Nam sinh trường ĐH Kiểm sát tự tin tham gia chung kết Olympic tiếng Anh toàn quốc
Nguyễn Quang Hùng, Chi đoàn K4C (trường Đại học Kiểm sát Hà Nội) lọt chung kết Hội thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc lần thứ III.
Nguyễn Quang Hùng – sinh viên năm cuối, trường Đại học Kiểm sát Hà Nội. Ngay từ những năm học phổ thông, Hùng đã có niềm đam mê với tiếng Anh. Tuy nhiên, lên đại học, Hùng mới thực sự học “nghiêm túc” và đào sâu tìm hiểu về tiếng Anh. Theo chàng trai, học ngôn ngữ là học văn hoá. Vì vậy, cậu thường tìm hiểu văn hoá thông qua phim ảnh, sách báo bằng ngôn ngữ đó.
Ngoài ra, cậu cũng thường xuyên xem phim để luyện cách phát âm, đọc báo để học từ vựng. “Trong thời đại 4.0, tiếng Anh rất quan trọng nên mình hi vọng các bạn cùng cố gắng để phát triển khả năng của bản thân” – Hùng nói.
Hùng đang tập trung trau dồi thêm từ vựng và nâng cao khả năng đọc hiểu với mong muốn hoàn thành bài thi xuất sắc.
Khi hỏi về lý do tham gia Hội thi, Hùng bộc bạch: “Từ năm thứ 2 đại học, mình đã có ý định tham gia nhưng chưa đủ tự tin và kiến thức chưa vững. Đến năm nay, khi đã tích luỹ thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm, mình rất tự tin, sẵn sàng chinh phục để đạt kết quả cao nhất tại vòng chung kết, để không phụ sự kỳ vọng của mọi người”.
Hội thi Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc lần thứ III được tổ chức từ tháng 10/2019. Ngày 9/5/2020 tới đây, Hùng sẽ tham dự vòng chung kết. Vì vậy, thời gian này, Nguyễn Quang Hùng đang tập trung trau dồi thêm từ vựng và nâng cao khả năng đọc hiểu với mong muốn hoàn thành bài thi xuất sắc.
Dự định sau khi ra trường, Hùng sẽ mở hoặc kết hợp cùng mở một lớp tiếng Anh giao tiếp/basic miễn phí cho những người đi làm/sinh viên chưa có đủ điều kiện để học các khoá học.
Nhằm tiếp tục tạo môi trường học tập, rèn luyện và khả năng thực hành tiếng Anh hiệu quả trong học sinh, sinh viên, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với Bộ GD-ĐT tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thi “Olympic tiếng Anh học sinh, sinh viên toàn quốc lần thứ III”
Về giải thưởng: Vòng thi trực tuyến, hàng tuân, các thí sinh có điểm số cao nhât, thời gian hoàn thành bài thi ngắn nhất tính theo hệ thống chung của toàn quốc đươc trao các giai Nhất, giải Nhì, giải Ba cho cả 2 bảng.
Bên cạnh đó, mỗi giải Nhất và Nhì của mỗi tỉnh, TP tại mỗi bảng thi lần lượt được trao khóa học tiếng Anh giao tiếp trong 12 tháng (trị giá 1.500.000đ) và trong 8 tháng (trị giá 1.000.000đ).
Video đang HOT
Giải thưởng vòng Chung kết toàn quốc được trao cho cả 2 bảng với tổng trị giá giải thưởng 130 triệu đồng. Đặc biệt, các thí sinh đạt giải Nhất, giải Nhì và giải Ba bảng học sinh được nhận bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ GD-ĐT.
Các thí sinh đạt giải Nhất, giải Nhì và giải Ba bảng sinh viên được nhận bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Bộ GD-ĐT hoặc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (tùy theo đối tượng dự thi).
Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích các tỉnh, TP, các trường cao đẳng, đại học, học viện vận động học sinh, sinh viên tham gia dự thi, Ban Tổ chức Hội thi trao các giải cho tỉnh, TP có tỷ lệ thí sinh làm bài thi cao nhất trên tổng số sinh viên của tỉnh, TP; Tỉnh, TP có số lượng sinh viên làm bài thi nhiêu nhất; tỉnh, TP có tỷ lệ thí sinh làm bài thi cao nhất trên tổng số học sinh của tỉnh, TP; tỉnh, TP có số lượng học sinh làm bài thi nhiêu nhất; Trường cao đẳng, đại học, học viện có tỷ lệ thí sinh làm bài thi cao nhất trên tổng số sinh viên của trường; trường cao đẳng, đại học, học viện có số lượng thí sinh làm bài thi nhiêu nhất.
Không cần ép con vào "lò" luyện chữ đẹp, cha mẹ chỉ cần làm 5 việc đơn giản này thôi là con sẽ viết đẹp như in
Theo các chuyên gia, trẻ em cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trước khi con bắt đầu học viết. Và cha mẹ chỉ nên bắt đầu cho con học viết khi nhận ra những dấu hiệu này.
Ông bà từ xưa đã có câu "nét chữ, nết người" ý muốn nói rằng chỉ cần nhìn chữ viết là đã có thể đoán được người đó như thế nào. Nhưng trong thời đại 4.0, dường như người ta không mấy chú trọng đến việc rèn chữ viết khi mà máy tính đã thay thế công việc đó.
Tuy nhiên, không vì thế mà cha mẹ bỏ bê chuyện rèn chữ cho con. Theo các chuyên gia, việc rèn con viết chữ quá sớm hoặc quá muộn đều không tốt cho trẻ. Vì việc này cần cả một quá trình vừa học vừa chơi trước khi chính thức bắt đầu học viết.
Do đó, cha mẹ hãy tham khảo một số cách giúp con phát triển kỹ năng học viết theo hướng dẫn của các chuyên gia.
1. Không nên ép con viết chữ sớm
Buộc con viết chữ trước khi con sẵn sàng sẽ gây ra tác dụng ngược là lời khuyên của chuyên gia giáo dục mầm non Rebecca Jaclyn Smith, quản lý chương trình giảng dạy của Trung tâm Tầm nhìn Học tập ở Singapore gửi đến các bậc phụ huynh.
"Trẻ em cần phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trước khi con bắt đầu học viết. Thông thường, khi được khoảng hai tuổi, trẻ sẽ thường bắt đầu vẽ nguệch ngoạc bằng những hình tròn lớn, sau đó con vẽ được các hình dạng khác nhau, rồi bắt đầu viết một số chữ cái và cuối cùng tên của chính mình". Như vậy có nghĩa là nếu cha mẹ ép con viết chữ sớm thì cả bạn lẫn con đều sẽ chỉ nhận được sự thất vọng. Điều này vô tình "lấy cắp" sự tự tin và sở thích vẽ viết của con.
Đừng lo lắng nếu bạn thấy con mình cầm bút chì ở giữa lòng bàn tay bởi điều đó là hoàn toàn bình thường. Đây là vị trí tốt nhất khi mà cơ tay của con còn yếu.
2. Rèn vận động tinh cho con
Tiến sĩ Jaya Mathew, nhà tâm lý học trị liệu làm việc tại Trung tâm Phát triển Trẻ em ở Hồng Kông nói: "Trong khi các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ có thể được cải thiện nhờ những bước phát triển nhảy vọt thì khả năng viết của con lại phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của cơ bắp. Đó là khả năng điều khiển ngón tay và cổ tay cũng như sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt. Và chơi chính là cơ hội để tăng cường kỹ năng vận động tinh cho con".
Cha mẹ hãy cho con chơi với đất sét, mặc quần áo cho búp bê, thử thách con đóng mở các nắp chai, mở gói quà hoặc nhặt những vật nhỏ.
Thêm vào đó, cô Rebecca cũng gợi ý cha mẹ hãy cho con làm quen với vẽ trên cát hoặc giấy. Điều này sẽ giúp con cảm nhận được từng đường nét. Đồng thời bạn hãy cho con sử dụng bút chì và hoặc bút màu để viết hoặc tô màu. "Đừng ép con phải ngồi vào bàn khi vẽ hoặc viết. Bạn có thể dán giấy ở trên tường để con có thể đứng hoặc quỳ khi chơi. Việc viết trên các bề mặt thẳng đứng hoặc nghiêng giúp định vị cổ tay một cách chính xác và con sẽ biết cách sử dụng cơ ngón tay thay vì các cơ ở cẳng tay", cô Rebecca khuyên.
3. Khi nào thì bắt đầu cho con học viết
Theo chuyên gia giáo dục Rebecca, khi thấy trẻ có những dấu hiệu này thì nghĩa là con đã sẵn sàng học viết:
- Con cầm bút chì một cách chính xác.
- Con có thể vẽ được hình tròn, hình vuông, hình tam giác và các ký tự: |, -, , \, /, X.
- Con nhớ mặt các chữ cái.
- Con thích viết.
4. Ghi nhận và khen thưởng nỗ lực của con
Nếu con viết chữ quá to thì cha mẹ hãy vẽ những hình vuông nhỏ và yêu cầu con chỉ viết chữ nằm vừa bên trong hình vuông đó. Dần con sẽ hiểu nên viết chữ cỡ như thế nào cho phù hợp.
Nếu con viết vượt qua đường kẻ ô quy định, cha mẹ sẽ dùng bút dạ quang vẽ lên các đường kẻ, sau đó chỉ dẫn con không nên viết qua đường kẻ sáng màu đó.
Cô Rebecca chia sẻ: "Học viết không phải lúc nào cũng là một hành trình thuận lợi. Vì vậy, bạn nên ghi nhận và thưởng cho những nỗ lực của con, từ đó, con sẽ có động lực viết hơn.
Bạn có thể nói: "Mẹ/bố biết là đôi khi con cảm thấy khó khăn trong việc viết đúng ô ly, rồi phải nhớ khoảng cách giữa các chữ cũng khiến con khó chịu. Nhưng mẹ/bố biết là con đang cố gắng hết sức và mẹ/bố tin rằng còn có thể làm tốt việc này".
5. Không cho phép con viết ẩu
Không bao giờ là quá muộn để sửa thói quen viết ẩu của con, ngay cả khi con đã lên tiểu học. Tiến sĩ Jaya chia sẻ: "Ở độ tuổi tiểu học, trẻ đã có thể viết chữ in hoa và chữ thường một cách chính xác. Vì vậy, nếu ngay từ giai đoạn này mà con đã viết ẩu thì cha mẹ nên can thiệp sửa sai cho con".
Cô Rebecca gợi ý một số trò chơi giúp con học cách điều khiển ngón tay và cổ tay tốt hơn nữa là chơi đất sét, xâu chuỗi, xé và cắt giấy. Ngoài ra, cha mẹ có thể mua bút chì hình tam giác hoặc kẹp nắn tay cầm bút nhằm giúp con cầm bút đúng cách, từ đó con sẽ viết đẹp hơn.
Chọn ngành học "dán nhãn" 4.0: "Chạy theo mốt" hay tầm nhìn dài hạn? Khi nhiều ngành học thời 4.0 ra đời, thí sinh 2k2 đứng trước câu hỏi: việc lựa chọn các ngành này là một sự chuẩn bị tốt cho tương lai, hay chỉ là xu thế, "nóng" trong 2 - 3 năm rồi "nguội"? Nghi ngại có lẽ là tâm lý chung của các bậc phụ huynh và học sinh khi nghe tư vấn...