Chẻ xong tảng đá lớn nhất chắn núi Cấm
Mặc dù lượng du khách đã tăng trở lại, song mỗi ngày các loại phương tiện vận chuyển chỉ được “mở cửa” lên núi trong một giờ, do tình hình chưa ổn định.
Ngày 12/6, ông Lý Thanh Sang, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển du lịch An Giang cho biết, đơn vị thi công giải tỏa hiện trường vụ sạt lở đá núi Cấm – Công ty TNHH MTV Hữu Duẩn đã chẻ thành công tảng đá lớn nặng hàng trăm tấn nằm cạnh đường lên núi Cấm. Số đá còn lại đang được rốt ráo xử lý dứt điểm trong thời gian nhanh nhất.
Núi Cấm vẫn còn bị hạn chế lưu thông
Tuy hiện trường vụ sạt lở đã được thi công dọn sạch đá, song hiện nay UBND huyện Tịnh Biên chỉ cho xe lưu thông tạm thời lên núi mỗi ngày khoảng một tiếng vào buổi sáng, nhằm giải quyết nhu cầu mua sắm và vận chuyển hàng hóa, nhu yếu phẩm của người dân sinh sống trên núi.
Video đang HOT
Riêng những xe lữ hành đưa rước khách tham quan chưa được phép lưu thông, do phải chờ kết quả báo cáo của Viện Vật lý địa cầu sau đợt khảo sát vừa qua, để nắm rõ hơn còn những điểm nào cần phải chỉnh trị an toàn, nhằm tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc.
Sáng 5/5, đoạn gần Vồ Cứu Nạn đường lên núi Cấm, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên đã xảy ra vụ sạt lở đá đè chết tại chỗ 5 người và bị thương 2 người.
Theo nhiều nhân chứng cho biết, vào thời điểm trên, tài xế Trương Hoàng Tâm, khoảng 30 tuổi, đang chở 6 người khách xuống núi trên xe du lịch. Khi đến đoạn Vồ Cứu Nạn, bất ngờ từ trên cao, một tảng đá nặng hàng trăm tấn bị sạt lở, lăn xuống đè bẹp chiếc xe, làm chết tại chỗ 5 người và 2 người bị thương. Sau đó, chính quyên đã phong tỏa hiên trường, ngăn du khách lên núi nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và dọn dẹp hiên trường, các khu vực có nguy cơ sạt lở.
Theo Ifonet
Tạm cho xe máy lên núi Cấm sau tai nạn 6 người chết
Để giải quyết khó khăn cho hàng trăm người dân trên núi Cấm ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang) sau tai nạn chết 6 người, đường lên núi tạm thời được thông xe máy.
Trao đổi với phóng viên, Chủ tịch UBND huyện Tịnh Biên (An Giang) cho biết bắt đầu từ sáng nay (20/5) xe máy của người dân địa phương tạm thời được lên xuống núi Cấm. Tuy nhiên, chính quyền địa phương còn quy định chặt về thời gian nên việc đi lại được giới hạn từ 6-7h30 sáng mỗi ngày.
Đường lên núi Cấm tạm thông xe máy nhưng chỉ có người dân địa phương mới có thể đi được từ 6-7h30 hàng ngày với mục đích vận chuyển hàng hóa, nông sản lên xuống núi phục vụ cho nhu cầu cần thiết hàng ngày.
Theo ông Yến, việc tạm thông xe máy này nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách của người dân trong việc vận chuyển lương thực, xăng dầu lên núi và đưa nông sản trên núi Cấm xuống đồng bằng. Những ngày qua việc vận chuyển vẫn rất khó khăn, người dân phải cõng gạo lên núi và đưa nông sản ra chợ theo lối mòn đi bộ trơn trượt, mất 3-4 giờ mới đến nơi.
Cũng theo người đứng đầu chính quyền huyện Tịnh Biên, ông đã chỉ đạo nhân viên chốt trực tuyệt đối không giải quyết cho khách du lịch lên núi bằng xe trong thời gian tạm thông xe mà chỉ giải quyết cho dân trên núi.
Việc dọn dẹp đá trên đoạn đường nhựa từ chân núi lên Lâm Viên núi Cấm và xử lý những tảng đá nguy hiểm gần vách núi dự kiến khoảng một tuần nửa mới xong. Khi đó huyện Tịnh Biên mới đề nghị UBND tỉnh An Giang cho phép thông xe bình thường trở lại.
Nửa tháng trước trên tuyến đường này xảy ra tai nạn kinh hoàng cướp đi mạng sống của tài xế ngụ xã An Hảo với 5 khách du lịch quê Tiền Giang. Hôm ấy là sáng ngày 5/5, nhiều tảng đá trên núi rơi xuống đường đè bẹp ôtô lữ hành của đơn vị khai thác du lịch ở núi Cấm.
HỒNG DÂN
Theo Infornet
Đá rơi ở núi Cấm làm chết 6 người không phải do nổ mìn Đó là khẳng định của Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường An Giang Trần Anh Thư sau hơn một tuần khảo sát núi Cấm ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên (An Giang). Trao đổi với phóng viên chiều ngày 16/5, ông Thư cho biết đã có cơ sở để khẳng định nguyên nhân gây sạt lở đá trên núi...