Nam sinh Khánh Hòa đánh bại “hạt giống Olympia 2019″ có gì đặc biệt?
Trả lời đúng câu hỏi tiếng Anh khó nhằn, Hải Đăng giành vé vào chung kết năm Olympia 2019.
Nguyễn Hải Đăng giành giải Nhất quý II, Olympia 2019
Trong suốt hành trình quý II của “Đường lên đỉnh Olympia 2019″, Nguyễn Xuân Phương (THPT Chuyên Đại học Vinh, Nghệ An) là cái tên được nhắc đến nhiều hơn cả. Anh chàng giành được nhiều thành tích ấn tượng: như đạt điểm tối đa của phần thi Khởi động (cuộc thi tuần), san bằng kỷ lục Olympia 18 năm, được mệnh danh là “ thánh xoay rubik” khi giải xong một khối rubik chỉ trong 13 giây…
Thế nhưng, từ sau cuộc thi quý sự chú ý lại đổ dồn vào một cái tên khác là Nguyễn Hải Đăng (THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Khánh Hòa). Bởi lẽ, anh chàng đã đánh bại “hạt giống của Olympia 2019″ một cách xuất sắc, giành tấm vé quý giá vào chung kết năm.
Hải Đăng bước vào phần thi Về đích với 230 điểm, kém người dẫn đầu là Xuân Phương 40 điểm
Video đang HOT
Trò chuyện với Hải Đăng, khá bất ngờ trước sự vô tư của anh chàng khi nói về “Đường lên đỉnh Olympia”. Hải Đăng từng xem Xuân Phương là đối thủ nặng ký của mình trong vòng thi quý nhưng khi đánh bại đối thủ, đem cầu truyền hình Olympia về Khánh Hòa anh chàng lại cảm thấy… khá thường. Thậm chí, anh còn không để ý đến những bình luận tung hô của khán giả sau khi vòng thi quý 2 phát sóng. “Điều mình quan tâm nhất bây giờ là kỳ thi cử sắp tới”, Đăng nói.
Khán giả cho rằng, Hải Đăng gặp khá nhiều áp lực trước khi bước vào phần thi Về đích vì bị Xuân Phương dẫn trước 40 điểm nên trả lời sai câu hỏi Toán học khá dễ. Tuy nhiên, anh chàng phủ nhận hoàn toàn.
“Mình chưa bao giờ lo lắng cả bởi ngay từ đầu đã xác định đi thi cho vui chứ không đặt nặng thành tích”, Đăng chia sẻ.
Biểu cảm của Hải Đăng khi MC Diệp Chi sắp công bố đáp án của câu hỏi cuối cùng
Với Hải Đăng, “Đường lên đỉnh Olympia” đơn thuần chỉ là một gameshow. Giành vòng nguyệt quế của chương trình chưa bao giờ là mục tiêu chính của anh nên cái gọi là áp lực, vinh dự hay danh vọng đều không khiến anh chàng bận tâm.
“Khó có ai mà nhớ được rằng, bản chất của “Đường lên đỉnh Olympia” chỉ là một sân chơi để mấy đứa nhỏ đi thi trên tinh thần vui vẻ. Mục tiêu chính của mình là ra Hà Nội thử nhiều món ăn nhất có thể. Dẫu vậy, mình vẫn luyện tập khá kỹ trước khi đi thi”, Đăng nói.
Trên sóng truyền hình Olympia, Hải Đăng được khán giả yêu mến bởi sự hòa đồng, vui vẻ. Tuy nhiên, anh chàng thừa nhận bản thân vốn là người sống nội tâm, có ít bạn bè. Anh chủ yếu chơi với học sinh khóa trên có nhiều kinh nghiệm để làm các hoạt động xã hội và học hỏi kinh nghiệm.
Xúc động khi giành chiến thắng
Thành tích học tập của Hải Đăng khá ấn tượng: từng đạt HCĐ Olympic 30/4 năm 2018, giải 3 tỉnh môn Sinh học 2018, tham gia một số giải toán trên mạng và giành được kha khá giải thưởng trong những năm học cấp 2.
Chàng trai Khánh Hòa đặc biệt giỏi tiếng Anh và bí quyết học giỏi môn này lại rất thú vị: bỏ 26.000 đồng mỗi tháng mua netflix premium (dịch vụ xem phim trực tuyến của Mỹ) để coi hàng ngày.
Theo Dân Việt
Trước ngày về hưu, hiệu trưởng trường điểm tiếp nhận 11 học sinh, gần một nửa có học lực trung bình
Nguyên hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trung Trực (TP Rạch Giá, Kiên Giang) cho rằng, đây là việc không có gì mờ ám, bởi danh sách có tên người xin rất rõ ràng.
Ngày 17/1, ông Nguyễn Xuân Phượng, nguyên Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Trung Trực (TP Rạch Giá, Kiên Giang), cho biết trước khi nghỉ hưu, ngày 29/12/2018, ông có ký danh sách tiếp nhận 11 học sinh của 6 trường chuyển vào một số lớp của khối 10. Đây là việc làm được ông Phượng cho là thường xuyên và không có gì mờ ám, bởi danh sách có tên người xin rất rõ ràng.
Ngay trước ngày về hưu, hiệu trưởng ký quyết định tiếp nhận 11 học sinh. Ảnh: Tiền phong
Theo cựu hiệu trưởng, các học sinh được chuyển trường vào THPT Nguyễn Trung Trực dựa vào 2 tiêu chí. Thứ nhất là học sinh, phụ huynh có nguyện vọng; hai là trường có chỗ xếp lớp.
"Một điều nữa là chúng tôi họp thông qua 'bộ tứ' gồm Đảng ủy mở rộng, Ban giám hiệu, Công đoàn và Đoàn thanh niên. Cuộc họp đưa ra từng trường hợp, đọc tên người xin để rồi thống nhất", ông Phượng nói với Thanh niên.
Chiều ngày 17/1, trao đổi với Tiền Phong, ông Ninh Thành Viên - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Kiên Giang thông tin: "Sai của nhà trường khi tiếp nhận 11 em này là sai về quy trình, thủ tục. Qua kiểm tra thì những em này đồng thời có tên ở cả 2 ngôi trường. Hồ sơ, tên vẫn còn ở trường cũ mà đã có tên và danh sách học theo lớp ở trường mới Nguyễn Trung Trực là không đúng. Việc hiệu trưởng kí duyệt tiếp nhận các học sinh như vậy chẳng qua là nể nang".
Ông Viên cho biết thêm, trong số này có 2 trường hợp đã hoàn thiện hồ sơ chuyển về trường Nguyễn Trung Trực thì tạo điều kiện cho các em theo học ở trường Nguyễn Trung Trực, 9 trường hợp còn lại Sở chỉ đạo tạm ngưng cho chuyển trường, đợi đến cuối năm sẽ xem xét từng trường hợp cụ thể.
Được biết, danh sách của ông Phượng ký, có 5 em có học lực trung bình, 6 em học lực khá và tất cả 11 em đều học xếp loại đạo đức tốt
Theo doi song phap luat
11 học sinh vào trường điểm ở Kiên Giang nhờ gởi gắm Hiệu trưởng ký duyệt danh sách cho 11 học sinh lớp 10 từ các trường khác được chuyển vào học ở một ngôi trường điểm của TP Rạch Giá ngay ngày về hưu. Theo tìm hiểu, Trường THPT Nguyễn Trung Trực là trường điểm, chỉ sau Trường THPT chuyên Huỳnh Mẫn Đạt ở TP Rạch Giá, Kiên Giang. Để được vào học trong...