Nam sinh lao mình cứu cô giáo bị lũ cuốn
Thấy cô giáo chới với khi bị nước lũ cuốn về phía cống, Thắng vứt cặp sách nhảy xuống bơi theo, kéo cô vào bờ.
Thầy Nguyễn Hữu Toàn, Hiệu trưởng trường THPT Cù Huy Cận, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) cho biết, khoảng 6h30 sáng nay, thầy Nguyễn Trần Hữu và vợ là cô Trần Thị Mạnh (cùng là giáo viên của trường) trên đường chèo thuyền tới lớp thì bị lũ nhấn chìm. Hai người ngã xuống dòng nước sâu, chới với.
Do khu vực này nước chảy mạnh và dốc, nên khi ngã xuống nước, cô Mạnh bị cuốn về phía chiếc cống, thầy Hữu biết bơi nhưng chưa kịp định thần để cứu vợ.
Khu vực nơi vợ chồng cô Mạnh gặp nạn. Ảnh: Đ. H
Lúc này, Nguyễn Hữu Thắng (học sinh lớp 11A4) đang cùng nhóm bạn tới trường thấy vậy đã vội vàng vứt cặp sách lao xuống dòng nước lũ. Thắng bơi tới tiếp cận được cô Mạnh và kéo cô giáo vào bờ. Nhóm học sinh phía trên cũng tìm cách hô hoán mọi người tới ứng cứu.
Chia sẻ với VnExpress, cậu học trò dáng người nhỏ thó, khuôn mặt hiền từ cho hay lúc đó không kịp nghĩ gì, thấy cô giáo gặp nguy hiểm nên lao mình xuống cứu.
“Nếu em không nhảy xuống, thì các bạn khác cũng sẽ hành động tương tự. Lúc nhảy xuống nước, em chỉ muốn bơi thật nhanh để chỗ cô giáo đang gặp nạn. Đoạn đường kéo cô từ chỗ gặp nạn vào bờ dài hơn 3 m. Cô giáo an toàn là em vui rồi”, Thắng nói rồi cười hiền bảo cậu bơi khá tốt.
Video đang HOT
Nguyễn Hữu Thắng, học sinh lớp 11A4 trường THPT Cù Huy Cận. Ảnh: Đ. H
Thoát nạn trong gang tấc, vợ chồng thầy Hữu và cô Mạnh tâm sự lúc đó sự việc xảy ra quá nhanh, ai cũng đều hoảng loạn. “Chúng tôi vô cùng biết ơn và cảm kích trước hành động lao mình xuống dòng lũ để cứu người của nam học sinh”, thầy Hữu bày tỏ và cho biết, mấy ngày nay nước lũ dâng cao, đoạn đường chính tới trường bị ngập. Để đi tới trường, vợ chồng thầy Hữu phải chèo thuyền qua dòng nước sâu, dài hơn 100 m.
Thầy Hiệu trưởng Nguyễn Hữu Toàn cho biết nhà trường dự định thứ hai tuần tới, sẽ tổ chức tuyên dương Thắng cùng nhóm học sinh hỗ trợ cứu người trong buổi chào cờ.
Trong những ngày qua, địa bàn các huyện Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Sơn liên tục có mưa lớn, nước lũ dâng cao gây ngập nhiều xã. Nhà chức trách Hà Tĩnh ghi nhận có 3 học sinh tử vong do lật thuyền, sảy chân giữa dòng nước lũ.
Theo VNE
Cách học tiếng Anh cho người bận đi làm
Nhiều người đi làm muốn học tiếng Anh nhưng cảm thấy ngại việc thay đổi cuộc sống đang ổn định, không sắp xếp được thời gian.
Ngại học, sợ xáo trộn nhịp sống bình thường là tâm lý chung của những người đã có cuộc sống, nghề nghiệp ổn định. Tuy vậy, do yêu cầu công việc, nhiều người đi làm vẫn phải học tiếng Anh. Nếu vượt qua rào cản của sự ngại ngùng ban đầu, bạn sẽ cảm thấy việc học tiếng Anh trở nên vui vẻ, dễ dàng hơn.
"Không khó như mình tưởng"
Chị Đặng Thị Vân Anh, 35 tuổi, nhân viên ngân hàng chia sẻ: "Lúc đầu, khi biết mình sẽ phải học tiếng Anh do yêu cầu công việc, tôi thấy ngại bởi việc học ở tuổi gần 40 sẽ xáo trộn hoàn toàn nhịp sống bình thường. Bên cạnh đó, việc phân chia thời gian, sự ưu tiên giữa gia đình, công việc và học tập không dễ. Đã lâu không 'động' tới tiếng Anh, tôi chán nản khi nghĩ tới việc lên lớp như bao sinh viên khác".
Tuy vậy, chị đã thay đổi suy nghĩ khi tham gia mô hình Học chủ động (Active Learning) của Trung tâm Anh ngữ AMA. Lớp học này giúp chị hoàn toàn chủ động bằng cách lấp đi những khoảng thời gian trống mà không tác động nhiều tới cuộc sống riêng.
"Tôi thấy thoải mái vì được đặt mình ở thế chủ động, từ thời gian cho tới tiến độ", chị Vân Anh chia sẻ: Chị thường qua trung tâm vào buổi chiều khi đi làm về hoặc tranh thủ giờ nghỉ trưa. Có lần công việc quá bận rộn, chị xin nghỉ hẳn một tháng rồi quay lại học mà vẫn bắt nhịp tốt. "Việc học tại đây không gây ảnh hưởng tới việc chăm sóc gia đình hai con và công việc bận rộn của tôi", chị cho hay.
Bên cạnh việc tận dụng, phân bố tốt thời gian, chị Vân Anh còn vượt qua được tâm lý ngại ngùng của một người lâu không "động" đến ngoại ngữ. "Những người như tôi thường e dè, sợ sai và ngại bị người khác đánh giá. Buổi đầu, tôi cùng các học viên khác thường nói rất ít và chỉ lựa chọn những câu ngắn, an toàn để giao tiếp trong lớp", chị kể. Tuy nhiên, phong cách làm việc chân thành, cởi mở của giảng viên hướng dẫn khiến những học viên như chị cảm thấy tự tin hơn. Từ các buổi học sau, mọi người đều cảm thấy thoải mái khi nói chuyện, bỏ cảm giác sợ sai ban đầu.
"Lợi tức" ngoài ngoại ngữ
Anh Đoàn Phúc, nhân viên một hãng hàng không lại tìm thấy trong khóa học điểm cộng khác. Đó là tư duy phản biện và kỹ năng thuyết trình bảo vệ quan điểm trước đám đông. Theo anh Phúc, thành công lớn nhất mà anh có được khi tham gia lớp học là sự tự tin.
"Trước khi học, tôi khá nhút nhát khi sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp. Sau một khóa giao tiếp, vốn từ vựng không tăng lên đột biến nhưng khả năng phản xạ lại được cải thiện nhiều. Tôi có thể diễn đạt điều mình muốn một cách lưu loát bằng tiếng Anh", anh Phúc chia sẻ.
Cũng theo anh Phúc, những người đi làm thường nghĩ mọi thứ đã ổn định nên không muốn học thêm kiến thức mới. Việc học tiếng Anh thường do yêu cầu công việc. Tuy nhiên, khi theo mô hình Active Learning, anh cảm thấy được tiếp thêm động lực, không còn thái độ tạm hài lòng với cuộc sống hiện tại.
Anh nói: "Lúc đầu, tôi học tiếng Anh chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu công việc. Nhưng khi đã tham gia lớp, tôi lại thấy mình làm chủ được các cuộc nói chuyện, buổi thảo luận đông người. Điều này mang lại cảm giác thoải mái và tự tin trong cuộc sống cũng như công việc".
Chị Hoàng Thị Bích Ly - giảng viên Trung tâm Anh ngữ AMA chi nhánh Cửa Bắc (Hà Nội) chia sẻ thêm: "Ngoài ngoại ngữ, học viên còn được trang bị thêm sự tự chủ trong các tình huống giao tiếp. Bởi trong quá trình học, việc trao đổi theo cặp, nhóm hay thuyết trình trước lớp khiến học viên có tư duy phản biện cao hơn, kỹ năng nói trước đám đông tốt hơn".
Chưa hết, các học viên còn được hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ hình thể (body language) để gia tăng hiệu quả giao tiếp. Khối lượng bài tập vừa phải nhằm phù hợp với những người đã đi làm, có gia đình không còn nhiều thời gian tự học ở nhà.
"Với tiếng Anh, điều tối kỵ không phải là nói sai mà là không nói. Ưu điểm của mô hình này là khơi gợi sự tự tin và niềm say mê được nói, được chia sẻ ngay từ những buổi đầu; từ đó góp phần xây dựng phong thái tự chủ để cách nói chuyện, thuyết trình hấp dẫn hơn", cô Hoàng Ly chia sẻ.
Theo VNE
1.500 tân sinh viên Luật được kiểm tra năng lực Đại học Luật TP HCM đã tổ chức kiểm tra năng lực của gần 1.500 tân sinh viên khoa Luật để phân vào các chuyên ngành. Trong hai ngày 18-19/9, gần 1.500 tân sinh viên của Đại học Luật TP HCM được kiểm tra năng lực qua bài kiểm tra liên quan đến 4 lĩnh vực gồm kiến thức về xã hội tổng...