Nam sinh Yên Bái đầu tiên giành HCB quốc tế: Không phải mọt sách, thích ngủ nướng, chơi game đỉnh
Nhìn vào những thành tích đáng nể của Hoàng, ít ai ngờ rằng chàng trai này lại có bí quyết học tập… khá nhàn.
Là một trong 4 thí sinh xuất sắc giành Huy chương Bạc tại Kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế 2019 diễn ra tại Cộng hòa Pháp – Nguyễn Đình Hoàng, cựu học sinh lớp 12 hóa, trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, tỉnh Yên Bái đã đem vinh quang về cho đất nước và trở thành niềm tự hào của toàn tỉnh.
Tính đến thời điểm hiện tại, tấm huy chương Bạc mà nam sinh 10X đang sở hữu là tấm huy chương Olympic Quốc tế duy nhất của tỉnh Yên Bái.
Nguyễn Đình Hoàng – một trong 4 thí sinh giành Huy chương Bạc tại Kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế 2019
Khoảnh khắc Đình Hoàng nhận giải trên sân khấu
Nói về thành tích cá nhân tại Kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế 2019, Đình Hoàng cho hay lúc đầu anh chàng chỉ mong giành được huy chương Đồng. Khi Ban tổ chức đọc hết danh sách nhận huy chương Đồng mà không thấy có tên mình, Hoàng đã rất lo lắng. Nam sinh 10X sợ phải về nước ‘tay trắng’. Tới khi biết mình giành được huy chương Bạc, chàng trai SN 2001 vỡ òa sung sướng.
‘Mình khó có thể quên khoảnh khắc BTC xướng tên trong danh sách thí sinh nhận huy chương Bạc. Lúc ấy mình chẳng cảm thấy gì khác ngoài sự vui mừng và hạnh phúc vì những nỗ lực của bản thân đã được đền đáp xứng đáng.
Trở về Việt Nam, được các cấp lãnh đạo, các thầy cô và bạn bè trong trường, đặc biệt là người thân chào đón thì mình thấy rất vinh dự và tự hào vì là người đầu tiên mang về Huy chương Quốc tế cho trường và cho tỉnh’, Đình Hoàng chia sẻ.
Đánh giá về đề thi Olympic Hóa học quốc tế năm nay, nam sinh 10X khẳng định đề khá khó, có tính phân loại cao và nhiều kiến thức lạ đòi hỏi sự đọc hiểu tốt. Tuy nhiên, nhờ sự quyết tâm cố gắng, chàng học sinh lớp 12 hóa của THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành, Yên Bái đã có được thành công ngoài mong đợi.
Video đang HOT
Được biết, ngoài giải thưởng Quốc tế danh giá vừa rồi, Đình Hoàng còn giành được nhiều thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi. Đầu năm 2019, Hoàng đã giành giải Nhất môn Hóa học trong Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2019 với số điểm 30,5/40. Nhờ giải thưởng này mà nam sinh 10X đã được tuyển thẳng vào vào ngành Y đa khoa, Đại học Y Hà Nội.
Đình Hoàng trở về nước trong sự đón tiếp nồng nhiệt của người thân, thầy cô giáo và bạn bè
Các bạn cùng lớp thi nhau ra sân bay đón ‘người truyền lửa’ môn Hóa trở về
Đình Hoàng bên giáo viên chủ nhiệm
Đạt được nhiều thành tích đáng nể thế nhưng Đình Hoàng lại không phải tốn quá nhiều công sức. Những chuyện như miệt mài tới các lớp học thêm, cả ngày chỉ biết cắm đầu vào giải bài tập mà không giao lưu bên ngoài,… không xảy ra với Hoàng.
Chàng trai SN 2001 có cách sắp xếp việc học rất hợp lý. Bên cạnh việc chăm chú nghe giảng, tiếp thu kiến thức từ các thầy, cô trên lớp thì mỗi ngày, Hoàng đều dành ra 3 tiếng ở nhà để tự ôn tập lại bài vở.
Đình Hoàng nói về bí quyết học tập của bản thân: ‘Theo mình, việc học quá nhiều sẽ gây rối loạn, ảnh hưởng đến quá trình nhận thức. Vậy nên các bạn nên phân bổ thời gian hợp lý giữa việc nghỉ ngơi và việc học. Bản thân mình trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi Olympic Hóa học quốc tế thì ngoài việc ôn thi, mình cũng khá chú tâm tới vấn đề bảo vệ sức khỏe.
Mỗi ngày mình ăn đủ 3 bữa sau đó học bài và chơi thể thao với bạn bè. Nhờ vậy sức đề kháng cơ thể cũng tăng cao hơn. Ra nước ngoài thi đấu bị lệch múi giờ sinh hoạt, cách ăn uống cũng khác nhưng có sức khỏe tốt nên mình vẫn nhớ kiến thức và thi đấu thành công’.
Có đam mê với bộ môn Hóa học nên từ năm lớp 8, Hoàng đã tìm đọc sách Hóa lớp 9 và bị cuốn hút bởi những phương trình, những thí nghiệm,… Ở trường, chàng nam sinh 10X không chỉ được ví như ‘người truyền lửa’ Hóa học cho các bạn mà còn được coi là ‘linh hồn’ của đội tuyển Hóa.
Cô Phạm Thị Hải Linh, giáo viên chủ nhiệm của Hoàng cho biết Hoàng là một người có khả năng ghi nhớ và tiếp thu nhanh.
‘Tôi từng chứng kiến em đọc quyển sách dày khoảng một tuần mà có thể ghi nhớ hết nội dung trong đó. Hoàng là một học sinh ngoan, hòa đồng với bạn bè, chăm tham gia tất cả hoạt động ngoại khóa của lớp, trường. Các thầy cô và các học sinh của THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành đều rất yêu quý và tự hào về Hoàng’, cô Linh chia sẻ.
Ngoài Hóa, chàng trai SN 2001 còn có nhiều thế mạnh, sở thích đáng yêu khác như học Lịch sử, ngủ nướng và chơi game. Hoàng khẳng định, anh chàng có thể ngủ cả ngày nếu như không có ai gọi dậy. Ngoài ra, Đình Hoàng cũng chơi game rất giỏi. Ước mơ của chàng học sinh miền núi là trở thành bác sĩ giỏi để cứu chữa bệnh cho nhiều người.
Theo baodatviet
Không quát mắng, cha mẹ cần học cách dạy con khôn khéo để không ảnh hưởng tâm lý trẻ
Việc dạy trẻ không chỉ là nhiệm vụ của trường học mà cần phải có sự kết hợp của gia đình. Vì vậy, cha mẹ ngoài việc hướng dẫn phương pháp học tập cho trẻ cần phải khuyến khích, thúc đẩy con mình phát triển.
Các bậc phụ huynh thường tự cho rằng mình đã có phương pháp dạy dỗ con đúng đắn, thế nhưng theo các chuyên gia tâm lý thì bố mẹ thường không thể kiểm soát cảm xúc của mình khi con mắc lỗi, họ dễ bộc phát những hành vi tiêu cực có thể gây ảnh hưởng đến suy nghĩ của con. Nếu biết bản thân hay nổi giận thì khi thấy con chuẩn bị làm điều gì đó sai trái hoặc có lỗi, bố mẹ nên cảnh báo trước những gì sắp xảy ra để con hiểu được và tự tìm cách giải quyết.
Ví dụ như sắp đến giờ đi ngủ nhưng cậu con trai vẫn mải mê chơi game đua xe, không có dấu hiệu gì là chuẩn bị lên giường để sáng mai đi học sớm. Thay vì hò hét rồi quát mắng con vì không nghe lời, mẹ chỉ cần nhẹ nhàng đưa ra cảnh báo: " Mẹ không muốn cáu và quát con đâu, nhưng nếu con vẫn tiếp tục không nghe lời, mẹ sẽ nổi giận và mắng con đấy. Con chỉ còn 5 phút để dọn dẹp đồ chơi!". Chỉ thế thôi, nhưng cậu con trai sẵn sàng dọn dẹp, và trong 5 phút đó, cậu bé đã cất gọn đồ chơi vào tủ như lời mẹ nói.
Để hạn chế những cơn nóng giận, to tiếng "hét ra lửa thở ra khói" với trẻ, cha mẹ cần học cách kiềm chế bản thân và giữ bình tĩnh để đối thoại với trẻ trong hòa bình. Dưới đây là những gợi ý giúp cha mẹ bình tĩnh hơn trước khi nổi giận và quát mắng trẻ:
Ba mẹ chỉ nên hỗ trợ chứ đừng vì thấy trẻ khóc lóc, khó bảo hay chậm hiểu mà làm giúp trẻ bài tập về nhà. Trẻ em chỉ tiến bộ khi tự hoàn thành các bài tập mà thầy cô đã giao, phụ huynh nên là người hướng dẫn chỉ ra chỗ đúng sai hơn là "sách tham khảo" cho bé.
Có những bài tập trẻ không thể tự mình hoàn thành. Đây chính là lúc cha mẹ tham gia vào việc hướng dẫn cách làm cho con. Cha mẹ sẽ chỉ ra hướng đi, thậm chí có thể viết ra các bước theo thứ tự để con tự mình áp dụng. Nếu bé lớn hơn, có khả năng đọc hiểu, nên dạy con học sách tham khảo, từ điển... Đây là "trợ thủ" tốt hơn so với internet vì chúng có thể tìm thông tin một cách dễ dàng mà không bị phân tâm bởi những thứ không cần thiết.
Trẻ thường không có khái niệm về thời gian vì thế đồng hồ sẽ là thứ có thể giải quyết vấn đề này. Thiết lập thời gian là cách giúp trẻ không trì hoãn công việc. Thời gian tốt nhất để thực hiện bài tập về nhà ở trường trung học không quá 2 giờ và ở trường tiểu học không nên quá 30 phút. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ rất khó tập trung, hơn nữa, ở trường, bé cũng đã học tập căng thẳng, nên thời gian về nhà là để nghỉ ngơi, thư giãn với gia đình.
Các phụ huynh nên tập cho con tính tự lập. Nếu được thầy cô giao bài tập về nhà thì bé phải chủ động thời gian để hoàn thành, không chờ bố mẹ nhắc, không trì hoãn... Phụ huynh có nhiệm vụ động viên con làm bài tập, ý thức việc tôn trọng thầy cô, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, người làm cha mẹ phải làm gương cho con cái, nhất là trong các vấn đề về kỷ luật.
Tạo cho trẻ khoảng cách với bạn bè xung quanh là việc làm các bậc phụ huynh nên tránh. Ngoài những kiến thức học được trên ghế nhà trường, ba mẹ nên để con cái tiếp xúc bạn bè xung quanh, rèn luyện kỹ năng sống, hòa nhập với môi trường xã hội, giúp bé dạn dĩ, tự tin hơn trong cuộc sống.
Đừng tập trung tất cả sự chú ý vào thành tích học tập của con. Đó không phải là điều quan trọng nhất. Hãy quan tâm đến cuộc sống của con trẻ, từ sở thích, cảm xúc đến mong muốn của chúng. Hãy để trẻ thấy rằng cha mẹ là những người bạn thực sự và luôn luôn lắng nghe, thấu hiểu chúng.
Nuôi dạy trẻ là một quá trình liên tục, nhiều người nghĩ là cách dạy của mình hoàn toàn khoa học nhưng ngay sau đó bạn sẽ gặp phải một số chuyện khiến bạn nhận ra rằng mình vẫn cần phải học hỏi. Còn có nhiều sai lầm khác trong việc dạy con cái, tuy nhiên trên đây là những sai lầm mà nhiều ông bố bà mẹ hay mắc phải nhất. Các bậc cha mẹ hãy chú ý và khắc phục, giúp bé yêu phát triển tốt nhé.
Nguồn Bright Side
Theo Bestie
Bạn đọc viết: Con trẻ hờ hững với Tết? Ngày nay, con trẻ có vẻ rất hờ hững với Tết. Trong mắt chúng, hình như Tết đơn giản chỉ là dịp được nghỉ học, chơi game thoải mái. Ảnh minh họa Ngày xưa, Tết là dịp trẻ con mong chờ nhất vì được bố mẹ may cho quần áo mới, được thưởng thức các món ăn ngon hơn mọi ngày, được theo...