Nam sinh giành HCV Olympic quốc tế là đại biểu thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác
“Em luôn ước mơ được sinh sống, làm việc và cống hiến tại đất nước Việt Nam. Em tin rằng quê hương bản quán mình, với nền văn hóa nơi mình đã sinh ra và lớn lên suốt hai thập kỷ, luôn là mảnh đất thân thương, gần gũi và yêu mến nhất với mỗi người”, đại biểu Phạm Văn Hạnh chia sẻ.
Thành tích của Phạm Văn Hạnh:
- Giải thưởng Khoa học công nghệ Thanh niên Quả Cầu Vàng năm 2017
- Xêp hang 28/128 va 34/128 tai cac ky thi lâp trinh sinh viên quôc tê ACM – ICPC World Finals năm 2016 va 2017 ở giai đông đôi.
- Top ba tai cac ky thi lâp trinh sinh viên khu vưc châu A ACM – ICPC Asia Regional tai Jakarta, Nha Trang, Phuket, Ha Nôi năm 2015 và 2016 ở giai đông đôi.
- Giai nhât bang A môn Đai sô tai Olympic Toan hoc sinh viên Viêt Nam năm 2016 và 2017.
- Đoat CUP vang khôi Siêu Cup tai Olympic Tin hoc sinh viên Viêt Nam năm 2015 va 2016.
- Huy chương Vang Olympic tin hoc quôc tê năm 2015.
- Huy chương Bạc Olympic tin hoc Châu Á năm 2015.
- Đươc Thu tương chinh phu va bô trương bô GD & ĐT tăng băng khen do co thanh tich xuât săc tai ky thi hoc sinh gioi khu vưc Châu Á – Thái Bình Dương va quôc tê năm 2015.
Hoạt động cộng đồng:
- Tình nguyện viên tại kỳ thi Olympic Sinh học Quốc tế 2016 tổ chức tại Việt Nam.
- Tình nguyện viên tại Bảo tàng Dân Tộc Học, giới thiệu văn hóa Việt Nam dịp Tết Nguyên Đán Bính Thân.
Video đang HOT
Đại biểu trẻ Phạm Văn Hạnh
Phạm Văn Hạnh (sinh năm 1997), hiện đang là sinh viên Khoa Công nghê thông tin, Trương Đai hoc Công nghê, Đại học Quốc gia Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình có mẹ là giáo viên Ngoại ngữ, ba là kĩ sư luyện kim, trên Hạnh còn có một người anh trai hơn 10 tuổi đang làm về công nghệ thông tin nên ngay từ nhỏ Hạnh đã có niềm đam mê với Toán và Tin học.
Lên cấp 3 Hạnh học chuyên Toán, em là cái tên nổi bật trong đội tuyển thi học sinh giỏi Tin học và khi thi đại học Hạnh cũng đăng ký học ngành công nghệ thông tin, cơ duyên lại đưa em đến với cuộc thi Olympic sinh viên Toán.
“Em được truyền cảm hứng học Tin từ thầy Hồ Đắc Phương (chủ nhiệm môn tin học chuyên Tổng hợp) năm lớp 10. Em thấy môn Tin thú vị vì như bao bạn nhỏ khác, được ngồi cạnh máy tính là niềm yêu thích lớn lao. Với các môn học khác, em thấy mỗi môn có một nét hay và thú vị riêng, không chỉ Toán, Tin mà cả Văn hay Sử cũng vậy.
Hơn nữa, em rất thích tham dự các kì thi, em coi đây là những chuyến du lịch miễn phí, là cơ hội giao lưu học hỏi quý báu và trên hết, sẽ là những ngày “đổi gió” sau quãng thời gian dài ngồi trên giảng đường”, Hạnh chia sẻ.
Với bảng thành tích ấn tượng, giành nhiều giải thưởng trong các kì thi và có cơ hội được đi thực tập tại Facebook hai lần, năm 2017 Hạnh vinh dự được nhận giải thưởng Quả cầu vàng.
Hạnh nhận HCV Olympic Tin học quốc tế 2015 với các thí sinh quốc tế
Chàng sinh viên năm 3 ngoài đam mê khoa học còn rất thích chơi piano, đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh. Hạnh kể em thích tìm hiểu về văn hóa Việt Nam và còn thích được làm hướng dẫn viên cho du khách nước ngoài khám phá những nét đẹp truyền thống của Hà Nội.
Hạnh bộc bạch: “Em luôn ước mơ được sinh sống, làm việc và cống hiến tại đất nước Việt Nam. Em tin rằng quê hương bản quán mình, với nền văn hóa nơi mình đã sinh ra và lớn lên suốt hai thập kỷ, luôn là mảnh đất thân thương, gần gũi và yêu mến nhất với mỗi người.
Tuy nhiên, để có được điều đó, em muốn giành vài năm trong tương lai gần để ra nước ngoài khám phá, mở mang tầm mắt và tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm”.
Để làm được điều đó Hạnh vẫn luôn chăm chỉ học tập và tích lũy nhiều kinh nghiệm cũng như kiến thức bởi Hạnh tin rằng mỗi con người đều có một tài năng và thế mạnh tiềm tàng. Vì vậy phải cố gắng phấn đấu để khai phá giá trị tiềm năng của chính bản thân.
Chia sẻ về “bí quyết” học tập, Hạnh khiêm tốn: “Em nghĩ rằng không có gì là bí quyết cả. Mỗi người có đặc điểm, sở thích khác nhau nên sẽ có những phương pháp phấn đấu khác nhau. Đối với em, việc yêu thích môn học và giành thời gian cho nó là những gì quan trọng nhất”.
Trở thành một trong 336 đại biểu tiên tiến làm theo lời Bác, Hạnh cho biết em cảm thấy rất hạnh phúc và tự hào: “Bác Hồ là vị cha già kính yêu của dân tộc, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã trở thành mục tiêu của mỗi người. Được trở thành đại biểu tiêu biểu trong phong trào mà cả nước đang phấn đấu em cảm thấy không còn niềm vui nào lớn hơn.
Trong niềm vui ấy, em thấy mình có may mắn rất lớn để được là gương mặt tiêu biểu, bởi xung quanh em cũng có rất nhiều đại biểu khác cũng rất mẫu mực và đều là những tấm gương sáng về cả đạo đức và tri thức”.
Kim Bảo Ngân
Ảnh: NVCC
Theo Dân trí
Bao giờ có cơ chế để doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trường đại học?
Nhà nước có nhiều cơ chế, chính sách tạo động lực cho hoạt động Khoa học công nghệ nói chung. Tuy nhiên, chưa có cơ chế để doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trường đại học, sự phối hợp hệ sinh thái đổi mới sáng tạo chưa chặt chẽ, thiếu cơ chế cụ thể. Sự đầu tư của Nhà nước còn đứt quãng, chưa dẫn dắt thị trường.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phùng Đức Tiến cho biết như vậy tại "Tọa đàm Phát triển Khoa học Công nghệ thông qua kết nối với doanh nghiệp" do ĐH Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức nhân kỷ niệm ngày Khoa học Công nghệ Việt Nam (18/5).
Tại buổi tọa đàm, Giám đốc Nguyễn Kim Sơn cho biết, các sản phẩm Khoa học công nghệ (KHCN) của ĐHQGHN ngày càng đa dạng và khẳng định được vị thế của mình, được xã hội ghi nhận. Tuy nhiên, sự phát triển KHCN của ĐHQGHN còn gặp nhiều vướng mắc, trong đó có vấn đề kết nối với doanh nghiệp.
"Mục tiêu KHCN mà ĐHQGHN hướng tới là giải quyết các vấn đề thực tiễn nhưng các vấn đề này sẽ không được giải quyết tốt nếu không có sự kết nối, vào cuộc của doanh nghiệp" - Giám đốc ĐHQGHN Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh.
Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội phát biểu tại buổi tọa đàm
Tại tọa đàm, các đại biểu tập trung thảo luận các vấn đề xung quanh mô hình hợp tác trường - viện - doanh nghiệp.
Nhiều đại biểu đều cho rằng, mối quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp cần có định hướng, không dàn trải, đặc biệt ưu tiên các sản phẩm dẫn dắt thị trường.
Khái niệm doanh nghiệp xã hội, doanh nghiệp xanh không còn mới đối với các nước trên thế giới, nhưng mới chỉ manh nha xuất hiện ở Việt Nam vài năm trở lại đây. Chính vì vậy, trường đại học đóng vai trò nghiên cứu, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các hoạt động KHCN. Đồng thời, trường đại học phải phát triển đồng bộ hệ sinh thái khởi nghiệp, gắn kết nhà khoa học, các phòng thí nghiệm, các đơn vị với các doanh nghiệp, đối tác, cựu sinh viên, các quỹ đầu tư...
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phùng Đức Tiến cho rằng, Nhà nước có nhiều cơ chế, chính sách tạo động lực cho hoạt động KHCN nói chung. Tuy nhiên, chưa có cơ chế để doanh nghiệp tham gia đầu tư vào trường đại học, sự phối hợp hệ sinh thái đổi mới sáng tạo chưa chặt chẽ, thiếu cơ chế cụ thể. Sự đầu tư của Nhà nước còn đứt quãng, chưa dẫn dắt thị trường.
Bên cạnh đó, phía đơn vị chủ trì (trường đại học) còn thiếu tính chủ động về việc hỗ trợ thông tin, tài chính (phần lớn do các nhà khoa học tự triển khai); thiếu cơ chế chính sách trong việc chuyển giao tri thức, cơ chế hình thành doanh nghiệp KHCN dựa trên gắn kết nhà khoa học với doanh nghiệp.
"Lấp những "lỗ hổng" này là nhiệm vụ cấp bách để mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong hoạt động khoa học công nghệ thật sự là động lực phát triển kinh tế xã hội" - ông Tiến nhấn mạnh.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phùng Đức Tiến
Phó Chủ nhiệm Phùng Đức Tiến đánh giá cao vai trò của KHCN với trường đại học và cần thiết kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp. Ông cho rằng, với tiềm lực lớn về KHCN cùng sự quan tâm sát sao của Ban Giám đốc, ĐHQGHN có thể tận dụng thế mạnh này cho sự phát triển bền vững của mình.
Các định hướng ưu tiên phát triển và nhu cầu hợp tác với doanh nghiệp của ĐHQGHN tập trung vào các nhóm sản phẩm: Sản xuất chế biến trong nông nghiệp công nghệ cao; Sản xuất dược phẩm; Sản xuất Nhiên liệu sinh học và ứng dụng công nghệ xử lý môi trường; Phát triển công nghệ giám sát và quan trắc hàng hải; Công nghệ thông tin, viễn thông trong tư vấn và quản trị...
Bên cạnh đó, ĐHQGHN hướng tới nhóm các sản phẩm chất lượng cao cho quốc gia và định hướng tương lai: Phát triển bền vững, Biến đổi khí hậu; Công nghệ gen và tin sinh; Năng lượng xanh; Internet kết nối vạn vật; Nông nghiệp công nghệ cao; Nhiên liệu sinh học; Sàn giao dịch vận tải...
Nghiên cứu tại khoa Y Dược - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Được biết, năm 2017, ĐHQGHN đã công bố được 560 bài báo ISI/Scopus. Phát triển sản phẩm KH&CN hướng tới hỗ trợ khởi nghiệp đang có nhiều khởi sắc. Một số công nghệ đã phát triển được đến sản phẩm hoàn chỉnh: Viên hoàn giọt chứa tinh chất đan sâm, tam thất VNUBotimax; Trạm thu thông tin vệ tinh trên tàu biển; Hệ thống cảnh báo ô nhiễm bụi từ ảnh vệ tinh; Hệ thống CSDL tích hợp phục vụ phát triển vùng Tây bắc; Phát triển số hóa tri thức Việt...
Với quan điểm phát triển diện và điểm, lĩnh vực KHCN của ĐHQGHN đang được đầu tư một cách đồng bộ với hệ thống hơn 300 ngành/chuyên ngành đào tạo, phục vụ nâng cao chất lượng đào tạo, trong đó có các hướng ưu tiên đáp ứng với xu thế phát triển của thế giới, với định hướng của quốc gia và thế mạnh của ĐHQGHN.
Các nhiệm vụ ưu tiên được thực hiện thông qua các chương trình nghiên cứu trọng điểm cấp ĐHQGHN gồm: Nghiên cứu Định vị và phát triển khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam; Nghiên cứu Kinh tế học vĩ mô và chính sách kinh tế vĩ mô trong điều kiện hội nhập quốc tế của Việt Nam; Nghiên cứu Thích ứng với Biến đổi khí hậu; Nghiên cứu Tích hợp và phát triển bền vững các nguồn năng lượng tái tạo; Nghiên cứu và chế tạo các linh kiện micro-nano và mạch tích hợp ứng dụng trong các hệ thống đo lường, điều khiển, viễn thông và y tế...; Nghiên cứu khoa học tính toán tin - sinh - dược...; Chương trình KH&CN cấp nhà nước "Phát triển bền vững vùng Tây Bắc".
Đến nay, ĐHQGHN có 27 nhóm nghiên cứu mạnh, 5 nhóm nghiên cứu tiềm năng, 10 phòng thí nghiệm/trung tâm nghiên cứu trọng điểm, là đầu mối triển khai các nhiệm vụ KHCN trọng điểm của ĐHQGHN đồng thời tham gia giải quyết các nhiệm vụ KHCN ưu tiên của đất nước, tạo ra các sản phẩm KHCN tiên tiến, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, tăng cường năng lực hợp tác và hội nhập quốc tế.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Anh ngữ học thuật - Hành trang vững vàng để du học thành công! Du học là ước mơ của nhiều bạn trẻ để được tiếp cận với nền giáo dục cao hơn và tương lai rộng mở. Thế nhưng không phải con đường nào dẫn đến giấc mơ du học cũng đều dễ dàng. Nỗi lo lắng của sinh viên không dừng lại ở phần chi phí sinh hoạt, ăn ở, học tập... mà còn là...