Nam sinh học vượt, tốt nghiệp giỏi
ĐH Bách khoa TP.HCM vừa quyết định khen thưởng Nguyễn Văn Định, ngành khoa học và kỹ thuật máy tính, vì thành tích học vượt, tốt nghiệp sớm một học kỳ so với chương trình đào tạo và kết quả tốt nghiệp loại giỏi.
Định cho biết ngay khi bảo vệ xong luận văn tốt nghiệp, em đã được một công ty về công nghệ thông tin chính thực nhận làm việc. “Việc học vượt nằm trong dự định của em ngay từ khi bước chân vào đại học. Em đã lên kế hoạch học tập và tự học phù hợp để có thể theo đuổi tốt các môn học, đủ điều kiện tốt nghiệp sớm” – Định chia sẻ.
Bà Lê Thị Hạnh, mẹ của Định (thứ 2 từ trái qua), từ tỉnh Bình Định vào TP.HCM chia vui cùng con ngày tốt nghiệp
Video đang HOT
Trong lễ trao bằng tốt nghiệp cho 2 nghiên cứu sinh, 501 học viên cao học, 884 sinh viên hệ chính quy (khóa 2008), ĐH Bách khoa TP.HCM công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp hệ ĐH chính quy đạt loại giỏi là 2,4%, khá 26,2%, trung bình khá 70,9%, trung bình: 0,5%.
Trường cũng quyết định trao huy chương vàng cho 2 sinh viên có thành tích học tập và bảo vệ luận án tốt nghiệp loại giỏi. Đó là sinh viên Đinh Quang Thịnh (điểm trung bình tốt nghiệp đạt 8,42 điểm) và sinh viên Hoàng Gia Minh (đạt 8,74 điểm).
Theo TNO
Tâm sự của một sinh viên từng học vượt
Những tưởng có trong tay 2 tấm bằng đại học, chúng tôi sẽ dễ dàng kiếm cho mình được một công việc ổn định. Thế nhưng, dường như sự "vội vàng" khi quyết định học song ngành và học vượt trước 2 năm khiến chúng tôi đánh mất những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống này....
Tốt nghiệp song song hai ngành đại học sau 4 năm và cũng chỉ mất 5 học kỳ (hai năm rưỡi) để hoàn tất chương trình của ngành học thứ hai, tôi cùng một người bạn thân đã phải trải qua biết bao khó nhọc. Nhưng giờ đây, một năm sau khi nhận hai bằng Cử nhân, nhiều lúc chúng tôi lại phải suy ngẫm về sự "vội vàng" của chính mình!
Lựa chọn học ngành Lịch sử, sau một năm học, với niềm đam mê về những giá trị văn hóa cũng như ngôn ngữ phương Đông, tôi đã theo học thêm ngành Đông Phương học để viết tiếp ước mơ của mình và bạn thân của tôi cũng đã chọn ngành Triết học chỉ nửa năm sau đó. Và với sự lựa chọn ấy, chúng tôi cũng đã trải qua biết bao khó khăn, thử thách, thậm chí còn vấp phải nhiều vấn đề về tâm lý. Mỗi học kỳ, chúng tôi phải "gồng gánh" trên lưng từ 35-42 tín chỉ (thay vì 12-14 tín chỉ như sinh viên khác), phải đi học 8-10 tiếng mỗi ngày dường như quá sức đối với thể trạng vốn dĩ đã ốm yếu như chúng tôi.
Dù khó khăn như vậy nhưng chúng tôi đã hết sức cố gắng và bước đến đích của con đường mà mình lựa chọn. Tôi đã hoàn thành hai khóa luận tốt nghiệp với cùng số điểm 9,8 và bạn tôi còn xuất sắc hơn khi là người duy nhất của trường bảo vệ khóa luận được 10 điểm với một công trình nghiên cứu có giá trị.
Những tưởng có trong tay 2 tấm bằng đại học, chúng tôi sẽ dễ dàng kiếm cho mình được một công việc ổn định. Thế nhưng, dường như sự "vội vàng" khi quyết định học song ngành và học vượt trước 2 năm khiến chúng tôi đánh mất những kỹ năng cần thiết cho cuộc sống này. Bạn của tôi - một lớp trưởng mẫu mực, một người đam mê nghiên cứu và từng tham gia nhiều hội nghị nghiên cứu khoa học cũng như có hàng chục bài báo khoa học trên các tạp chí. Nhưng đã gần một năm kể từ ngày nhận hai bằng Cử nhân, bạn ấy vẫn chưa thể kiếm được cho mình một công việc ổn định mà chủ yếu chỉ viết bài nghiên cứu để có nhuận bút, phần nào giảm bớt gánh nặng cho gia đình. Còn tôi may mắn hơn khi đỗ cao học vào Trường ĐH Sư phạm TPHCM và cũng kiếm được một công việc khá nhẹ nhàng là biên tập viên để có thu nhập.
Rõ ràng, việc học vượt, học cùng lúc song ngành đã lấy đi của chúng tôi quá nhiều: kiến thức, ngoại ngữ, kỹ năng sống... Với bạn của tôi, dường như ngoại ngữ chính là rào cản lớn nhất để cậu ấy có thể kiếm được một công việc phù hợp với khả năng. Còn với tôi, việc phải "chạy sô" để theo học từng buổi trên lớp đã khiến cho tâm lý, sức khỏe của tôi ngày càng đi theo chiều hướng tiêu cực. Và đáng buồn hơn khi những người bạn học cùng lớp của tôi dù hiện đang còn ngồi trên giảng đường đại học nhưng đa phần đều thông thạo 2-3 ngoại ngữ để có thể kiếm được một công việc phù hợp sau khi ra trường thì tôi phải đi học lại những lớp tiếng Trung, Nhật, Hàn vỡ lòng vì liên tục bị từ chối bởi những nhà tuyển dụng của các công ty nước ngoài.
Nếu được chọn lại, có lẽ tôi sẽ không học vượt...
Theo dân trí
Học vượt để tốt nghiệp sớm Hiện nay, phần lớn các trường ĐH, CĐ đã và đang áp dụng hình thức đào tạo theo hệ tín chỉ. Học theo hệ tín chỉ, sinh viên (SV) có thể tốt nghiệp trước Tuy nhiên, SV cần cân nhắc kỹ có nên chọn học vượt hay không. Quy chế 43 về đào tạo theo học chế tín chỉ của Bộ GD&ĐT quy...