Nam sinh lọt vào Chung kết năm Olympia: Kỳ vọng chạm tới vòng nguyệt quế
Trước ngày thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia, Tuấn Kiệt – nam sinh Quảng Trị tự nhủ bản thân chuẩn bị tốt kiến thức, tự tin, tạo tâm lý thoải mái để đạt được kết quả cao nhất.
Học sinh thứ 3 của trường vào chung kết
Chưa đầy 1 tuần nữa sẽ diễn ra vòng thi chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia 2020. Quảng Trị là một trong bốn địa phương có thí sinh góp mặt trong cuộc thi này sẽ tổ chức điểm cầu truyền hình trực tiếp.
Nam sinh Quảng Trị vào chung kết năm Olympia
Em Tuấn Kiệt là một trong 4 thí sinh có mặt ở vòng chung kết
Em Văn Ngọc Tuấn Kiệt – học sinh trường THPT thị xã Quảng Trị, là gương mặt sáng giá, đại diện cho học sinh miền “đất học” Quảng Trị tham gia vòng thi chung kết năm 2020.
Tuấn Kiệt cũng là 1 trong 3 học sinh của ngôi trường THPT thị xã Quảng Trị xuất sắc mang cầu truyền hình cuộc thi chung kết năm Olympia về với quê hương, cũng là 1 trong 4 học sinh của mảnh đất Hải Lăng hiếu học.
Theo kế hoạch của Ban tổ chức, cầu truyền hình cuộc thi chung kết năm sẽ diễn ra tại sân trường THPT thị xã Quảng Trị, sát với Thành cổ Quảng Trị.
Đây là di tích lịch sử gắn với cuộc chiến “81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị – mùa Hè đỏ lửa 1972″ đầy oanh liệt, hào hùng, gây chấn động thế giới, buộc quân địch ngồi vào bàn đàm phán ký Hiệp định về hòa bình tại Việt Nam.
Vòng thi chung kết sắp diễn ra, bao thế hệ giáo viên, học sinh và nhân dân Quảng Trị đều hồi hộp mong chờ, động viên và hy vọng Tuấn Kiệt sẽ tiếp tục lập nên kỳ tích, mang về vòng nguyệt quế thứ 3 cho quê hương, cho ngành giáo dục tỉnh Quảng Trị.
4 gương mặt xuất sắc của Quảng Trị, trong đó 2 em đã giành quán quân, 1 em á quân.
Vào năm 2015, Văn Viết Đức (SN 1997, quê ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng – học sinh của ngôi trường THPT thị xã Quảng Trị) trở thành học sinh đầu tiên của tỉnh Quảng Trị giành ngôi vị quán quân Đường lên đỉnh Olympia.
Sau Văn Viết Đức, Phan Đăng Nhật Minh (SN 2000, ở thị trấn Hải Lăng – học sinh Trường THPT Hải Lăng) đã mang được vòng nguyệt quế thứ hai về với tỉnh Quảng Trị khi chiến thắng ở trận chung kết Olympia năm 2017.
Nhật Minh còn được mọi người đặt cho biệt danh “Cậu bé Google” bởi khả năng suy luận và tính toán nhanh, vốn kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực.
Cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18, Lê Thanh Tân Nhật (SN 2001, ở xã Hải Quy, huyện Hải Lăng) đã giành vị trí Á quân. Tân Nhật cũng là cựu học sinh Trường THPT Thị xã Quảng Trị.
Học giỏi và đam mê thể thao
Em Văn Ngọc Tuấn Kiệt với vẻ ngoài bộc lộ sự thông minh, nhanh nhẹn, tự tin và khá hiền lành. Em được chăm sóc, nuôi dưỡng trong gia đình có cha, mẹ là cán bộ công chức bình thường. Kiệt chỉ có 2 anh em, sau là em gái học lớp 7.
Tuấn Kiệt tỏ ra thông minh, nhanh nhẹn và hiền lành.
Tuấn Kiệt học rất giỏi ở các môn. Thành tích những năm học vừa qua rất ấn tượng, đều là học sinh giỏi toàn diện. Điểm số các môn học tự nhiên của em luôn đạt từ 9 điểm trở lên.
Em Kiệt nói rằng, là học sinh chuyên Toán nhưng em rất thích học Lịch sử. Môn Sử học giúp em hiểu thêm về cội nguồn dân tộc, về quá khứ dựng nước và giữ nước từ xa xưa.
Đặc biệt, em cũng đam mê thể thao, chơi được các môn bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…Ngoài giờ học trên lớp, buổi chiều em thường đi chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe.
Em Kiệt cho biết, bản thân biết đến cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia từ khi còn học lớp 5. Vào năm 2015, khi Văn Viết Đức (cùng ở thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng – cựu học sinh của ngôi trường THPT thị xã Quảng Trị) giành được vòng nguyệt quế thì Kiệt luôn ước mơ trở thành thí sinh của chương trình.
Từ đó, em luôn trau dồi kiến thức, nỗ lực học tập và rèn luyện. Sau khi vào học tại trường, Kiệt luôn cố gắng để trở thành thí sinh đại diện cho nhà trường góp mặt trong cuộc thi này.
Em Tuấn Kiệt chia sẻ, lúc còn sống ông nội em cũng thích xem cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia. Mỗi lần theo dõi chương trình, ông nội lại quay sang nhìn đứa cháu trai đang dán mắt vào màn hình như đặt vào đó cả sự kỳ vọng.
Chính cha, mẹ cùng ông nội gửi gắm kỳ vọng vào Tuấn Kiệt. Mong muốn lớn nhất của cả gia đình là mong con thông minh, hiền lành, hiếu học, trở thành người có ích.
Mơ ước bước lên đỉnh cao!
Để tới được với cuộc thi “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 20, Văn Ngọc Tuấn Kiệt trải qua không ít thử thách. Em đã trải qua những vòng thi tuyển chọn rất gắt gao của nhà trường. Trường THPT thị xã Quảng Trị, nơi Tuấn Kiệt gửi gắm giấc mơ hội tụ nhiều học sinh xuất sắc.
Tham gia chương trình Đường lên đỉnh Olympia, 2 học sinh của trường là Văn Viết Đức và Lê Thanh Tân Nhật từng gặt hái thành tích cao. Vì thế, để được nhà trường “chọn mặt gửi vàng” theo em Kiệt nói là không hề dễ dàng.
Em Tuấn Kiệt tâm sự, em luôn nhận thức rằng việc giành chiếc vòng nguyệt quế vinh quang không hề đơn giản. Em biết thử thách lớn đang chờ đợi mình ở cuộc thi phía trước nên tự động viên bản thân luôn giữ tinh thần thoải mái, không lo lắng, chuẩn bị thật tốt kiến thức để bước vào cuộc thi cuối cùng.
Trong quá trình học tập, thầy, cô và cha, mẹ luôn động viên, thúc đẩy Tuấn Kiệt cố gắng học tập và rèn luyện. Bên cạnh đó, mọi người luôn truyền cảm hứng, chia sẻ những kinh nghiệm để giúp em tự tin, có đủ kiến thức tham gia cuộc thi.
Tuấn Kiệt cũng quyết tâm và tự hứa với lòng mình sẽ tiếp tục cố gắng vươn lên trên đỉnh Olympia và nhiều ngọn núi tri thức khác để không phụ lòng người thân cùng rất nhiều người luôn yêu thương, động viên, cổ vũ mình.
Tuấn Kiệt và ba của mình sau lễ tuyên dương của ngành Giáo dục Quảng Trị
Luôn tự hào về con trai, ông Văn Ngọc Quang (bố em Tuấn Kiệt) nói rằng, kết quả bước đầu của cháu đạt được thể hiện sự nỗ lực, cố gắng không mệt mỏi của Kiệt suốt thời gian qua. Để có được điều này, gia đình và thầy cô cũng luôn quan tâm, động viên, tạo điều kiện cho cháu trong học tập.
“Gia đình tôi cũng vui mừng và động viên con giữ được tâm thế bình tĩnh, chuẩn bị tốt kiến thức, hy vọng con trai chinh phục được đỉnh cao trong cuộc thi chung kết”, ông Quang nói.
Cô giáo Phan Thiên Nga – Hiệu trưởng Trường THPT Thị xã Quảng Trị chia sẻ, Tuấn Kiệt là 1 trong 3 học sinh của ngôi trường THPT thị xã Quảng Trị xuất sắc mang cầu truyền hình cuộc thi chung kết năm Olympia về trường, đây là niềm vinh dự lớn của thầy và trò nhà trường.
Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị – TS Lê Thị Hương cũng bày tỏ sự vui mừng và chúc Tuấn Kiệt thêm vững vàng, tự tin ở trận chung kết.
Nếu như chàng trai vùng quê lúa Hải Lăng tiếp tục giành được vòng nguyệt quế trong trận chung kết diễn ra tới đây, Quảng Trị sẽ là địa phương đầu tiên có 3 nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia.
Ngôi trường 3 lần có học sinh vào chung kết, lên đỉnh vinh quang Olympia
Lần thứ 4 Quảng Trị có học sinh lọt vào chung kết Olympia, 2 lần đạt đỉnh vinh quang ở sân chơi trí tuệ này, như một lời khẳng định về truyền thống hiếu học của các thế hệ học sinh miền "đất lửa".
Nhắc đến miền đất giàu truyền thống hiếu học Quảng Trị, các thế hệ học sinh luôn thấy tự hào, vinh dự khi có đến 4 học sinh ghi tên mình vào vòng chung kết Olympia.
Thí sinh Quảng Trị vào chung kết Olympia
Trong 3 thí sinh đã tham gia sân chơi Olympia những năm trước, 2 em đã giành chức vô địch là Văn Viết Đức (2015) và Phan Đăng Nhật Minh (2017). Em Lê Thanh Tân Nhật giành á quân năm 2018.
Em Tuấn Kiệt giành giải Nhất cuộc thi quý
Những ngày vừa qua, thầy và trò Trường THPT thị xã Quảng Trị đón nhận thêm niềm vui khi em Văn Ngọc Tuấn Kiệt - học sinh lớp 11A1 đã xuất sắc vượt qua 4 thí sinh trong cuộc thi quý với 300 điểm, giành vé vào trận chung kết đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20, trở thành học sinh thứ 4 của Quảng Trị lọt vào vòng cuối cùng của sân chơi này.
Điều thú vị là cả 4 học sinh đều sinh ra, trưởng thành tại huyện Hải Lăng. Trong đó, ngôi trường THPT thị xã Quảng Trị nằm bên cạnh Thành cổ Quảng Trị lần thứ 3 có học sinh xuất sắc lọt vào chung kết Olympia, một em bước lên đỉnh vinh quang và một em á quân.
Những gương mặt tham gia sân chơi Olympia của Quảng Trị, trong 3 em đã mang về 2 giải Nhất, 1 giải Nhì.
Chỉ trong 6 năm, Trường THPT Thị xã Quảng Trị 3 lần có học sinh tham gia chung kết cuộc thi Olympia.
Cô giáo Phan Thiên Nga - Hiệu trưởng Trường THPT Thị xã Quảng Trị chia sẻ, đây là niềm vinh dự lớn của thầy và trò nhà trường. Thời gian qua, đã có nhiều học sinh đạt thành tích cao trong các cuộc thi cấp Quốc gia và quốc tế.
Theo cô giáo Nga, cuộc thi Olympia là sân chơi đầy trí tuệ dành cho học sinh phổ thông. Đến năm nay, Trường THPT thị xã Quảng Trị vinh dự có 3 học sinh lọt vào chung kết, 1 em giành chức vô địch và 1 em về thứ 2 trong cuộc thi này.
Vào năm 2017, trường THPT thị xã Quảng Trị cũng có học sinh đạt giải cao ở cuộc thi KHKT quốc tế, trở thành niềm tự hào cho các thế hệ học sinh. Đó là em Phạm Huy - đạt giải Ba tại cuộc thi Intel ISEF 2017 (tổ chức tại Mỹ), với đề tài "Cánh tay robot dành cho người khuyết tật".
Theo lãnh đạo nhà trường, từ đầu những năm 2000, trường đã có định hướng chinh phục sân chơi Olympia vì đây là sân chơi trí tuệ cao nhất cho học sinh phổ thông.
Những cuộc thi Olympia thu nhỏ với tên gọi Chinh phục đỉnh cao được tổ chức giữa các học sinh trong trường để chọn ra người xuất sắc nhất đăng ký dự thi Đường lên đỉnh Olympia.
Quá trình chọn lọc người có khả năng và bồi dưỡng để đi thi Olympia được trường thực hiện ngay từ những ngày đầu tiên của khối lớp 10 với rất nhiều vòng.
Người được chọn sẽ bắt đầu được bồi dưỡng liên tục suốt gần một năm, trước khi đăng ký đi thi Đường lên đỉnh Olympia vào giữa năm học lớp 11.
Em Tuấn Kiệt vừa ghi tên mình vào vòng chung kết.
Những ngày này, Trường THPT thị xã Quảng Trị đang tất bật chuẩn bị cho cầu truyền hình chung kết Olympia năm thứ 20. Cuộc thi chung kết này đã được ấn định vào giữa tháng 9. Tuấn Kiệt cũng đang ôn kiến thức cho vòng chung kết.
Cô giáo Phan Thiên Nga - Hiệu trưởng Trường THPT Thị xã Quảng Trị nói rằng, công tác chuẩn bị đang được triển khai từ cơ sở vật chất, nội dung để làm điểm cầu truyền hình.
Đánh giá về học sinh của mình, cô Nga cho biết, Tuấn Kiệt là học sinh ngoan ngoãn, thông minh, chịu khó. Nhà trường cũng có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức và đang hỗ trợ để Tuấn Kiệt có thể đạt kết quả cao nhất trong cuộc thi sắp tới.
Cô giáo TS Lê Thị Hương - Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị cũng bày tỏ vui mừng khi học sinh địa phương liên tục gặt hái được nhiều thành tích, lần thứ 4 có thí sinh tham gia vòng chung kết Olympia. Đó là niềm vinh dự, tự hào về truyền thống hiếu học của các thế hệ học sinh.
Cô Hương nói, ngành giáo dục địa phương cũng chú trọng khâu bồi dưỡng, đào đạo, tìm kiếm tài năng ngay từ bậc học thấp để các em có nền tảng kiến thức tham gia các cuộc thi, sân chơi trí tuệ dành cho học sinh toàn quốc.
Chuyện về "nhà leo núi" Văn Ngọc Tuấn Kiệt Xuất sắc đoạt vòng nguyệt quế cuộc thi quý 3 chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 (2020), Văn Ngọc Tuấn Kiệt (lớp 11 Trường THPT TX Quảng Trị) chính thức đưa cầu truyền hình chung kết sân chơi trí tuệ này về Quảng Trị lần thứ 4 chỉ trong vòng 6 năm qua. Trước đó, 2 thí sinh đã trở...