Nam sinh phụ mẹ bán hàng rong đậu ĐH Y dược với điểm cao
Cha bỏ đi từ khi em còn bé, Trần Quốc Khánh, sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Y dược Cần Thơ lớn lên trong tình thương của mẹ.
Mẹ Khánh bán hàng rong, thu nhập mỗi ngày chỉ hơn 100.000 đồng.
Chàng sinh viên quê Bạc Liêu Trần Quốc Khánh là con út trong gia đình có 2 anh em. Anh trai lớn hơn Khánh đến 14 tuổi. “Anh Hai em trước học ĐH Tôn Đức Thắng. Tốt nghiệp ĐH, anh đi dạy tiếng Anh, nhưng do dịch Covid-19 nên phải ngừng, đến nay công việc cũng chưa ổn định”, Khánh nhỏ nhẹ kể.
Em Trần Quốc Khánh – sinh viên năm thứ nhất Trường ĐH Y dược Cần Thơ
Hồi em bước vào lớp 1 thì cha mẹ ly hôn. Người cha dứt áo ra đi không về thăm vợ con một lần. “Mới đây, trên chuyến xe đi Sài Gòn thăm anh Hai, em tình cờ gặp cha, em chào, hỏi thăm sức khỏe thôi ạ…”, Khánh nói.
Mẹ Khánh, bà Nguyễn Hồng Nhẫn một mình nuôi 2 con trai ăn học bằng gánh hàng rong. Với ít nải chuối, vài trái dưa hấu, chục trứng vịt, trứng gà… tiền lời mỗi ngày chỉ hơn 100.000 đồng.
Song, công việc bán hàng rong của bà không phải lúc nào cũng thuận lợi. Trước đây, bà Nhẫn ngồi trong một góc nhỏ ở bến xe Bạc Liêu, nhưng giờ phải chạy hết chỗ này đến chỗ nọ.
Thấy hoàn cảnh của 3 mẹ con, một người thương tình cho bà Nhẫn ngồi bán trước một quán hủ tiếu trên đường Trần Phú.
Video đang HOT
Với Khánh, chỉ có học mới hy vọng thoát nghèo và đền đáp công ơn mẹ. Ảnh: NVCC
Gia cảnh khó khăn nên ngoài giờ học, Khánh phụ giúp mẹ bán hàng và chăm lo việc nhà. Nghèo khó là vậy nhưng chưa bao giờ Khánh có ý định bỏ học, với chàng trai này chỉ có học mới hy vọng thoát nghèo và đền đáp cho mẹ. Suốt 12 năm liền, Khánh luôn là học sinh xuất sắc.
“Ba năm phổ thông, em học chuyên tiếng Anh tại Trường THPT chuyên Bạc Liêu. Điểm trung bình 3 năm học là 9,2″, Khánh nói khi được hỏi về kết quả học tập những năm THPT.
Học chuyên Anh nhưng Khánh từng đoạt giải khuyến khích học sinh giỏi môn Lịch sử cấp tỉnh. Chia sẻ về “bí quyết” học tập, Khánh cho biết, giờ học trên lớp, em nghe thầy cô giảng bài thật chăm chú, nhập tâm luôn bài học. Em luôn thu nạp kiến thức với sự thoải mái, không tạo áp lực cho bản thân.
Thấy mẹ và ông bà ngoại hay đau ốm, Khánh muốn học trường y để chăm sóc người thân. Dược là ngành học mơ ước của nam sinh này.
Kỳ thi THPT quốc gia năm 2022, Khánh đạt tổng điểm 25,65, thuộc nhóm thí sính có điểm cao của Trường ĐH Y dược Cần Thơ.
“Hôm biết tin đậu ĐH, em không biết nên vui hay buồn. Vui vì mình đã đậu vào ngành mình yêu thích, nhưng lo không biết lấy tiền đâu để đóng học phí”, Khánh nhớ lại.
Khánh cho biết, ngành học của em năm ngoái thu học phí hơn 20 triệu đồng/năm, năm nay 41 triệu. “Thấy em cứ nghĩ đến học phí, mẹ động viên em cỡ nào cũng phải cố gắng học. Ngày em nhập học, mẹ phải cầm cố một số đồ đạc trong nhà để góp vào số tiền dành dụm trước đó và tiền nhận từ quỹ học bổng “Vì ngày mai” và được thầy cô hỗ trợ… tổng cộng được 17 triệu đồng để tạm đóng học phí kỳ 1″, Khánh chia sẻ.
Hiện Khánh không dám nói đến tiền vì sợ mẹ lo nghĩ nhiều rồi ảnh hưởng đến sức khỏe. Em đi phụ bán tinh dầu bưởi cho một người quen để có thêm chút tiền tự trang trải phần nào cuộc sống.
Còn mẹ Khánh, từ ngày con nhập học, ngoài bán hàng rong, bà còn lãnh vé số bán thêm để có tiền gửi cho con.
“Thấy mẹ gồng gánh gia đình và lo cho em ăn học, em xót xa, thương mẹ lắm. Em luôn tự nhủ phải cố gắng học tốt để giành được học bổng”.
Thầy Nguyễn Phục Hưng, giảng viên khoa Dược chia sẻ, cảm phục cậu sinh viên nghị lực, thầy đã đăng tin kêu gọi nhà hảo tâm chung tay hỗ trợ em.
Nam sinh người Hà Nhì vượt khó giành học bổng hiếu học
Sinh ra và lớn lên tại một vùng quê nghèo của tỉnh Lai Châu, nam sinh Phu Hờ Mè đã nỗ lực vượt khó vươn lên giành học bổng hiếu học.
Nam sinh người Hà Nhì vượt khó giành học bổng hiếu học.
Phu Hờ Mè (SN: 2001) ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, từ nhỏ nam sinh người Hà Nhì đã sống trong điều kiện vô cùng khó khăn, thiếu thốn về vật chất, tuổi thơ đầy nhọc nhằn, bám rừng, bám núi để mưu sinh. Bởi vậy, hơn ai hết em luôn thấu hiểu được những vất vả của cha mẹ và người dân nơi đây.
Phu Hờ Mè cho biết: Đồng bào quê em còn rất nhiều khó khăn, nhận thức người dân còn hạn chế, những đứa trẻ lên 4, lên 5 đã biết lao động, đứa thì cõng em trên lưng, nhỉnh hơn chút ít phải gánh cả gánh củi, xách nước từ khe suối cách nhà hàng chục km, hoặc làm lụng cực nhọc như người lớn...
Tình trạng thiếu cơm ăn, áo mặc, thiếu vắng cả bàn tay chăm sóc của cha mẹ diễn ra thường xuyên. Chính vì vậy, với trách nhiệm của một người con quê hương, em cần phải nỗ lực học tập để sau này trở về đóng góp sức lực phát triển địa phương.
Phu Hờ Mè luôn tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện.
Sau khi tốt nghiệp THPT, Phu Hờ Mè nộp hồ sơ xét tuyển vào khoa Luật trường Đại Học Khoa Học - Đại học Thái Nguyên, rời xa gia đình, vượt quãng đường hơn 500 cây số để về TP Thái Nguyên sinh sống và học tập.
Tại nơi phố thị phồn hoa, chứng kiến cuộc sống đủ đầy, náo nhiệt Phu Hờ Mè lại càng mong mỏi và khao khát học tập tốt để trở về quê thay đổi nhận thức và cuộc sống của người dân. Phu Hờ Mè ngày đêm rèn luyện, hăng say học tập. Mặc dù, lần đầu tiên xa quê hương, nhiều sự khác biệt trong lối sống, sinh hoạt nhưng Phu Hờ Mè cũng nhanh chóng thích nghi và hòa nhập với cuộc sống.
Hành trình vươn tới học bổng
Được sự quan tâm của thầy cô và bạn bè cùng lớp, cùng trường Phu Hờ Mè luôn lấy đó làm động lực để cố gắng nhiều hơn. Trong lớp, Phu Hờ Mè không chỉ tích cực, sôi nổi tham gia các tiết học, bên cạnh đó em còn chủ động nghiên cứu và tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan đến chuyên ngành Luật, tham gia CLB của trường.
Phu Hờ Mè khẳng định: Đối với một sinh viên người dân tộc thiểu số, sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, chúng em có xuất phát điểm thấp hơn các bạn ở thành phố. Do đó, muốn bắt nhịp được với môi trường học tập và đạt được những thành tích tốt thì bản thân cần phải cố gắng, nỗ lực nhiều hơn.
Quá trình vượt khó vươn lên không ngừng nghỉ của Phu Hờ Mè đã cho những trái ngọt đầu tiên khi nhiều năm liền em đạt danh hiệu sinh viên giỏi nhận được học bổng nhà trường; học bổng "Thắp sáng tương lai mùa 10" của tổ chức Deloitte, bên cạnh đó, em còn đạt danh hiệu sinh viên 5 tốt cấp đại học, nhờ tích cực tham gia các hoạt động phong trào tình nguyện, Mè đã nhận được nhiều giấy khen, chứng nhận của tổ chức Đoàn Hội.
Phu Hờ Mè (đứng thứ 3 từ phải sang) xuất sắc giành nhiều học bổng hiếu học.
Nói về người bạn người Hà Nhì, Lường Cao Kỳ, sinh viên khoa Luật trường Đại học Khoa Học cho biết: Phu Hờ Mè là người dân tộc thiểu số, nhưng thích nghi rất nhanh với môi trường học tập, Mè không chỉ nhiệt tình, trách nhiệm mà luôn sôi nổi trong các hoạt động, đặc biệt là các hoạt động, chương trình, cuộc thi liên quan đến học thuật.
TS. Nguyễn Thu Hường, giảng viên khoa Luật trường Đại học Khoa học (ĐH Thái Nguyên) cho biết: "Từ một sinh viên người dân tộc thiểu số rụt rè, nay chàng trai người Hà Nhì đã trở thành một sinh viên tự tin năng động. Phù Hờ Mè luôn cố gắng chăm chỉ, tích cực rèn luyện, mặc dù kết quả học tập của Mè luôn đạt loại giỏi nhưng em rất khiêm tốn và giản dị. Không chỉ có thành tích học tập tốt, Mè còn hòa đồng, đoàn kết với bạn bè, đưa phong trào học tập của lớp, của nhà trường đi lên.
Học bổng Thắp Sáng Tương Lai - mùa 10, có tổng giá trị lên tới: 25.000.000 VNĐ/suất học bổng, góp phần kiến tạo những giá trị, với một quy mô ý nghĩa hơn khi đánh dấu năm thứ hai Quỹ học bổng trở thành một chương trình chủ đạo của World Class - sáng kiến cộng đồng được khởi tạo bởi Deloitte Toàn cầu, nhằm chuẩn bị hành trang cho 300.000 thế hệ trẻ tương lai để sẵn sàng bước vào một thế giới ngập tràn những cơ hội.
Nam sinh giành giải Toán quốc tế mong muốn truyền kiến thức cho khóa sau Cơ duyên đến với môn Toán từ khi bước vào lớp 7, cũng từ đó Phạm Hoàng Sơn đã liên tục đạt được nhiều thành tích tại các kỳ thi học sinh giỏi. PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học quốc gia TPHCM và ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM trao giấy khen và học bổng cho Phạm Hoàng...