Nam sinh Hà Nội nhập viện cấp cứu khi đang chơi bóng trước cổng nhà
Đang chơi bóng cùng bạn trước cổng nhà, cậu bé 11 tuổi ở Hà Nội bất ngờ bị ong vò vẽ đốt vào vùng lưng bả vai.
Sau vài phút, trẻ vã mồ hôi, ngất xỉu, được đưa đi cấp cứu.
Tai nạn sinh hoạt xảy ra với bệnh nhi H.T., 11 tuổi, ở Hà Nội ngày 25/7. Ngay sau khi bị 2 con ong vò vẽ đốt, bệnh nhi xuất hiện đỏ da toàn thân, ngứa, sau khoảng 10 phút trẻ vã mồ hôi, ngất và được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông (Hà Nội) cấp cứu.
Lúc này, bệnh nhi đã trong tình trạng mất ý thức, gọi hỏi không đáp ứng, mạch nhanh nhỏ, huyết áp không đo được, tim đập nhanh. Sau khi được xử trí theo phác đồ sốc phản vệ, trẻ tỉnh hơn và được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương.
Trẻ tiếp tục được dùng adrenalin, thở oxy hỗ trợ, dùng các loại thuốc theo phác đồ xử trí sốc phản vệ và phòng các biến chứng do bị ong đốt. Sau 4 ngày điều trị, sức khỏe trẻ ổn định và đã được ra viện.
Cũng bị ong vò vẽ đốt khi đang chơi trong vườn nhà là bé gái 2 tuổi ở Ninh Bình. Sau khi bị đốt, bé được gia đình đưa đến bệnh viện địa phương cấp cứu, chẩn đoán tăng men gan, tiêu cơ vân cấp sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Sau 4 ngày điều trị, tình trạng sức khỏe trẻ ổn định và đã xuất viện.
Video đang HOT
Bác sĩ khám cho một bé gái bị ong đốt. Ảnh: BVCC
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tân Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết họ ong vò vẽ gồm ong vò vẽ, ong đất, ong vàng. Nọc của ong vò vẽ là hỗn hợp với khoảng 40 thành phần có thể gây ra tình trạng sốc phản vệ, tan máu, vỡ hồng cầu, rối loạn đông máu, tiêu cơ vân, suy thận cấp,…
Hình ảnh ong mật và ong vò vẽ. Ảnh: BVCC
Mức độ nặng của liều độc phụ thuộc vào loại ong, số nốt và vị trí đốt. Đối với người lớn được coi là nặng nếu bị ong đốt trên 30 nốt, còn với trẻ em là trên 10 nốt. Nếu không được xử trí kịp thời, nạn nhân rất dễ nguy hiểm đến tính mạng.
Để phòng tránh ong đốt, bác sĩ Hùng khuyến cáo:
- Đối với trẻ nhỏ nên có người giám hộ đi cùng.
- Quanh khu vực nhà ở có tổ ong cần nhờ người có kinh nghiệm phá dỡ.
- Hướng dẫn trẻ không được chọc, ném, phá tổ ong.
Các gia đình khi đi dã ngoại không nên mặc các loại quần áo sặc sỡ, in hình bông hoa và tránh dùng các loại đồ ăn, nước uống có vị ngọt có thể lôi kéo ong đến. Nếu không may bị ong vò vẽ bay quanh người hãy thật bình tĩnh, hít thở thật sâu, thở đều, không chạy, không đập ong, khi ong nhận ra đó là người ong sẽ bay đi.
Trường hợp trẻ không may bị ong vò vẽ đốt, cha mẹ cần lấy vòi ong (nếu có) bằng cách khều nhẹ, dùng nhíp lấy ra, tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra, rửa sạch vùng bị đốt bằng xà phòng hoặc nước sạch và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Nhập viện cấp cứu sau 30 phút ăn bọ cánh cứng
Sau 30 phút ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu) chiên, anh N.Đ.T. (42 tuổi, sống tại Yên Bái) buồn nôn, đau bụng, tê bì đầu lưỡi và mặt, yếu cơ tứ chi, tiểu máu phải nhập viện cấp cứu.
Nghe lời đồn ăn bọ cánh cứng (một số tỉnh phía Bắc gọi là sâu ban miêu) giúp tăng cường sinh lý, anh N.Đ.T. bắt về chiên ăn. Sau ăn 30 phút, anh T. buồn nôn, đau bụng, tê bì đầu lưỡi và mặt, yếu cơ tứ chi, tiểu máu.
Anh T. phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn bọ cánh cứng chiên. Người dân tuyệt đối không ăn bọ cánh cứng để phòng ngộ độc
Gia đình đưa anh đến bệnh viện địa phương, sau đó chuyển đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 trong tình trạng mệt mỏi nhiều, yếu cơ tứ chi, tiêu cơ vân, suy thận cấp.
Hiện sau 2 tuần điều trị hồi sức nội khoa tích cực, truyền dịch, giải độc không đặc hiệu, theo dõi sát chức năng các tạng, tình trạng bệnh của người đàn ông 42 tuổi đã ổn định, cải thiện triệu chứng yếu cơ tứ chi, chức năng thận về bình thường và được ra viện.
TS. bác sĩ Phạm Đăng Hải-phụ trách Chủ nhiệm khoa Hồi sức nội khoa và chống độc, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, sâu ban miêu (hay còn gọi là ban mao, ban manh, bọ cánh cứng) chứa chất độc Cantharidin. Biểu hiện ngộ độc Cantharidin ban đầu hình thành bọng nước ngoài da khi tiếp xúc, tiếp đến tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa, tổn thương đa cơ quan, thậm chí tử vong.
"Với lời đồn không có căn cứ khoa học ăn sâu ban miêu giúp tăng cường sinh lý, nhiều cánh mày râu đã ăn loài côn trùng này, dẫn đến tình trạng ngộ độc"-TS. bác sĩ Phạm Đăng Hải cho biết.
Bác sĩ khuyến cáo người dân tuyệt đối không ăn các loại côn trùng lạ, khi mua rau củ quả, cần kiểm tra kỹ để không lẫn bọ cánh cứng (sâu ban miêu). Khi nghi ngờ bị ngộ độc bọ cánh cứng, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
Suy thận cấp vì một sai lầm khi uống nước Người đàn ông liên tục làm việc ngoài đồng từ sáng sớm đến giữa trưa nhưng chỉ uống 500 ml nước. Bệnh nhân hồi phục ổn định sau khi có dấu hiệu suy thận vì làm việc trong thời gian dài ngoài trời quá lâu. Ảnh: BVCC. Ông T.T.A. (71 tuổi, sống tại Hà Nội) được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Đức...