Nam SV tự tử vì bị ngăn cản xuất gia?
Vừa tốt nghiệp xong đại học, anh Tuấn có ý định xuất gia nhưng bị mẹ ngăn cản. Sau đó gia đình phát hiện nạn nhân uống thuốc trừ sâu vội đưa đi cấp cứu nhưng không kịp.
Bước đầu các bác sĩ cho biết nạn nhân bị ngộ độc thuốc trừ sâu có khả năng do tự tử (Ảnh minh họa)
Ngày 13/6, anh Lê Anh Tuấn (27 tuổi, ngụ phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức-TPHCM) vừa được gia đình đưa thi thể từ bệnh viện về nhà để lo hậu sự.
Trước đó sáng 12/6, người thân phát hiện anh Tuấn vừa đi đâu trở về lên giường nằm và bị sùi bọt mép, chân tay giãy giụa nên lập tức đưa vào bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức cấp cứu trong tình trạng ngưng tim ngưng thở và sau đó tử vong.
Bước đầu các bác sĩ cho biết nạn nhân bị ngộ độc thuốc trừ sâu có khả năng do tự tử.
Video đang HOT
Theo gia đình nạn nhân, anh Tuấn vừa tốt nghiệp trường Đại học SPKT TPHCM. Trong thời gian chờ việc làm, Tuấn có ý định xuất gia vào chùa nhưng được mẹ khuyên nhũ, ngăn cản. Sau đó thì xảy ra vụ việc Tuấn uống thuốc trừ sâu tự tử.
Cũng trong sáng nay (13/6), tại căn nhà trên đường Nam Hòa, thuộc khu 2 phường Phước Long A, quận 9-TPHCM, anh Nguyễn Ngọc Hạnh (36 tuổi, ngụ tại địa chỉ trên) bất ngờ nhảy từ trên lầu xuống đất tử vong tại chỗ.
Vụ việc đang được CQĐT Công an quận Thủ Đức thụ lý làm rõ.
Theo Khampha
Lúng túng giảm ô nhiễm
Nhiều hạn chế trong phối hợp, phân nhiệm giám sát, xử lý của các cấp, ngành đã bộc lộ sau một năm triển khai thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường
Nước thải của Công ty TNHH MTV Thời trang Anh Nhật (phường Đông Hưng Thuận - quận 12 - TPHCM) xả ra kênh Tham Lương bị phát hiện sáng 10-5. Ảnh: Thu Sương
Ngày 10-5, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Hữu Tín đã chủ trì cuộc họp sơ kết một năm triển khai thực hiện chương trình giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn TP. Giảm ô nhiễm môi trường giai đoạn 2011-2015 được xác định là một trong 6 chương trình đột phá của TPHCM. Tuy nhiên, sau một năm triển khai, công tác này bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là sự phối hợp, phân nhiệm trong giám sát, xử lý của các cấp, ngành.
Còn mơ hồ
Theo mục tiêu đề ra, đến cuối năm 2015, TP sẽ thu gom, xử lý 100% chất thải rắn đô thị thông thường, chất thải rắn nguy hại, nước thải công nghiệp và y tế; 100% KCN-KCX trang bị hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam. Để giải quyết các vấn đề trên, có 12 dự án được triển khai với tổng vốn đầu tư lên đến hơn 5.000 tỉ đồng, do Sở Tài nguyên-Môi trường (TN-MT) chủ trì thực hiện.
Theo Sở TN-MT, hiện tình trạng xả rác, tiểu tiện, phóng uế bừa bãi ở các lề đường, vỉa hè có nguyên nhân từ việc buôn bán lấn chiếm lòng lề đường quá nhiều. Tuy vậy, chưa có chính sách và giải pháp cụ thể để sắp xếp, chấn chỉnh tình trạng này, ngay cả việc xử phạt các hành vi trên là rất khó thực thi vì thiếu lực lượng. Công tác tuyên truyền thực hiện khá nhiều nhưng vì chưa gắn chặt với việc xử lý vi phạm nên mất dần hiệu quả. Cạnh đó, ô nhiễm không khí phát sinh từ giao thông đang ở mức nguy hiểm và tác động trên số lượng lớn cư dân đô thị song đến nay vẫn chưa có một cơ quan đầu mối nào đứng ra chịu trách nhiệm giải quyết.
Ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở TN-MT TP, đưa ra nhiều thắc mắc đối với một số biện pháp mạnh trong xử lý doanh nghiệp gây ô nhiễm: UBND TP ký quyết định đình chỉ nhưng ai giám sát, khi nào khắc phục xong thì cho hoạt động trở lại? Cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng mà không khắc phục thì cấm hoạt động, di dời; việc này thực hiện như thế nào?... Cụ thể hơn, ông Nguyễn Tương Minh, Phó Chủ tịch UBND quận 12, đặt câu hỏi: Đình chỉ doanh nghiệp là bao gồm cả hoạt động sản xuất kinh doanh hay chỉ đình chỉ hành vi gây ô nhiễm? Vấn đề này được đại diện Sở Tư pháp TP trả lời là chỉ đình chỉ hành vi phát sinh ô nhiễm. Tuy nhiên, ý kiến này gặp phải sự phản đối của hầu hết đại biểu dự họp.
Phải xác lập trách nhiệm rõ ràng
Trong vấn đề quản lý chất thải rắn ở các địa phương cấp phường-xã, đại diện Sở TN-MT cho biết có những kế hoạch triển khai xuống ngày càng tắc vì cấp chính quyền này chỉ có một cán bộ phụ trách chung cả môi trường và tài nguyên. Hoạt động thu gom rác dân lập ở vùng ven chủ yếu sử dụng xe thô sơ, để nước rỉ rác chảy ra đường. Việc chọn được một địa điểm trung chuyển rác tại các địa phương cũng rất khó khăn vì thường gặp phải sự phản ứng của người dân. Trong khi đó, nhiều khi rác không được thu gom kịp thời chỉ vì chủ thầu dân lập tự ý ngưng bởi các lý do như xe hư, nghỉ lễ, ốm đau...
Tại khu vực trung tâm, rác ở lòng đường được thu gom bởi Công ty Dịch vụ công ích nhưng trên lề đường thì đơn vị khác chịu trách nhiệm. Hệ thống thùng chứa rác cũng chưa bảo đảm về yếu tố vệ sinh lẫn tính thẩm mỹ.
Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín, sắp tới đây, phải hình thành các tổ chức quản lý thu gom chặt chẽ, không thể để tình trạng tự phát kéo dài. Phó Chủ tịch cũng yêu cầu Sở TN-MT phải hướng dẫn bố trí đủ lực lượng để tiếp tục vớt rác trên hệ thống kênh, rạch; lưu ý chế tài xử phạt các chủ đầu tư công trình giao thông không thu dọn vệ sinh mặt đường. Để tránh tình trạng "đá bóng" trách nhiệm giữa các ngành, các cấp, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín đề nghị Sở TN-MT trong vòng một tháng tới phải phối hợp với sở, ngành liên quan hoàn thành dự thảo quyết định phân nhiệm rõ ràng, cụ thể trong giám sát, xử lý ô nhiễm môi trường. "Phải để người dân biết rõ trách nhiệm thuộc về ai và chúng ta không thể đổ qua đổ lại để rồi cuối cùng vấn đề ô nhiễm không được giải quyết" - ông Tín chỉ đạo.
5 cơ sở đầu độc kênh Tham Lương Ngày 10-5, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường - Công an TPHCM phối hợp với thanh tra Sở TN - MT tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại "điểm nóng" phường Đông Hưng Thuận, quận 12.
Năm cơ sở được kiểm tra hoạt động trong lĩnh vực giặt ủi, hấp tẩy đều gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Cụ thể, các cơ sở này đều sử dụng nhiên liệu đốt lò là củi và vỏ hạt điều nhưng không lắp đặt hệ thống xử lý khói bụi, nước thải phát sinh không qua xử lý mà tập trung vào hệ thống hố ga, sau đó cho chảy thẳng ra kênh Tham Lương. Trong đó, DNTN sản xuất vải Phú Lộc và hộ kinh doanh cá thể Vũ Văn Tuấn dù đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng hệ thống này không vận hành do bị hư từ lâu. Riêng Công ty TNHH MTV Thời trang Anh Nhật và hộ kinh doanh cá thể Quốc Huy không xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Cả 4 cơ sở này đều có "tiền sử" gây ô nhiễm môi trường và bị xử phạt hành chính trong quá trình hoạt động. Tham gia "đầu độc" kênh Tham Lương còn có chi nhánh Công ty TNHH MTV Sản xuất thương mại Minh Phụng.
Theo NLD
Xe Camry biển giả, vô chủ bị bỏ giữa đường Hôm 7/11, sau gần 1 tuần bị phát hiện và tạm giữ tại công an tỉnh Nghệ An vì vi phạm luật giao thông, chiếc xe camry BKS 37A 003 58 vẫn vô chủ không có ai nhận. Trước đó từ nguồn tin của nhân dân có một chiếc ô tô con dừng ngay giữa đường Ngô Gia Tự thuộc phường Quán Bàu,...