Nam sinh ‘không học thêm’ giành vé vào chung kết Olympia
Nhất quý II với 300 điểm, Vũ Quốc Anh, học sinh lớp 11, trường THPT Ngô Gia Tự, lọt vào trận Chung kết năm đường lên đỉnh Olympia 2020, dự kiến vào cuối tháng 9.
Một ngày cuối tháng 6, trong căn nhà rộng chừng 100 m2, ở xã Ea Kmút, huyện Ea Kar, Quốc Anh luôn tay phụ bố mẹ dọn dẹp đồ đạc để chuẩn bị sửa sang lại nhà cửa. Đó là cách chàng trai “giải trí” để tâm trạng luôn thoải mái, không ép mình học mỗi khi không có hứng, dù các kỳ thi quan trọng cận kề.
Vũ Quốc Anh trong lần dự thi Olympia hồi giữa tháng 3. Ảnh: VTV.
Nơi Quốc Anh sống cách trung tâm huyện hơn 5 km. Mỗi sáng cậu đi học bằng xe đạp điện. Thỉnh thoảng con trai út trong gia đình bốn chị em, phụ bố mẹ chăm mảnh vườn trồng cây công nghiệp, diện tích 3.000 m2. “Khi không hứng thú việc học, em sẽ chơi đá cầu, xem tivi, phụ giúp bố mẹ làm vườn, hoặc đi ngủ”, Quốc Anh nói.
Quốc Anh nhớ lại, lúc em khoảng 5 tuổi, bố mẹ mua chiếc tivi, và cả gia đình đều thích thú chương trình đường lên đỉnh Olympia. Năm Quốc Anh học lớp 8, một trường ở TP Buôn Ma Thuột đã tổ chức chương trình Olympia cấp huyện và em đã giành giải nhất, trị giá giải thưởng 1,5 triệu đồng.
Kết quả cuộc thi còn mang ý nghĩa, giúp Quốc Anh tự tin mình có thể chinh phục được những “đỉnh núi” cao hơn. “Từ đó, ngoài học trên lớp, em còn tìm tòi kiến thức trên Internet, sách báo và tham gia nhóm các bạn cùng thi Olympia khắp cả nước để trau dồi, nâng cao kiến thức”, Quốc Anh nói và cho biết, khi có những điều băn khoăn, chưa hiểu bài em sẽ nhắn tin hay điện thoại hỏi thầy cô hoặc bạn bè để nhận sự giúp đỡ.
Cậu cho rằng, việc học ở trường đã khá mệt, nhà em ở là một xã vùng sâu, đoạn đường đất trước nhà những hôm mưa gió trở nên lầy lội khó đi – chỉ vài tháng trở lại đây mới làm bêtông. Vì vậy, từ nhỏ đến lớp 11, Quốc Anh chưa từng đi học thêm. “Em thấy học thêm mất nhiều thời gian mà ít hiệu quả và phiền bố mẹ đưa đón”, nam sinh nói.
Video đang HOT
Quốc Anh thường tự học, tìm kiếm kiến thức trên mạng. Ảnh: Ngọc Oanh.
Quốc Anh tự nhận bản thân mình rất ham học hỏi, và cân bằng được tất cả môn học ở trên lớp. Ở nhà, những lúc rảnh rỗi, Quốc Anh sẽ chơi thể thao, chuyện trò với bạn bè, phụ bố cắt tỉa vườn cây ăn trái. Biết Quốc Anh ham học, bố mẹ cũng không can thiệp, thỉnh thoảng chỉ nhắc nhở em sắp xếp thời gian học cho hợp lý.
Cô Phạm Thị Dinh, Hiệu trưởng trường THPT Ngô Gia Tự, đánh giá, Quốc Anh là một học sinh giỏi học đều các môn học ở trường, có năng khiếu đặc biệt môn Tin học và em có khả năng tự nghiên cứu, tự học rất cao. Em Quốc Anh rất hiền lành, khiêm tốn, rất hòa đồng với các bạn.
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Đăk Lăk đã tặng giấy khen cho Vũ Quốc Anh vì thành tích xuất sắc lọt vào chung kết Olympia năm 2020.
Ông Phạm Đăng Khoa, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết, đây là năm thứ 3 Đăk Lăk có học sinh vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia. “Đó là niềm vinh dự, tự hào của toàn ngành giáo dục tỉnh nhà. Chúng tôi mong em Quốc Anh sẽ nỗ lực, cố gắng đạt được kết quả tốt trong cuộc thi sắp tới”, ông Khoa nói.
Lộ diện 3 thí sinh góp mặt ở chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20
Tính đến thời điểm hiện tại, Đường lên đỉnh Olympia 2020 đã đi được 3/4 chặng đường, qua đó xác định được 3 cái tên sẽ xuất hiện ở trận chung kết diễn ra vào tháng 9 sắp tới.
Đường lên đỉnh Olympia từ lâu đã trở thành một trong những gameshow lớn tuổi nhất của VTV và sở hữu lượng khán giả theo dõi qua truyền hình đáng mơ ước. Trải qua 20 năm phát sóng, đây cũng là bệ phóng tài năng cho nhiều học sinh Việt Nam, từ đó hiện thực hóa ước mơ học tập tại một trong những cường quốc giáo dục như Australia.
Hiện tại, 3 trong số 4 "nhà leo núi" góp mặt trong trận chung kết năm đã xuất hiện, trước khi bắt đầu chặng hành trình đi tìm chủ nhân của chiếc vé cuối cùng. Hãy cùng Saostar điểm qua những gương mặt "đáng gờm" này nhé!
Vũ Quốc Anh
Nam sinh đến từ Đắk Lắk Vũ Quốc Anh (THPT Ngô Gia Tự) đã có hành trình đầy ngoạn mục để ghi tên vào chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia và mang cầu truyền hình trực tiếp về tỉnh nhà. Quốc Anh đã có những chiến thắng tuyệt đối và thiết lập những kỷ lục trong hành trình "leo núi".
Vũ Quốc Anh hiện là học sinh lớp 11B11 trường THPT Ngô Gia Tự, Đắk Lắk. Trên hành trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 (tính đến trận Quý II, sau 26 trận thi) Quốc Anh vẫn đang là thí sinh giữ thành tích cao nhất với số điểm 385; hai lần đạt điểm tuyệt đối phần thi Vượt chướng ngại vật, trong đó có kỷ lục giải mã từ khóa nhanh nhất. Đặc biệt, trong ba lần giành được vòng nguyệt quế ở trận thi tuần, tháng và quý, Quốc Anh đều giành chiến thắng tuyệt đối và ghi đậm dấu ấn.
Quốc Anh về nhất cuộc thi tuần với số điểm 385 - lập kỷ lục thí sinh có số điểm cao nhất Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20; cách biệt, hơn thí sinh về nhì 185 điểm; gấp đôi thí sinh về thứ ba; gấp năm lần thí sinh về thứ tư.
Vũ Quốc Anh là người thứ ba của Đắk Lắk vào vòng chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia, là học sinh đầu tiên của trường THPT Ngô Gia Tự. Trước Quốc Anh, có hai học sinh THPT chuyên Nguyễn Du thi năm 2016 và 2019, lần lượt là Phan Tiến Tùng; Đoàn Nam Thắng. Cả hai cùng đạt hạng ba trong trận chung kết năm.
Nguyễn Thị Thu Hằng
Cái tên Nguyễn Thị Thu Hằng được dư luận chú ý khi là thí sinh nữ có điểm cao nhất lịch sử Đường lên đỉnh Olympia. Theo đó, tại cuộc thi tuần diễn ra vào tháng 11/2019, thí sinh này vượt qua 3 nam sinh, giành được vòng nguyệt quế với 350 điểm. Điều đặc biệt, đây là điểm số cao nhất mà một thí sinh nữ tham gia Đường lên đỉnh Olympia trong suốt 20 năm qua giành được. Ngay sau cuộc thi, trên fanpage của Đường lên đỉnh Olympia đã vinh danh Hằng là "Thí sinh nữ có điểm cao nhất".
Trong tập phát sóng chiều 15/12, Nguyễn Thị Thu Hằng đã có màn lội ngược dòng ngoạn mục ở cuộc thi quý, khi phải đối đầu với 3 chàng trai: Nguyễn Xuân Huy (THPT Thăng Long, Hà Nội), Trần Minh Triết (THPT chuyên Trần Hưng Đạo, Bình Thuận), Bùi Toàn Thắng (THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng).
Khoảnh khắc MC Diệp Chi thông báo "Sau 8 năm đã có một bạn gái lọt vào chung kết năm" đã khiến Thu Hằng và bạn bè của cô xúc động, vui sướng. Sau Phạm Thị Ngọc Oanh - nhà vô địch Olympia năm 11, đến năm thứ 20 khán giả mới có cơ hội theo dõi trận chung kết có thí sinh nữ góp mặt. Nguyễn Thị Thu Hằng cũng là nữ sinh đầu tiên mang cầu truyền hình về với quê hương Ninh Bình trong cuộc thi Đường đến đỉnh Olympia năm thứ 20.
Văn Ngọc Tuấn Kiệt
Sau trận Đường lên đỉnh Olympia quý III lên sóng, Văn Ngọc Tuấn Kiệt - học sinh trường THPT Thị xã Quảng Trị - là cái tên được liên tục nhắc tới. Với 300 điểm, chàng trai 17 tuổi mang cầu truyền hình chung kết Olympia năm 20 về tỉnh Quảng Trị. Tại sân chơi này, Tuấn Kiệt gây ấn tượng với khả năng thi đấu áp đảo, luôn giành lợi thế lớn trước cả phần thi Về đích.
Trước đó ở vòng thi tuần, với bản lĩnh thi đấu vững vàng cùng nền tảng kiến thức tốt, Văn Ngọc Tuấn Kiệt đã xuất sắc giành chiến thắng thuyết phục trước các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó, Tuấn Kiệt cũng từng trở thành tâm điểm chú ý của cộng đồng mạng khi cầm chắc vòng nguyệt quế của cuộc thi tháng dù chưa bước vào phần thi về đích.
Sau khi giành tấm vé vào chung kết năm, chàng trai sinh năm 2003 rơi nước mắt vì xúc động. Ở trường, cậu là học sinh giỏi toàn diện, năng nổ tham gia hoạt động ngoại khóa. Trong 6 năm gần đây, Tuấn Kiệt là học sinh thứ 4 của tỉnh Quảng Trị lọt vào 1 trận chung kết năm.
10X giữ kỷ lục Olympia 2020: 'Nếu vô địch sẽ khóc trôi trường quay' Vũ Quốc Anh - thí sinh thứ 2 giành vé tham dự chung kết Olympia năm 20 - tiết lộ cậu chỉ học theo hứng thú, nhiều lần thi học sinh giỏi đều rớt và "mít ướt" khi xúc động mạnh. "Quốc Anh là một trong những thí sinh Olympia năm 20 mà mình ấn tượng nhất. Thể hiện được vốn kiến thức...