Nam sinh khuyết tật nhận suất học bổng toàn phần đại học Mỹ
Mất một con mắt từ năm 3 tuổi, Lê Bá Ninh nói, “em tự thấy bản thân mình là một người may mắn vì vẫn có thể nhìn được và quan trọng nhất là được học hành đến nơi đến chốn”.
Đó là những chia sẻ của nam sinh Lê Bá Ninh, học sinh lớp 12 Anh, Trường THPT Chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa) khi kể về hành trình hiện thực hoá ước mơ du học Mỹ.
Hồi đầu tháng 3, Ninh vừa nhận được thông báo trúng tuyển ĐH Soka và là một trong số ít được nhận gói học bổng Global Merit Scholarship trị giá gần 200.000 USD cho 4 năm học, đã bao gồm học phí, sách vở, sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi tiêu cá nhân.
“Đến nay em vẫn không quên được khoảnh khắc mở tài khoản của mình trên website của trường và nhìn thấy dòng chữ Congratulations. Soka là ngôi trường mơ ước của em, cũng là trường em đặt nhiều hy vọng nhiều nhất nên trong suốt khoảnh thời gian đợi kết quả em đã rất lo lắng, hồi hộp. Và khi biết mình không chỉ được nhận vào trường mà còn được chọn là một trong số ít nhận gói học bổng Global Merit, em đã vỡ oà trong vui sướng. Hôm đó thực sự là một ngày vui của cả gia đình em” – Ninh chia sẻ.
Ban đầu, Soka thu hút Ninh đơn giản chỉ vì trường rất hào phóng trong hỗ trợ tài chính, trong khi điều kiện gia đình không thể chu cấp cho em đi du học. Nhưng càng tìm hiểu kỹ, em càng thấy môi trường học tập của trường vô cùng hợp với tính cách, con người mình. Điều đó càng khiến em quyết tâm chinh phục được hội đồng tuyển sinh của trường.
Để hiện thực hoá ước mơ, Ninh đã chứng minh cho Soka thấy khả năng học tập của mình bằng bảng thành tích ấn tượng: SAT 1: 1500/1600, SAT 2: 720/800 môn Lịch sử Mỹ, 790/800 môn Toán 2, IELTS: 8.0.
Ngoài ra, nam sinh xứ Thanh còn xuất sắc giành giải Ba kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia môn tiếng Anh năm lớp 12, Huy chương Bạc kỳ thi giao lưu học sinh giỏi giữa các trường chuyên khu vực duyên hải và đồng bằng Bắc Bộ môn tiếng Anh năm lớp 10 và 11.
Tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa, nhưng 2 hoạt động mà Ninh thích và dành nhiều thời gian nhất là tham gia CLB tiếng Anh và là người sáng lập, trưởng ban nội dung Ga Lam Sơn – nội san của trường.
“Nếu CLB Tiếng Anh là nơi đầu tiên một đứa học sinh suốt 4 năm cấp 2 chỉ biết học như em được thử sức mình ở các hoạt động ngoại khoá và thu nhặt những kinh nghiệm đầu tiên về kĩ năng mềm, thì nội san trường là cơ hội để em được sống trọn với đam mê viết lách. Điều em tâm đắc nhất là cả hai CLB đều tạo cho em những diễn đàn mở để em bộc lộ bản thân, trao đổi kiến thức, quan điểm và rèn giũa mình”.
Tham gia những hoạt động này, Ninh còn được gặp gỡ với rất nhiều người, mỗi người một cá tính, một câu chuyện khác nhau mà từ họ, bản thân em học được rất nhiều điều, Ninh tâm sự.
“Em may mắn vì vẫn còn một mắt”
Video đang HOT
Trong bài luận gửi tới Soka, nam sinh 18 tuổi đã chia sẻ câu chuyện đặc biệt của mình.
“Ngày em lên 3 tuổi, vì bị cao giác mạc nên em phải mổ bỏ mắt bên phải và lắp vào đó một con mắt giả thẩm mỹ. Khiếm khuyết ấy đã khiến em luôn mặc cảm về bản thân. Trong bài luận cá nhân, em đã viết về con mắt giả ấy, về hành trình của em từ chỗ tin rằng khiếm khuyết ấy là giới hạn cho tương lai của mình đến chỗ nỗ lực hết sức để chứng minh không chỉ cho mọi người xung quanh mà còn cho chính bản thân mình rằng điều đó là không đúng”.
Từ những trải nghiệm của bản thân, Ninh cũng viết về cái nhìn sai lệch của nhiều người đối với những người khuyết tật như em, về những sự thương hại tưởng chừng vô hại nhưng trên thực tế lại có thể khiến cho việc hoà nhập cộng đồng trở nên khó khăn hơn.
“Em tự thấy bản thân mình là một người may mắn vì vẫn có thể nhìn được và quan trọng nhất là được học hành đến nơi đến chốn – điều mà nhiều người khuyết tật ở nước ta không có, do sự thiếu thốn về cơ sở vật chất trong việc đáp ứng nhu cầu của họ. Ước mơ của em là có thể giúp cho những người khuyết tật tiếp cận được với các cơ hội học tập bình đẳng để tiềm năng của họ không bị phí hoài”.
&’Bất lợi cho em những trải nghiệm’
Ninh cho biết, kế hoạch nộp hồ sơ du học của em bắt đầu muộn nhưng đã nhận được sự giúp đỡ của rất nhiều anh chị đi trước
Ninh cho biết, kế hoạch nộp hồ sơ du học của em bắt đầu khá muộn mặc dù từ nhỏ em đã ấp ủ giấc mơ được vi vu ở chân trời mới. Nhưng mọi thứ đều rất mông lung và bẵng đi một thời gian dài, đến hè năm lớp 11 lên lớp 12, em mới xác định được lối đi cho mình. Người truyền cảm hứng cho em là một cựu học sinh Lam Sơn cũng đang là du học sinh Mỹ.
Chính vì bắt đầu muộn, nên thời gian ôn luyện cho các bài thi chuẩn hoá không nhiều và không có thời gian để thi lại. Tuy nhiên, Ninh biết ơn sự giúp đỡ của những anh chị đi trước đã hướng dẫn và hỗ trợ em nhiệt tình trong suốt quá trình này.
Ninh và những khoảnh khắc vui vẻ cùng bạn bè
Sự ủng hộ của bố mẹ cũng là điều mà Ninh không quên nhắc đến. “Ở nhà, bố mẹ em thường không can dự vào việc học tập của em nhiều và để cho em tự quyết định hầu hết mọi việc liên quan đến em. Điều đó giúp em có được một tinh thần khá tự lập”.
“Ban đầu, khi biết em định nộp hồ sơ du học Mỹ, bố mẹ em có khuyên nên suy nghĩ lại vì lo rằng đó là một quyết định khá mạo hiểm đối với một học sinh cuối cấp. Tuy vậy, điều tuyệt vời là bố mẹ em đã không quyết liệt cấm cản, mà ngược lại khi thấy được quyết tâm của em, bố mẹ đã chuyển sang ủng hộ em, không bằng lời nói mà bằng những hành động cử chỉ hằng ngày khiến em vô cùng cảm động”.
Không có nhiều lợi thế như các bạn ở thành phố lớn, nhưng Ninh cho rằng, ở đâu cũng có những điểm thuận lợi và bất lợi riêng.
“Sẽ là nói dối nếu nói trong khoảng thời gian chuẩn bị hồ sơ em chưa từng thấy tủi thân vì gia đình không có điều kiện hay ghen tị với các bạn ở thành phố lớn. Tuy vậy, giờ đây nhìn lại, em nhận ra mọi thứ xảy ra đều có lý do của nó, và chính những điểm mà em đã từng coi là bất lợi lại cho em những trải nghiệm đặc biệt tạo nên con người em bây giờ”.
Ninh chia sẻ, trong thời gian này, em đang học thêm một ngoại ngữ nữa, cũng như tham gia một số khoá học online để chuẩn bị cho môi trường học tập vô cùng mới mẻ sắp tới.
Nguyễn Thảo
Theo vietnamnet.vn
Mái che cà phê tự động của nam sinh khuyết tật ở Lâm Đồng
Trong lần chống nạng ra sân cố kéo tấm bạt che cà phê khi trời mưa, Anh Hào bị ngã nên nảy ý tưởng làm mái che điều khiển tự động.
Nguyễn Anh Hào (phải) và Nguyễn Thành Long tại gian trưng bày sản phẩm cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học phía Nam. Ảnh: Mạnh Tùng.
Mô hình "Hệ thống phơi cà phê thông minh" của Nguyễn Anh Hào và Nguyễn Thành Long (lớp 8, THCS Gia Hiệp, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đang được chú ý tại cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học phía Nam, tại TP Đà Lạt. Người nảy ra ý tưởng cho sản phẩm là Hào - cậu bé khuyết tật phải đi lại bằng nạng gỗ.
Bố mẹ làm giáo viên ở huyện Di Linh, trồng thêm cà phê để tăng nhu nhập và Hào được giao việc trông hạt phơi trước sân, khi cả hai bận đi dạy.
"Một buổi chiều, khi cà phê trước sân đã gần khô thì trời kéo giông, báo hiệu cơn mưa ập đến. Em chống nạng ra sân, cố gắng kéo tấm bạt phủ lại nhưng không kịp. Em bị ngã, còn cà phê ướt sũng", Hào kể. Mang nỗi buồn trong lòng, cậu học trò lớp 8 nảy ý tưởng làm mái che sân phơi có điều khiển, chỉ cần ngồi trong nhà có thể kéo bạt mà không cần dùng sức, để giúp bố mẹ.
Hào rủ người bạn thân trong lớp là Long cùng làm chiếc mái che. Nhưng với những kiến thức phổ thông ở trường, hai cậu bé không biết bắt đầu từ đâu. Tình cờ, ý tưởng này được thầy Phạm Văn Tĩnh (giáo viên Toán trường THCS Gia Hiệp) biết và nhận lời giúp đỡ hai học trò hoàn thiện sản phẩm ở các khâu lập trình, làm phần điện, cơ và làm khung.
Mô hình thiết kế phần cơ khí mái che cà phê thông minh. Ảnh: Báo cáo dự án.
Hào cho biết, hệ thống phơi cà phê thông minh gồm ba bộ phận với ba chức năng: mái che, đảo tự động và làm khô. Khi trời có dấu hiệu mưa hay bắt đầu đổ mưa, cảm biến hoạt động gửi thông tin về bo mạch xử lý làm mô-tơ quay mái che, kéo ra sân phơi. Nếu che chạm công tắc, hành trình sẽ dừng lại đồng thời mái che ở bốn góc sân xung quanh cũng tự động được kéo xuống để mưa không tạt vào sân phơi.
Khi trời nắng, tất cả mái che được thu lại tự động. Việc đóng, mở mái che được thực hiện bằng một phần mềm cài trên điện thoại di động qua Bluetooth.
"Đầu tiên em chỉ nghĩ tới việc che mưa, nhưng sau khi làm sản phẩm em lại nghĩ tới việc thiết kế thêm phần đảo cà phê. Nếu có máy đảo cà phê, em sẽ giúp bố mẹ nhiều hơn", Hào kể. Bộ phận đảo cà phê tự động ra đời từ suy nghĩ đó.
Ngoài ra, Hào còn làm thêm bộ phận làm khô cà phê bởi thời tiết ở Di Linh có nhiều ngày mưa dầm dề. Bộ phận cảm biến độ ẩm sẽ hoạt động nếu độ ẩm cao, bo mạch sẽ xử lý điều khiển bộ phận quạt và đảo cà phê tự động hoạt động để hạt khô nhanh, không bị đen.
Điểm mới của sản phẩm này là hệ thống kết hợp ba trong một, vừa là mái che, vừa là đảo cà phê và vừa làm khô. Hiện, ba cỗ máy này đều có trên thị trường nhưng chỉ ở dạng tách rời. "Khi làm mái che này, em muốn mình sẽ giúp được việc nhà cho bố mẹ an tâm đi làm. Hơn nữa, em cũng mong nếu nó thành hiện thực sẽ giúp được những người bị khuyết tật như em có thể chủ động được công việc", Hào .
Anh Nguyễn Đình Nhạn (bố của Hào) kể, khi mới lọt lòng cậu bé đã mắc bệnh loạn sản sụn. Gia đình phải chạy vạy khắp nơi để đưa Hảo đi chữa bệnh nhưng các bác sĩ kết luận em bị mắc căn bệnh hiếm gặp, khó chữa trị. Hào phải chống nạng đi lại thay đôi chân.
"Bù lại Hào rất thông minh, từ bé đã thích học hỏi, khám phá mọi thứ xung quanh. Lên năm tuổi, cháu đã biết đọc một số câu đơn giản, biết đếm số, đọc nhiều từ tiếng Anh. Từ lớp một đến nay, năm nào cũng mang giấy khen học sinh giỏi về khoe bố mẹ", người cha nói, giọng tự hào.
Hào còn tham gia nhiều giải cờ vua, thi giỏi Toán, tiếng Anh... ở huyện và đạt được giải cao. Năm nay, cậu còn được chọn vào đội tuyển bồi dưỡng học sinh giỏi của trường môn Tin học.
Nguyễn Anh Hào tại sân nhà ở huyện Di Linh. Ảnh: Mạnh Tùng.
Ngày sản phẩm mái che cà phê thông minh của con trai và bạn đạt giải ba cuộc thi khoa học kỹ thuật học sinh trung học cấp tỉnh, hai vợ chồng anh Nhạn vỡ òa vui sướng. "Niềm vui không phải đến từ giải thưởng, mà hơn cả là sản phẩm đó Hào đã dành cho bố mẹ, nghĩ về bố mẹ", anh Nhạn nói.
Bất ngờ trước thành tích của cậu bé có vóc dáng nhỏ thó bên chiếc nạng gỗ, bà Đàm Thị Kinh (Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng) đã đến thăm gia đình Anh Hào. "Cỗ máy" mái che cà phê thông minh được Hà khởi động và chạy khá tốt.
"Chúng tôi rất cảm phục trước sự vượt khó, hiếu học của Hào. Mong mô hình của em được áp dụng thành công trong thực tế để giúp đỡ được nhiều nông dân trồng cà phê trong tỉnh", bà Kinh cho biết.
Theo bà Kinh, nhiều năm trở lại đây, các trường học ở Lâm Đồng đã đổi mới phương pháp dạy học kết hợp hoạt động trải nghiệm, sáng tạo, nghiên cứu khoa học. Trong 10 năm nay, tỉnh này có gần 700 đề tài khoa học, kỹ thuật của học sinh dự thi cấp tỉnh, trong đó có 35 đề tài đạt giải quốc gia, ba giải quốc tế.
Theo VNE
Bố mất sớm, mẹ bán thịt, cậu học trò Quảng Bình đỗ ĐH số một thế giới Thương mẹ một tay mưu sinh với sạp thịt lợn ngoài chợ nuôi hai anh em từ khi bố mất, Nguyễn Thế Quỳnh quyết tâm học tập thành tài. Sau "cú đúp" HCV Vật lý quốc tế, cậu học trò Quảng Bình vừa lập thêm kỳ tích cho quê hương khi giành học bổng toàn phần vào MIT - Viện công nghệ số...






Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Chu Thanh Huyền tình tứ bên Quang Hải sau sóng gió, "dát" toàn đồ hiệu sang chảnh, nhan sắc gây chú ý
Sao thể thao
17:41:55 14/04/2025
Ít thôi, nhưng đúng cái mình cần: Đây chính là cách chi tiêu kiểu mới của phụ nữ thông minh
Sáng tạo
17:37:40 14/04/2025
Bảng giá xe máy Super Cub C125 mới nhất tháng 4/2025
Xe máy
17:28:35 14/04/2025
5 mẫu xe hybrid hút khách nhất tại Việt Nam hiện nay
Ôtô
17:24:13 14/04/2025
Lấy 40 triệu đi trả nợ rồi dựng hiện trường giả bị trộm két sắt
Pháp luật
17:14:08 14/04/2025
Bài thuốc chữa bệnh từ cây đinh lăng
Sức khỏe
16:38:18 14/04/2025
Công nghệ sạch thay thế chất làm mát độc hại
Thế giới số
16:27:26 14/04/2025
Cưới Hỏi Trọn Gói Ngọc Huyền – 10 năm nâng tầm dịch vụ cưới hỏi miền Tây
Tin nổi bật
15:22:00 14/04/2025
Hoàng tử George thừa hưởng một khả năng đặc biệt từ Vương phi Kate khiến ai cũng phải chú ý mỗi khi xuất hiện
Netizen
15:16:26 14/04/2025
Mối quan ngại đặc biệt của các nhà thầu quân sự Mỹ giữa cuộc chiến thương mại
Thế giới
15:12:15 14/04/2025