“Nam sinh không tay” đi chân giả tiếp sức sĩ tử
Đôi bàn tay khuyết tật, đi lại khó khăn nhưng Nay Droeng, sinh viên năm 1 ngành Công nghệ thông tin (Trường CĐ Công nghệ Thông tin Đà Nẵng) tất bật, đôn đáo “tiếp sức” sĩ tử tìm điểm trọ, hội đồng thi.
Nay Droeng thân thiện, cười tươi tại điểm tiếp sức mùa thi. (Ảnh: Nguyễn Huy)
Nắng xế trưa, Nay Droeng cùng các tình nguyện viên có mặt tại điểm tiếp sức mùa thi trước trường CĐ Công nghệ thông tin. Nước da đen dạm, khuôn mặt Nay Droeng lúc nào cũng nở nụ cười hiền, thân thiện.
Chàng sinh viên năm 1 “nổi bật” không chỉ bởi cái tên lạ, mà lúc nào cũng hăng hái, hỗ trợ chu đáo cho từng sĩ tử.
Đôi bàn tay co quắp, biến dạng khác thường. Tay phải bị cụt ngủn từ khuỷu tay, tay trái cũng không có bàn tay. Bước đi Nay Droeng khập khễnh, khó di chuyển bởi mang đôi chân giả nặng trịch.
“Đây năm đầu tiên em tham gia tiếp sức mùa thi. Mệt nhưng vui. Em tập hợp danh sách địa chỉ phòng trọ, hướng dẫn chỗ ở gần nhất cho các thí sinh thi hội đồng CĐ Công nghệ thông tin”, Nay Drongeng nói.
Video đang HOT
Tấm lưng Nay Drongeng lúc nào cũng ướt đẫm dưới cái nắng gắt. Lúc tan giờ thi, chàng sinh viên năm 1 đứng hẳn ra giữa đường để “phân luồng” giao thông, tránh ùn tắc.
Nay Drongeng bảo: năm ngoái thi ĐH, em cũng được các anh chị “tiếp sức”, nhờ thế mà mọi việc thuận tiện hơn. Các thí sinh phần lớn là người ngoại tỉnh, có em lần đầu tiên “xuống phố” nên còn rất lạ lẫm. Nhiều em có hoàn cảnh rất khó khăn nhưng vẫn vượt khó để đi thi.
Suýt bị chôn sống vì hủ tục
Sinh ra trên quê ở buôn Ji A, xã Krông Năng (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Nay Droeng thuộc dân tộc Jarai. Bố mẹ Nay Droeng đều bị nhiễm chất độc dam cam nhưng không biết. Ngày sinh Nay Droeng, cả nhà phát hoảng khi thấy hình hài dị dạng của cậu bé đỏ hỏn.
Hủ tục lúc đó còn nặng nề, cả buôn làng Ji A đều cho rằng Nay Droeng bị “ma ám” cần phải trừ ma, đuổi quỷ. Sức ép với gia đình Nay khi buôn làng yêu cầu phải chôn sống đứa con mình. Tuy nhiên, cha mạ Nay Droeng tìm cách trốn tránh và bảo vệ con mình an toàn.
Người bình thường vùng cao học đã khó, với Nay Droeng càng khó hơn. Không tay chân như những đứa trẻ khác, Nay phải nỗ lực lớn để có thể tập viết, học bài.
Hồi nhỏ, chàng sinh viên này phải học viết bằng miệng, rồi dần dần tìm cách viết bằng tay trái. Tốt nghiệp THPT, Nay quyết tâm ôn thi đại học và thi đậu vào ngành Công nghệ thông tin (trường CĐ Công nghệ thông tin Đà Nẵng).
“Em ước mơ trở thành một hiệp sĩ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Việc viết lách khó khăn nhưng các khâu đoạn xử lý trên máy tính dễ dàng hơn”, Nay Droeng nói.
Nay Droeng cùng sĩ tử tại điểm tiếp sức mùa thi. (Ảnh: Nguyễn Huy)
Truyền lửa
Nhận ly nước trà đá từ đôi tay tật nguyền của Nay Droeng, bác Lê Văn Nghĩa (quê huyện Đô Luơng, tỉnh Nghệ An) bảo: ai cũng bất ngờ trước hành động của Nay Droeng. Người thường nhiều khi còn “ngại” làm huồng hồ với chàng trai khuyết tật.
Thí sinh Lê Nguyễn Văn Minh (quê huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) bộc bạch: em rất ấn tượng trước tinh thần tình nguyện của anh Nay. Nếu đỗ vào đại học những mùa thi tới, em cũng theo gương anh Nay làm tình nguyện viên, giúp đỡ các thí sinh.
Cùng tình nguyện tại điểm tiếp sức trường CĐ Công nghệ thông tin Đà Nẵng, bạn Nguyễn Nhật Hùng – sinh viên năm 1 cùng ngành Công nghệ thông tin, khâm phục: Nay Droeng truyền lửa tình nguyện đến các bạn trẻ, sinh viên. Qua cách làm việc cũng như tinh thần làm việc thì mới biết Nay Droeng có nhiều phẩm chất đáng quý trọng.
Theo Tiền Phong
Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9
Tối qua 19.6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1 vĩ bắc, 109 độ 31 kinh đông trên biển Đông thuộc vùng biển đảo Nam Du Lâm trong thềm lục địa Trung Quốc khoảng 50 - 60 hải lý.
Ảnh minh họa
Vị trí này cách các đảo của Việt Nam là đảo Cồn Cỏ chừng 130 hải lý, đảo Lý Sơn khoảng 140 hải lý. "Đây là khu vực mà cách đây 5 năm, Trung Quốc đã đặt một vài giàn khoan vẫn hoạt động đến bây giờ. Hiện chúng tôi vẫn theo dõi sát sao tình hình và đã có những phương án dự liệu luôn sẵn sàng các kịch bản đối phó với nhiều tình huống có thể xảy ra", thiếu tướng Đạm cho hay.
Lãnh đạo Cảnh sát biển cũng cho biết thêm, giàn khoan Nam Hải 9 là loại giàn nửa chìm nửa nổi thuộc Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Giàn khoan này bắt đầu di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ bắc, 110 độ 12,3 kinh đông đến vị trí mới từ ngày 18.6. Dự kiến, hôm nay 20.6 giàn khoan Nam Hải 9 sẽ đến vị trí dự kiến hạ đặt.
Theo TNO
GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Căng thẳng leo thang xoay quanh giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam cần được đưa ra bàn luận ở cấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và từ đó cộng đồng quốc tế có thể yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan, theo Giáo sư Carl Thayer. Giáo sư Carl Thayer (phải)...