Nam Sudan muốn loại bỏ 60.000 liều vaccine hết hạn của Oxford/AstraZeneca
Ngày 19/4, một quan chức Bộ Y tế Nam Sudan cho biết nước này có kế hoạch loại bỏ 60.000 liều vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của hãng AstraZeneca/Đại học Oxford, tiếp nhận dưới dạng tài trợ nhưng đã hết hạn sử dụng.
Vaccine ngừa COVID-19 của Hãng AstraZeneca. Ảnh: THX/TTXVN
Phóng viên TTXVN tại châu Phi dẫn lời ông Richard Lako, quản lý khủng hoảng COVID-19 của Bộ Y tế Nam Sudan, nêu rõ những liều vaccine này do Công ty viễn thông Nam Phi MTN và Liên minh Châu Phi (AU) cung cấp cho Nam Sudan vào cuối tháng 3/2021. Tuy nhiên, cơ quan chức năng Nam Sudan đã phát hiện thời hạn sử dụng còn lại của lô vaccine này chỉ là 14 ngày. Theo vị quan chức này, Bộ Y tế và Cơ quan Dược phẩm Nam Sudan đang lên kế hoạch để loại bỏ lô vaccine này, bao gồm cả việc chuyển trả lại cho AU.
Cuối tháng 3 vừa qua, Nam Sudan, một trong 5 quốc gia kém phát triển nhất trên thế giới theo Chỉ số Phát triển Con người (HDI), đã nhận được 132.000 liều vaccine AstraZeneca/Đại học Oxford thông qua cơ chế chia sẻ vaccine toàn cầu COVAX của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng đối với các loại vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, chiến dịch tiêm chủng phải mất thêm một tuần nữa mới được thực hiện và đến nay mới chỉ có khoảng 2.000 người, chủ yếu là nhân viên y tế, được tiêm chủng. Cũng như ở các quốc gia khác ở châu Phi hoặc trên thế giới, người dân đang lo ngại về tác dụng phụ hoặc tin đồn nghi ngờ về mức độ an toàn của vaccine này.
Video đang HOT
Đến nay, Nam Sudan đã ghi nhận tổng cộng 10.475 trường hợp nhiễm COVID-19 và 114 ca tử vong. Trên thực tế, nước này chỉ mới thực hiện xét nghiệm khoảng 144.000 trường hợp trên quy mô dân số ước tính khoảng 12 triệu người của nước này.
Đan Mạch cho phép người dân tự lựa chọn về vaccine của AstraZeneca
Giới chức y tế Đan Mạch ngày 19/4 thông báo người dân có thể tự lựa chọn việc tiêm vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, do hãng dược phẩm AstraZeneca sản xuất.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ishoj, Đan Mạch, ngày 27/12/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Tuần trước, Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên ngừng hoàn toàn việc tiêm vaccine của AstraZeneca do nguy cơ tiềm ẩn của việc xuất hiện cục máu đông hiếm gặp.
Cùng ngày, Hàn Quốc cho biết sẽ nhập thêm khoảng 7 triệu liều vaccine AstraZeneca trong tháng 5 đến tháng 6 tới, đủ tiêm cho khoảng 3,5 triệu người dân.
Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết 7 triệu liều vaccine AstraZeneca được chuyển tới nước này trong tháng 5 và tháng 6 là hai lô vaccine đầu tiên được cung cấp theo hợp đồng trực tiếp giữa tập đoàn dược phẩm Anh-Thụy Điển và chính quyền Seoul nhằm tiêm vaccine cho 10 triệu người.
Theo thông báo của Chính phủ Hàn Quốc, vaccine của AstraZeneca sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng vaccine được triển khai trên toàn quốc vào cuối tháng 6, với mục tiêu tiêm vaccine cho 12 triệu trong tổng số 52 triệu người dân. Trước đó, Hàn Quốc cam kết đảm bảo lượng vaccine đủ tiêm cho 79 triệu người, cao hơn so với tổng dân số nước này.
Trong khi đó, Australia cũng lên kế hoạch đẩy nhanh việc tiêm chủng cho những người trên 50 tuổi sau khi khuyến cáo những người dưới 50 tuổi không nên sử dụng AstraZeneca do lo ngại nguy cơ máu đông.
Phát biểu với báo giới ngày 19/4, Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết tại cuộc họp nội các, các quan chức nước này đã nhất trí thúc đẩy việc tiêm vaccine cho những người trên 50 tuổi, không chỉ là những người làm việc trên tuyến đầu, người già, người khuyết tật và người có bệnh lý nền. Dự kiến, chính phủ sẽ thông qua chính thức việc tiêm phòng vaccine cho những người trên 50 tuổi vào ngày 22/4 tới. Bên cạnh đó, giới chức nước này cũng đồng ý thiết lập các điểm tiêm chủng trong bối cảnh nguồn cung vaccine tăng.
Việc triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của Australia đã ảnh hưởng nghiêm trọng do nguồn cung ở châu Âu trì trệ và những lo ngại vaccine AstraZeneca có liên quan đến nguy cơ máu đông.
Cho đến nay, Australia đã tiêm 1,59 triệu mũi vaccine ngừa COVID-19 cho người dân. Australia cũng đã đặt thêm vaccine của Pfizer, song các lô hàng này dự kiến sẽ được chuyển tới vào quý IV.
Anh điều tra biến thể SARS-CoV-2 xuất hiện ở Ấn Độ Giới chức y tế Anh đang điều tra về một biến thể của virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở Ấn Độ, tuy nhiên chưa có đủ bằng chứng để nhận định biến thể này nguy hiểm đến đâu. Giáo sư Susan Hopkins, Giám đốc của Cơ quan Y tế công của Anh (PHE) cho biết như trên trong cuộc phỏng vấn với kênh BBC...