Nam thanh niên nhảy cầu Bãi Cháy tự tử chưa rõ nguyên nhân
Ngày 11/4, người dân TP Hạ Long ( Quảng Ninh) đã chứng kiến 1 nam thanh niên nhảy cầu Bãi Cháy tự tử.
Theo thông tin từ người dân, vào khoảng 16h, 1 nam thanh niên khi đang di chuyển trên cầu Bãi Cháy đã bất ngờ dừng lại rồi đột ngột trèo lên thành cầu nhảy xuống vịnh Cửa Lục. Sự việc xảy ra quá nhanh khiến những người đi đường gần đó không kịp phản ứng, ngăn cản.
Nhận được thông báo, lực lượng chức năng đã lập tức tổ chức công tác tìm kiếm, cứu nạn và tìm thấy thi thể nạn nhân ngay sau đó.
Thi thể nạn nhân được tìm thấy ngay sau đó.
Danh tính nam thanh niên được xác định là N.V.T. (35 tuổi, trú tại phường Giếng Đáy, TP Hạ Long).
Đây không phải là lần đầu tiên cầu Bãi Cháy chứng kiến cảnh người dân nhảy cầu tự tử. Trong những năm qua, đã có rất nhiều trường hợp chọn cây cầu làm nơi kết thúc cuộc đời.
Hiện nguyên nhân vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Tự tử và những dấu hiệu cảnh báo
Cần phải tăng cường chính sách và nguồn lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần, nhất là ở cơ sở.
Trong văn phòng trị liệu của mình, tôi được tiếp đón Minh Hoà (tên nhân vật đã thay đổi), một người phụ nữ chừng 40 tuổi, làm nghề kinh doanh quán cafe, có chồng làm công chức nhà nước và hai con trai, 14 và 9 tuổi. Hoà và gia đình sống tại một quận ven của TP.HCM.
Hoà đến gặp nhà tâm lý với các khó khăn về cảm xúc gần đây khó kiểm soát, nhất là sự buồn chán, tự ti, mất năng lượng, giảm các hứng thú, rối loạn giấc ngủ và có ý nghĩ tự tử. Thực sự Hoà đã mua thuốc ngủ về sử dụng với ý định tự tử nhưng chợt nghĩ đến trách nhiệm với các con nên gọi người nhà đưa đi cấp cứu. Các triệu chứng Hoà mô tả được tôi nhận định ban đầu là rối loạn trầm cảm, đây là một tình trạng rối loạn cảm xúc thường gặp trong cộng đồng.
Qua chia sẻ, Hoà cho rằng các triệu chứng của mình xuất hiện khoảng 3 tháng trở lại đây, nhất là sau khi Hoà thất bại trong kinh doanh, mối quan hệ giữa chồng và Hoà trở nên căng thẳng vì Hoà nghi ngờ chồng có người phụ nữ khác ở ngoài. Những khủng hoảng tuổi trung niên vì cảm thấy không có giá trị, mất định hướng và thiếu sự kết nối yêu thương với gia đình làm cho người phụ nữ này trở nên có những suy nghĩ tiêu cực và dẫn tới tình trạng rối loạn tâm thần. Hòa thường xuyên xuất hiện ý nghĩ tự tử. Điều đó khiến tôi bắt buộc phải liên hệ với gia đình Hoà để thường xuyên theo dõi và nâng đỡ cô.
Video đang HOT
Ngày 4-4, một người phụ nữ chạy xe máy lên giữa cầu Bình Lợi, quận Bình Thạnh (TP.HCM) rồi leo qua lan can nhảy xuống sông Sài Gòn mất tích, để lại chiếc xe máy trên cầu. Ảnh: ĐC
Con đã nhiều lần muốn chết!
Đó là câu nói của Minh Tâm (tên nhân vật đã thay đổi) với tôi trong rất nhiều lần tôi tiếp em trong văn phòng trị liệu của mình. Tâm có gương mặt bất cần, mái tóc cắt ngắn và một vài hình xăm trên người. Trong câu chuyện chia sẻ với nhà trị liệu, tôi biết rằng Minh là một cô gái được sinh ra trong gia đình khá giả, bố em làm giám đốc kinh doanh của một tập đoàn lớn về xây dựng, mẹ làm trưởng phòng của ngân hàng địa phương. Minh có một em trai 7 tuổi, đang học lớp 2 tại một trường gần nhà, còn Minh thì đang học lớp 10 tại một trường nội trú.
Ngay từ nhỏ, minh đã cảm nhận sự cô độc, ít được quan tâm, chia sẻ của cha mẹ (vì cha mẹ thường xuyên vắng nhà), mà chỉ có tình thương yêu của bà nội (sống cùng gia đình Minh). Hơn thế, truyền thống gia đình trọng nam khinh nữ làm cho Minh thấy mình không có giá trị trong nhà, nhất là khi em trai Minh được sinh ra. Khi học cấp 1, Minh thường xuyên bị bạn bè trêu chọc, tẩy chay chỉ vì em không chủ động chơi cùng bạn hoặc không làm cho bạn hài lòng.
Minh nhớ khi em học lớp 3, em bị cô giáo đánh vì không thuộc bài, vì thế mẹ em đến nói chuyện với hiệu trưởng làm cho giáo viên bị kỷ luật. Chính vì lý do đó mà cô giáo của em càng ghét em, nói cả lớp tẩy chay em. Minh sống thời học sinh đầy sự cô độc, buồn chán, thấy mình không có giá trị ... nhưng lại không có ai thấu hiểu, yêu thương và lắng nghe để chia sẻ. Chính vì thế, mỗi lần buồn chán em thường tự xâm hại bản thân bằng cách dí tay vào lửa nóng, cứa tay... Khi vào cấp 3, cha mẹ quyết định chuyển em vào trường nội trú càng làm cho em gia tăng các cảm xúc tiêu cực, nhất là khi em không có kỹ năng để kết nối cùng bạn bè như thế nào.
Gần đây bà của em mất làm em càng khủng hoảng nhiều hơn, cảm thấy không còn chỗ nương tựa cảm xúc nào. Em đã nhiều lần có ý nghĩa tự tử, và đã từng uống thuốc ngủ khiến cha mẹ và nhà trường rất lo lắng. Tôi vẫn đang theo dõi, nâng đỡ em.
Một nam thanh niên khoảng 25 tuổi nhảy cầu Sài Gòn sau khi để lại ba lô và dép trên thành cầu trong tuần qua. Ảnh: NGUYỄN YÊN
Vấn đề toàn cầu
Tự tử hiện đang là một vấn đề toàn cầu, khi mà con người đang phải đứng trước nhiều khủng hoảng, áp lực từ môi trường và cuộc sống. Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2016) trên thế giới hàng năm có khoảng gần một triệu người chết vì tự tử, và con số có ý định tự tử còn cao hơn rất nhiều, số liệu này cao hơn rất nhiều ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Trung bình mỗi ngày có khoảng 3000 người chết vì tự tử và có khoảng 60.000 người tự tử nhưng không thành công. Tự tử đang là nguyên nhân thứ 13 gây nên cái chết trên toàn thế giới, và là nguyên nhân thứ 6 tại Hoa Kỳ.
Tự tử thường có nguyên nhân ảnh hưởng từ các khủng hoảng mà cá nhân trải qua, nhất là các khủng hoảng cấp tính, đột ngột xảy ra với cá nhân. Các yếu tố tác động có thể bao gồm đột ngột nhận thông tin bị bệnh hiểm nghèo, mất nười thân, mất tài sản, làm ăn thua lỗ... khiến cho cá nhân thường chọn cách tự tử như để trốn tránh những gánh nợ mình đang mang.
Quảng Cáo
Các mâu thuẫn, nhất là mâu thuẫn trong gia đình, trong quan hệ tình cảm hay xung đột với lãnh đạo, đồng nghiệp, trường lớp cũng có thể làm cho cá nhân lựa chọn cách tự tử vì cho rằng chỉ có cách như vậy mới giải thoát khỏi các xung đột, mâu thuẫn cá nhân.
Ở thanh thiếu niên, tự tử còn có thể do bị bắt nạt, bạo lực hoặc phải chịu sự kỳ vọng, áp đặt quá lớn từ người khác.
Tuy có quá nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng đến tự tử, nhưng dường như chỉ tập trung vào các cá nhân thiếu các giá trị sống tích cực, thiếu các kỹ năng và năng lực cảm xúc - xã hội tích cực, không có sự khoẻ mạnh và hạnh phúc trong nội tại.
Chính vì thiếu sự khoẻ mạnh trong nội tại và các chiến lược chống đỡ nên cá nhân thường lựa chọn cách thức tự tử để trốn tránh khi đương đầu với các khó khăn.
Tự tử cũng có thể do các bệnh lý tâm thần, nhất là các bệnh lý như tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn lo âu và các rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, người rối loạn tâm thần dường như chưa được quan tâm và vẫn chưa được chú ý, tiên lượng đến nguy cơ tự tử ở họ.
Nội tâm vững vàng phòng: Thuốc phòng chống tự tử
Tình trạng các cá nhân trong cộng đồng ý định tự tử, nhất là tự tử do các vấn đề sức khoẻ tâm thần là cực kỳ quan trọng, nhưng các dịch vụ và chính sách cho lĩnh vực này còn là một hạn chế.
Chính vì thế, tôi cho rằng cần phải tăng cường chính sách và nguồn lực trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ tâm thần, nhất là ở cơ sở.
Sau những cái chết đau lòng xảy ra, chúng ta thường thấy có những người có dấu hiệu tâm thần, trong đó có các dấu hiệu tự tử lâu ngày nhưng không được phát hiện và chữa trị kịp thời; kể cả họ đã đi khám ở bệnh viện, hoặc đã từng biểu hiện các dấu hiệu cho gia đình hay đồng nghiệp biết.
Xã hội thì luôn thay đổi nhanh chóng, và chúng ta thường phải đối diện với các khủng hoảng, nhưng nếu chúng ta có một nội tâm vững vàng, có các năng lực cảm xúc - xã hội tích cực để chống đỡ thì chúng ta sẽ không có các hành vi tiêu cực để trốn thoát, nhất là hành vi tự tử.
Điều đó cho thấy, người trưởng thành cần phải có các chiến lược quản lý stress/ khủng hoảng tích cực bằng cách có thể có kết nối xã hội tốt, tham gia vào các hoạt động cộng đồng để cân bằng cuộc sống, tập các bài tập thể thao hoặc thiền, yoga, nhưng hơn hết là cần đặt đúng mục tiêu phù hợp với năng lực thay vì quá tham vọng để dẫn tới các khủng hoảng nhanh hơn.
Đối với lứa tuổi thiếu niên, ngoài việc giảm tải các áp lực về học đường, ngay từ khi ở trong trường học, trẻ con cần phải được trang bị các giá trị sống và kỹ năng tích cực để có thể thích ứng tốt với những khủng hoảng liên tục.
Gia đình cần phải là một nơi nương tựa và làm cho mỗi cá nhân cảm nhận sự yêu thương, chia sẻ và thấu hiểu. Nếu gia đình kết nối tốt, có những giá trị tích cực và là nơi để trở về mỗi khi gặp khó khăn, cá nhân sẽ có một hệ thống, nguồn lực tích cực chống đỡ với các khủng hoảng.
Nếu cá nhân có các khó khăn về cảm xúc hay sức khoẻ tâm thần thì cần phải tìm kiếm sự hỗ trợ của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực tâm lý lâm sàng hay bác sĩ tâm thần.
Các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tự tử
- Đe doạ muốn tự tử bằng cách hay nói trực tiếp hoặc gián tiếp (Ví dụ: Ứớc gì tôi có thể đi ngủ và không thức dậy; Ước gì tôi được lên thiên đàng...)
- Lá thư tuyệt mệnh, kế hoạch, đăng trực tuyến (online) về ý định muốn tự tử.
- Sắp xếp những việc cuối cùng.
- Luôn bận tâm với cái chết.
- Cho đi những vật quý giá của bản thân.
- Nói nhiều về cái chết.
- Đột ngột vui sướng không giải thích được.
- Thêm các hành động liều lĩnh mà trước đây không làm.
- Đột ngột sử dụng nhiều chất gây nghiện (rượu/ hay ma tuý...)
Tích cực tìm kiếm người phụ nữ nghi nhảy cầu Bến Thủy tự tử Người dân phát hiện 1 chiếc xe máy cùng giấy tờ tùy thân được để lại trên cầu Bến Thủy nghi có người nhảy cầu tự tử nên báo cho cơ quan chức năng. Tối 4/4, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (Công an tỉnh Nghệ An) vẫn đang tích cực tìm kiếm người phụ nữ nghi nhảy cầu Bến Thủy (nối hai tỉnh Nghệ...