Nam sinh lớp 10 giành học bổng Học nhanh FUNiX
Học CNTT tại FUNiX từ giữa năm lớp 10, Nguyễn Quang Hưng (16 tuổi, Hà Nội) hoàn thành chứng chỉ vượt thời gian quy định, giành học bổng Học nhanh.
Có sở thích tìm hiểu về công nghệ từ cấp hai, Nguyễn Quang Hưng (học sinh THPT Vinschool) luôn thích thú với máy tính, các tin tức mới mẻ và những ứng dụng mà công nghệ thông tin mang đến cho cuộc sống. Hưng cảm nhận rõ sức mạnh của công nghệ và muốn tự mình có thể tạo ra các chương trình, ứng dụng hữu ích để phát triển cho công việc trong tương lai.
Nguyễn Quang Hưng (học sinh THPT Vinschool, Hà Nội) yêu thích công nghệ nên theo học CNTT tại FUNiX từ giữa năm lớp 10.
Ngày 18/11, Hưng bắt đầu nhập học “trường mây”. Đến 14/5, Hưng hoàn thành Chứng chỉ 1 – Công dân số, vượt 54% thời gian so với thời gian quy định dành cho học sinh phổ thông và giành học bổng Học nhanh.
Quang Hưng chia sẻ, trước khi biết đến FUNiX, cậu chưa từng học công nghệ thông tin ở bất cứ đâu. Khi sử dụng máy tính, điện thoại gặp khó hay muốn tìm hiểu kỹ hơn, cậu thường tự mày mò và tìm giải pháp. Cuối năm 2019, biết đến cách học CNTT trực tuyến tại FUNiX, Hưng thấy phù hợp với bản thân vì có thể học trong thời gian rảnh, có thể trao đổi với các mentor những thắc mắc, vấn đề mình gặp phải, không cần tự mày mò như trước kia.
“Em thấy vui vì đạt được một trong những mục tiêu của mình khi bắt đầu học FUNiX”, Hưng chia sẻ.
Để có kết quả ấy, Hưng thường dành tối đa thời gian rảnh để học trực tuyến. Nam sinh còn đặt ra những mốc thời gian cho bản thân để hoàn thành từng phần của khoá học. Sau khi đạt một mốc, Hưng sẽ cho bản thân một thời gian nghỉ để “sạc pin” cho phần học tiếp theo, tránh cảm thấy chán và lười.
Hannah Thúy Dương, người đồng hành với Hưng nhận xét cậu chăm chỉ, học chủ động và thông minh.
Luôn cố gắng tận dụng những kỹ năng được học vào bài vở trên lớp và cuộc sống hàng ngày, các kiến thức tại FUNiX giúp Hưng tự tin hơn trước các vấn đề về bảo mật trên mạng xã hội, sử dụng những công cụ của Google hay kiến thức nền tảng đầu tiên về lập trình.
Video đang HOT
Hoàn thành Chứng chỉ học tập nhanh hơn thời gian quy định, Nguyễn Quang Hưng giành học bổng Học nhanh tại FUNiX.
Kết thúc Chứng chỉ 1, Hưng tiếp tục học Chứng chỉ 2 – Lập trình viên ứng dụng Mobile vào cuối năm lớp 10. Cậu học trò cho hay, mục tiêu dài hạn của cậu là có thể lấy bằng đại học CNTT.
Vừa học phổ thông, vừa học song song chương trình đại học ngành Kỹ thuật phần mềm, Hưng cho biết, cậu cũng phải cố gắng cân đối thời gian học của hai nơi và nhịp sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, do hai chương trình học trên lớp và học ở FUNiX là hai cách học khác nhau nên Hưng phải thích ứng với cách học mới.
“FUNIX đề cao việc tự chủ và tự học. Đáp án cho mọi vấn đề sẽ không tự đến mà mình sẽ phải tìm được nó bằng nhiều cách, nếu không sẽ không thể qua được các thử thách mà khóa học đề ra”, Hưng nói.
Để vượt qua những trở ngại này, Hưng nhờ đến sự hỗ trợ từ các mentor, hannah và xTer khác. Cậu cho biết bản thân được hỗ trợ nhiều từ những nguồn lực này. Bên cạnh đó, cậu cũng tối ưu thời gian để học hiệu quả nhất.
“Để học tập nhanh, hiệu quả ở FUNiX, em không có kinh nghiệm gì nhiều ngoài việc tin tưởng rằng bản thân có thể làm được”, Hưng nói.
'App toán học': Phụ huynh bức xúc, nhà cung cấp tỉnh bơ
"Gần cuối học kỳ 2, con tôi (học lớp 1) được tổ chức ôn tập toán qua app VioEdu. Học trực tuyến đã choáng váng, giờ đi học lại các con phải chạy đua chương trình. Ôn luyện trên app làm khổ học sinh lẫn phụ huynh...".
Một buổi giới thiệu và hướng dẫn sử dụng app toán học VioEdu cho giáo viên - Ảnh: T.T.
Đó là bức xúc của chị V.L. - phụ huynh có con học lớp 1 ở Q.Tân Phú, TP.HCM. "Tôi có thắc mắc rất lớn là tại sao phải học, ôn luyện trên app này?" - chị V.L. nói thêm.
Giáo viên: Phụ huynh quá bức xúc!
Chị V.L. kể từ hôm cô giáo chủ nhiệm triển khai cho phụ huynh tải app (ứng dụng trên điện thoại, máy tính - PV) để các con làm bài tập, ôn thi và học toán, nhiều cha mẹ trong nhóm "chat" của lớp đã xôn xao.
"Tải, đăng nhập app, rồi máy móc không phải phụ huynh nào cũng biết làm, cũng có điều kiện. Trong khi đó, việc học trực tuyến trong mùa dịch đã khiến phụ huynh choáng váng vì phải trở thành thầy cô bất đắc dĩ nhưng vẫn thông cảm được vì tình hình chung. Còn bây giờ các con đi học bình thường, trên lớp chạy đua chương trình cho kịp còn phải ôn thi qua app. Phụ huynh như hết vất vả này đến vất vả khác" - chị V.L. bày tỏ.
Tương tự, chị Đinh Lê Hương - phụ huynh có con học trường khác ở Q.Tân Phú - cho biết học qua app với con chị rất phiền hà. Chị nói: "Con tôi mới lớp 1. Cháu chưa biết xài máy tính để tải bài, lướt Internet cũng như các thao tác làm bài trắc nghiệm. Khi con học trực tuyến, con làm toán qua app, tôi phải ngồi với con từ đầu đến cuối. Đó là chưa kể app bị lỗi. Một bài toán cho ra ba đáp án nhưng không có đáp án nào đúng...".
Cô giáo chủ nhiệm lớp 1 ở một trường tiểu học tại P.Tân Thạnh (Q.Tân Phú) chia sẻ: "Chúng tôi triển khai theo văn bản 1334 của sở trên sự tự nguyện, không thu phí. Nhưng phụ huynh quá bức xúc. Trước tiên là giáo viên đứng lớp, tôi tạm thời dừng không hướng dẫn, không yêu cầu các em ôn luyện toán trên đó".
Thầy Lý Văn Huệ, hiệu trưởng Trường tiểu học Hòa Bình (Q.1), cho biết: "App toán học nhằm hỗ trợ học sinh, nhưng các em đã học ở trường nhiều rồi, bám sát sách giáo khoa thì việc tải app toán ôn học thêm là chuyện tự học của mỗi em. Trường không yêu cầu và đến giờ cũng không thực hiện. Bởi nó phụ thuộc năng lực, tinh thần tự học, điều kiện, đâu phải ai cũng làm được...".
Phụ huynh quá bức xúc thì trước tiên là giáo viên đứng lớp, tôi tạm thời dừng không hướng dẫn, không yêu cầu các em ôn luyện toán trên app đó.
Giáo viên chủ nhiệm lớp 1 ở Q.Tân Phú, TP.HCM
Nhà cung cấp: Chưa thấy không hài lòng?
Theo công văn của Sở GD-ĐT TP.HCM ngày 13-5 về việc hỗ trợ miễn phí cho học sinh, giáo viên trên toàn quốc sử dụng hệ thống giáo dục trực tuyến VioEdu, đây là chương trình của Công ty cổ phần FPT để hỗ trợ học sinh, giáo viên, phụ huynh học online trên VioEdu trong thời gian tạm nghỉ học để phòng dịch COVID-19.
Qua đó, sở đề nghị các phòng GD-ĐT thông báo các trường tiểu học trên địa bàn nghiên cứu sử dụng trên tinh thần miễn phí, tự nguyện. Được biết, nhiều trường tiểu học ở Q.Tân Phú đã giới thiệu và cho học sinh lớp 1 làm toán qua app. Theo văn bản của sở, app toán học này là một công cụ hữu ích, giúp đỡ cho thầy cô và học sinh duy trì hoạt động dạy, học qua hình thức học online miễn phí trên hệ thống cho đến khi Bộ Y tế công bố hết dịch.
Bà Nguyễn Thị Ngọc - giám đốc dự án VioEdu, Tập đoàn FPT - thông tin: VioEdu là hệ thống giáo dục trực tuyến, giúp các em tự học và ôn luyện môn toán. Trước đó có cuộc thi toán học qua mạng Violympic từ năm 2008. Hiện app toán đang được triển khai miễn phí ở Q.Tân Phú được hai tuần, 100% các trường thực hiện. Và cũng theo bà Ngọc, hiện chưa gặp những ý kiến phản hồi hay sự không hài lòng nào từ phụ huynh.
Ông Trần Trọng Khiêm - phó trưởng Phòng GD-ĐT Q.Tân Phú - nhận định trong một hội thảo về ứng dụng công nghệ thông tin vừa mới tổ chức ở TP.HCM: "Nếu quá trình thực hiện, giáo viên sử dụng VioEdu bị áp lực, không mang lại hiệu quả giờ dạy và tăng thêm áp lực thì không áp dụng được...".
Được biết, sau thời gian miễn phí, app toán học VioEdu sẽ thu phí nhưng hiện thời gian và mức thu chưa được thông báo.
Lo ngại khi thu phí
Thầy Dương Trần Bình, hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp), lo ngại: "Trường chưa tham gia, mới triển khai cho thầy cô biết. Chủ trương chung là không giao bài về nhà cho học sinh học hai buổi/ngày. Nên học toán qua app, chắc chắn đó không phải là dạng bài về nhà. Tôi chỉ ngại rằng vì có thu phí, tham gia là tự nguyện nên sẽ có em đăng ký, em không đăng ký, kéo theo câu chuyện đồng nhất hỗ trợ học tập môn toán ở lớp cũng khó".
Yêu cầu chung về ứng dụng CNTT
Ban đầu đây là chương trình hỗ trợ miễn phí lúc dịch COVID-19 khi các em học online. Nhưng khi có thu phí, các trường phải nhận định hiệu quả sử dụng trong thời gian vừa qua, trên sự tự nguyện và hài lòng của phụ huynh. Còn chuyện vì sao phải học qua app? Vì đó cũng là đáp ứng yêu cầu chung về ứng dụng công nghệ thông tin trong trường học. - Ông Nguyễn Văn Hiếu (phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM)
Học sinh 'gian nan' học trực tuyến: Giáo viên, phụ huynh phối hợp sao cho hiệu quả? Giáo viên thiết kế bài giảng thật sinh động, còn phụ huynh thì nên hướng dẫn học sinh cách sử dụng, tương tác với các thiết bị công nghệ để việc học trực tuyến hiệu quả hơn. Học sinh tiểu học đang học trực tuyến - T.L Những ngày qua, học sinh tiểu học ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác đã học...