Năm trước còn lỗ vài trăm tỷ đồng, nhiều doanh nghiệp bất ngờ báo lãi cuối năm 2018
Nhiều doanh nghiệp năm 2017 báo lỗ tới vài trăm tỷ đồng, năm 2018 đã ghi nhận kết quả kinh doanh chuyển biến tích cực.
Bức tranh tài chính của những doanh nghiệp niêm yết đã lộ diện sau mùa công bố báo cáo tài chính cuối niên độ. Trong đó, nhiều doanh nghiệp bất ngờ báo lãi sau khi rơi vào lỗ nặng trong năm trước đó.
Hoạt động sơ chế cá tra của công nhân HVG. (Ảnh: HVG)
Công ty cổ phần Hùng Vương (mã chứng khoán HVG) là một trong những doanh nghiệp báo lỗ đầu tiên và gây nhiều chú ý cho giới đầu tư khi công bố khoản lỗ 705 tỷ đồng trong năm tài chính 2017. Tuy nhiên, với việc mạnh tay tái cơ cấu trong 2018, HVG đã ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực khi lãi ròng 16,2 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ lãi sau thuế 1,5 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 713 tỷ đồng.
Tương tự HVG, Công ty cổ phần Bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (Ninh Vân Bay, mã chứng khoán NVT) đã cắt lỗ thành công khi báo lãi ròng 2018 đạt gần 27,7 tỷ đồng. Năm 2017, NVT lỗ 455,9 tỷ đồng. Riêng công ty mẹ lãi gần 2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 479,4 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ninh Vân Bay cho biết 2018, việc tái cấu trúc tài chính thông qua việc chuyển nhượng vốn góp tại công ty con, công ty liên kết bị thua lỗ đã hoàn tất, doanh nghiệp không còn các chi phí lãi vay khiến lợi nhuận tăng trưởng mạnh.
Với lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 24,2 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư nhà Đất Việt (mã chứng khoán PVL) đã cải thiện tình trạng thua lỗ của mình. Theo giải trình của PVL, nguyên nhân dẫn đến chênh lệch lợi nhuận cùng kỳ là do trong 2018, công ty bán cổ phần Công ty PVL Sài Gòn thu được lãi khoảng 12 tỷ đồng và hoàn nhập trích dự phòng đầu tư tài chính khoảng 20 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, PVL thắng kiện vụ Hưng Thịnh Phát (bị xử thua trong 2017) nên đã hạch toán giảm khoản chi phí phải trả HTP khoảng 15 tỷ đồng. Thêm nữa, công ty hạch toán lỗ các căn hộ đã được bàn giao của hai dự án Linh Tây và Quận 2 khoảng 7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lỗ khoảng 120 tỷ đồng.
Trong những doanh nghiệp chuyển lỗ năm 2017 sang lãi năm 2018 còn có sự góp mặt của Công ty cổ phần Quốc tế Hoàng Gia (mã RIC), Công ty cổ phần Nhựa Rạng Đông (mã RDP), Công ty cổ phần Xây dựng công nghiệp và dân dụng Dầu khí (mã PXI)…
Tuy nhiên, trên sàn chứng khoán, cổ phiếu của những doanh nghiệp này khá ảm đạm, giao dịch thường dưới mệnh giá, thậm chí nhiều mã rơi vào tình trạng bị kiểm soát như PXI, PVL…
HOÀNG HƯNG
Theo VTC.VN
Sau một thời gian dài "ở ẩn", đại gia Lê Văn Vọng bất ngờ trở lại với dự án nghìn tỷ tại Hòa Bình
Đây là lần đầu tiên sau nhiều tháng "thoái lui" khỏi nhiều doanh nghiệp có thương hiệu "Lã Vọng", doanh nhân Lê Văn Vọng đã đánh dấu sự trở lại với thị trường bất động sản thông qua một doanh nghiệp do ông làm Tổng Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật.
Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình cho biết, Liên danh Công ty CP Tập đoàn đầu tư tài chính Việt Nam (VFI Group) - Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới là nhà đầu tư duy nhất trúng sơ tuyển tại Dự án Khu đô thị mới Trung Minh A, xã Trung Minh, TP. Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, theo thông tin từ Báo Đấu Thầu (Cơ quan của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư).
Đây là dự án đầu tư có sử dụng đất với tổng vốn đầu tư dự kiến là 1.126 tỷ đồng, Nhà nước không tham gia góp vốn đầu tư. Do có 1 nhà đầu tư trúng sơ tuyển nên sẽ thực hiện chỉ định thầu nhà đầu tư thực hiện dự án này. Tuy nhiên, để được lựa chọn chính thức là nhà đầu tư thực hiện Dự án, Liên danh VFI Group -Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới phải làm hồ sơ đề xuất, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của hồ sơ yêu cầu thực hiện Dự án.
Được biết, mục tiêu của Dự án là xây dựng khu đô thị hiện đại, đồng bộ về hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm: san nền; hệ thống giao thông; hệ thống cấp điện; hệ thống cấp nước; hệ thống thoát nước nhằm đáp ứng một phần nhu cầu phát triển nhà ở của Thành phố cũng như tỉnh Hòa Bình, góp phần vào quá trình phát triển đô thị cho TP. Hòa Bình nói riêng và của tỉnh Hòa Bình nói chung, tăng khả năng hấp dẫn trong môi trường đầu tư và tạo nguồn thu cho ngân sách các cấp.
Vị trí xã Trung Minh (viền đỏ), nơi sẽ thực hiện dự án Khu đô thị mới Trung Minh A.
Theo tìm hiểu, trong Liên danh Công ty CP Tập đoàn đầu tư tài chính Việt Nam (VFI Group) - Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới thì Công ty CP Thương mại Ngôi Nhà Mới là doanh nghiệp có liên quan mật thiết với Tập đoàn Lã Vọng khi ông Lê Văn Vọng từng làm Chủ tịch Hội đồng quản trị và nắm giữ tới 99,87% vốn điều lệ trước khi thoái toàn bộ vốn tại đây vào ngày 5/3/2018.
Còn VFI Group là một cái tên còn khá mới mẻ trên thị trường bất động sản. VFI Group được thành lập ngày 22/3/2018 với vốn điều lệ là 500 tỷ đồng. Ban đầu, Công ty có địa chỉ tại số 3, ngách 25/3 đường Ngọc Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Đến ngày 20/4, Công ty chuyển trụ sở về địa chỉ sàn 5B, tầng 5, tòa nhà 25T2, Khu đô thị Đông Nam đường Trần Duy Hưng. Được biết, đây cũng là địa chỉ của Công ty CP Lã Vọng Group (Tập đoàn Lã Vọng).
Cổ đông sáng lập của VFI Group gồm 3 thể nhân, trong đó ông Lê Văn Vọng nắm giữ gần như tuyệt đối quyền sở hữu công ty này với 99,99% cổ phần. Với các mối liên hệ như trên, có thể cho rằng VFI Group là "cuộc chơi mới" của vị doanh nhân Lê Văn Vọng trong lĩnh vực bất động sản
Một chi tiết đáng chú ý khác, bên cạnh dự án "Khu đô thị mới Trung Minh A", Sở Xây dựng tỉnh Hòa Bình cũng có thông báo mời dự tuyển, với hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế đối với dự án "Khu đô thị mới Trung Minh B". Thời điểm mở sơ tuyển sẽ bắt đầu từ lúc 9h ngày 3/12/2018. Đây là dự án có nhiều nét tương đồng với dự án "A" nhưng có diện tích nhỏ hơn, chỉ khoảng 58,87 ha và có tổng chi phí thực hiện dự án là 775 tỷ đồng.
Lan Nhi (Tổng hợp)
Theo InfoNet
An Dương Thảo Điền: Sẽ chuyển nhượng một phần vốn góp tại Cơ khí Ngân Hàng Thuyết minh báo cáo tài chính cho biết, HAR đã đầu tư 71,8 tỷ đồng để sở hữu 51% vốn điều lệ của Cơ khí Ngân hàng. Cơ khí Ngân hàng đang sở hữu lô đất rộng hơn 2.000m2 tại Phạm Văn Hai, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Giá cổ phiếu HAR có chuỗi ngày giảm điểm và đi ngang kể...