thông tư 09 (hưởng chế độ tương đương viên chức); hợp đồng giáo viên thỉnh giảng (trong tổng chỉ tiêu biên chế); tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng theo công văn 5378 của Bộ Nội vụ…
Đặc biệt đối với các huyện miền núi cao, tỉnh ưu tiên giao đủ giáo viên/lớp để đảm bảo hiệu quả, chất lượng dạy học vùng khó khăn. Tuy nhiên, các địa phương này vẫn thiếu giáo viên do địa bàn rộng, trường có nhiều điểm lẻ. Bên cạnh đó, giáo viên Tin học, Ngoại ngữ thiếu trầm trọng vì không có nguồn tuyển dù có chỉ tiêu.
'Làm giám đốc Sở GD-ĐT 3 năm, chưa bổ sung được biên chế nào'
Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An nói trong 3 năm qua, ông chưa bổ sung được biên chế nào dù ngành giáo dục tỉnh này thiếu hơn 7.800 giáo viên.
Vì vậy, quyết định giao bổ sung biên chế giáo viên về địa phương là tin vui...
Ngày 18/7, Bộ Chính trị đã ban hành Quyết định số 72-QĐ/TW về biên chế các cơ quan Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị ở Trung ương, các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy khối trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2026.
Theo đó, Bộ Chính trị đã giao bổ sung 65.980 biên chế giáo viên trong giai đoạn từ 2022 đến năm 2026, riêng năm học 2022-2023 giao bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập.
Để triển khai thực hiện tuyển dụng biên chế giáo viên mầm non, phổ thông theo Quyết định số 72-QĐ/TW, Bộ GD-ĐT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo khẩn trương triển khai tổ chức tuyển dụng 27.850 biên chế giáo viên cấp mầm non và phổ thông bổ sung cho các tỉnh, thành phố năm học 2022-2023.
Trao đổi với VietNamNet, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho hay, việc Bộ GD-ĐT có công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố nhằm mục đích các địa phương chú ý, giúp ngành giáo dục triển khai tuyển dụng để đáp ứng yêu cầu.
"Chúng tôi rất vui, phấn khởi bởi việc này thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ GD-ĐT đến việc tuyển dụng đủ giáo viên, với sự nghiệp giáo dục, đúng với tinh thần xác định đội ngũ giáo viên quyết định chất lượng giáo dục".
Theo ông Thành, hiện, tỉnh Nghệ An thiếu 7.843 giáo viên và cũng từng đề xuất bổ sung từ năm 2020. Tuy nhiên, không hề được bổ sung một suất biên chế.
"Những người tuyển mới chỉ là tuyển bù vào vị trí của các giáo viên nghỉ hưu. Đây chỉ là việc nội bộ của ngành, mà không bổ sung thì lấy đâu ra người dạy. Còn bổ sung mới để bù vào số thiếu hoặc để dạy các môn học mới là chưa hề có. Từ khi tôi đảm nhiệm Giám đốc Sở GD-ĐT đến nay đã 3 năm nay, nhưng chưa được bổ sung thêm một chỉ tiêu biên chế giáo viên nào", ông Thành chia sẻ.
Kể cả khi có chỉ tiêu, việc khẩn trương tuyển 27.850 giáo viên cho năm học mới 2022 - 2023 không hề đơn giản.
Theo ông Thành, việc tuyển giáo viên "khó nhanh" bởi quy trình phải qua nhiều khâu, gồm giao chỉ tiêu biên chế về cho các huyện, thị từ Sở Nội vụ, sau đó phải tổ chức hướng dẫn thi tuyển. Trước khi thi tuyển cũng phải công bố thông tin công khai trong một khoảng thời gian để ứng viên được biết, nộp hồ sơ,... Sau đó mới đến thi tuyển, tiếp đó là trình cấp trên phê duyệt kết quả rồi mới ký hợp đồng vào làm việc.
"Hiện, Nghệ An đang thiếu nhiều giáo viên nhưng để phân bổ xong thì chưa biết đến lúc nào, chứ không phải ngày một ngày hai là có. Từ giờ đến cuối năm 2022, chưa chắc ngành nội vụ đã phân bổ xong biên chế ngành giáo dục", ông Thành nói.
Do đó, ông Thành nhận định, mục tiêu bổ sung 27.850 biên chế giáo viên mầm non, phổ thông công lập ngay trước thềm năm học mới là điều không thể.
"Tuy nhiên, dù nhanh hay chậm thì với chỉ đạo này, trong tương lai, ngành giáo dục cũng sẽ có đủ số giáo viên để có thể thực hiện được chương trình giáo dục phổ thông mới. Đây cũng là điều phấn khởi", ông Thành nói.
"Chịu trách nhiệm nhưng không được giao quyền tuyển dụng"
Báo cáo Phân tích ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 do Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam công bố cho rằng, quy trình quản lý nhân lực phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý trong ngành giáo dục.
Cụ thể, quy trình quản lý nguồn nhân lực phức tạp do phải tuân thủ nhiều Luật (như Luật Cán bộ, Công chức, Luật Viên chức và Luật Giáo dục) và với nhiều cơ quan chủ quản khác nhau. Các quyết định quản lý hành chính liên quan đến việc tuyển dụng và phân bổ giáo viên có sự tham gia của ngành GD-ĐT, ngành Nội vụ, UBND các cấp và nhà trường. Sự phức tạp này có xu hướng làm hạn chế hiệu quả và hiệu lực quản lý.
Cùng đó, vai trò của ngành giáo dục trong việc tuyển dụng đội ngũ cũng bị hạn chế. Cụ thể, cán bộ quản lý giáo dục địa phương là giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng, phó trưởng phòng chuyên môn và chuyên viên của Sở GD-ĐT, trưởng phòng, phó trưởng phòng và chuyên viên của phòng GD-ĐT.
Song, thẩm quyền giao biên chế, tuyển dụng và quản lý đội ngũ này lại thuộc UBND tỉnh và ngành Nội vụ. Ngành Giáo dục không được giao nhiệm vụ chủ trì, đầu mối tham mưu về công tác tuyển dụng dẫn đến tình trạng thiếu cán bộ quản lý cấp phòng, sở; đồng thời thừa - thiếu giáo viên và mất cân đối cơ cấu giáo viên ở nhiều địa phương và cơ sở giáo dục.
Theo báo cáo, do thực hiện chính sách giảm biên chế, hầu hết các sở/phòng GD-ĐT đều thiếu cán bộ chỉ đạo và chuyên viên điều hành hoạt động chuyên môn. Mỗi Phòng GD-ĐT thường có 1, 2 phó trưởng phòng (quy định tối đa là 3 người); mỗi sở/phòng GD-ĐT thường có 8-10 chuyên viên (trong khi nhu cầu mỗi Phòng GD-ĐT cần 16-20, mỗi Sở GD-ĐT cần 65-70 chuyên viên). Vì thiếu chuyên viên nên nhiều lãnh đạo phải đảm đương công việc của chuyên viên hoặc điều động giáo viên "biệt phái" từ các trường lên.
Một vấn đề bất hợp lý là Sở GD-ĐT và Phòng GD-ĐT chịu trách nhiệm trước HĐND, UBND về chất lượng giáo dục nhưng không được giao quyền tự chủ về quản lý nhân lực (bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển cán bộ, giáo viên cấp dưới) và tài chính (phân bổ, thu/chi ngân sách nhà nước) trong phạm vị quản lý của mình. Điều này làm giảm chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục.
Nghệ An sẽ tuyển dụng hết giáo viên mầm non hợp đồng 06, 09 vào biên chế Nội dung này được đồng chí Nguyễn Viết Hưng - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ khẳng định tại cuộc họp thẩm tra dự thảo nghị quyết bổ sung biên chế giáo viên mầm non vào tổng biên chế toàn tỉnh năm 2023. Quang cảnh cuộc họp thẩm tra. Ảnh: Mai Hoa Chiều 7/10, Ban Pháp...