Nam sinh giành giải Toán quốc tế mong muốn truyền kiến thức cho khóa sau
Cơ duyên đến với môn Toán từ khi bước vào lớp 7, cũng từ đó Phạm Hoàng Sơn đã liên tục đạt được nhiều thành tích tại các kỳ thi học sinh giỏi.
PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học quốc gia TPHCM và ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM trao giấy khen và học bổng cho Phạm Hoàng Sơn.
Đặc biệt, trong cuộc thi Olympic Toán quốc tế năm 2022, với sự nỗ lực của bản thân, Phạm Hoàng Sơn đã giành được huy chương Bạc.
Học xong Toán 12 Kumon của Nhật từ lớp 5
Phạm Hoàng Sơn, hiện đang là sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia TPHCM, thí sinh duy nhất của TPHCM góp mặt trong đội tuyển dự thi Olympic Toán quốc tế (IMO) 2022 tại Oslo, Na Uy từ ngày 6/7 đến 16/7. Sơn đã giành được huy chương Bạc với số điểm 30 điểm. Số điểm của nam sinh này đạt được chỉ cách mốc giải Vàng 4 điểm.
Với huy chương Bạc Olympic Toán quốc tế, Hoàng Sơn được tuyển thẳng vào ngành Khoa học máy tính, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ngôi trường em từng mơ ước trong những năm tháng học cấp 3. Theo Sơn, ngành học này thiên về Toán ứng dụng, có thể áp dụng được kiến thức Toán học để phục vụ đời sống.
Thầy cô và các bạn Trường Phổ thông năng khiếu-Đại học Quốc Gia TPHCM ra sân bay Tân Sơn Nhất đón Hoàng Sơn và đoàn dự thi IMO 2022 từ Na Uy về.
Được biết, Sơn bắt đầu tìm hiểu về Toán Kumon của Nhật từ năm lớp Lá và hoàn thành chương trình Đại số Toán 12 của Kumon sau 4 năm.
Bước ngoặt của Hoàng Sơn phải kể đến là khi em bước vào lớp 7 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM). Thời điểm này thầy Phạm Việt Hà dạy Toán nhận thấy năng lực về môn toán của Hoàng Sơn và giúp em theo đuổi môn học này.
Cùng với sự hỗ trợ đắc lực của các thầy giáo tại Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng, Hoàng Sơn đã tiến bộ rõ rệt từng ngày. Minh chứng là việc em đã đạt Thủ khoa kì thi học sinh giỏi cấp thành phố năm 2019 và sau đó trúng tuyển lớp chuyên Toán Trường Phổ thông năng khiếu với vị trí thủ khoa đầu vào.
Được sự đồng hành, dạy dỗ của các thầy cô ở trường, năm lớp 11 Sơn đã đạt giải Nhất quốc gia. Tuy vậy Sơn vẫn lỡ tấm vé góp mặt trong đội hình dự thi Toán quốc tế.
Video đang HOT
“Em cũng mong muốn thử sức bản thân, nên không quá buồn về kết quả này. Đến năm lớp 12, em nghĩ bản thân phải bứt phá lên chứ không thể bình bình mãi thế này được. Ý thức được việc mình chỉ còn một cơ hội cuối cùng vào năm lớp 12, nên em quyết tâm thực hiện mục tiêu mà hai năm trước không thành công. Và em đã giành vé vào đội chính thức. Thật sự em rất biết ơn các thầy cũng như đàn anh khóa trước đã hết lòng hỗ trợ em”, Sơn nhớ lại.
Đồ họa: An Nhiên
Cũng theo chia sẻ của Sơn, lo sợ em không dành thời gian nhiều cho việc ôn tập để thi tốt nghiệp nên ban đầu gia đình cũng không muốn em tập trung quá nhiều cho kỳ thi này. Ba mẹ muốn em đủ kiến thức chuyên môn chứ không chỉ riêng kiến thức về Toán. Tuy nhiên trước niềm đam mê và quyết tâm của Sơn, ba mẹ cũng đã đồng ý và tôn trọng quyết định của em. Trong những năm cấp THPT mặc dù tập trung nhiều vào môn Toán, Sơn vẫn dành thời gian cho các môn học khác để chủ động cân bằng, không bị hụt kiến thức.
Không đặt nặng áp lực
Cũng theo chia sẻ của Hoàng Sơn, trong quá trình ôn tập, một phần do dịch bệnh, em chủ yếu luyện đề của các kỳ thi trước, tham khảo kiến thức và tài liệu trên internet. Sơn có thói quen tra cứu thông tin, đáp án, tài liệu qua máy tính, điện thoại. “Mỗi khi giải đề em tập trung suy nghĩ, không đặt nặng áp lực về việc phải giải được mọi bài. Những lúc bí bách, chưa tìm ra lời giải, em trao đổi với các thầy, các anh chị đã từng thi hoặc tham khảo cách làm của bạn bè”, Sơn nói.
Trong khoảng thời gian hơn một tháng ôn tập cho kì thi tại Hà Nội, Sơn đã nhận được sự hỗ trợ to lớn từ các thầy cô ở Viện nghiên cứu cao cấp về toán. Em cũng có cơ hội kết thân với thành viên trong nhóm. Mọi người cùng nhau trò chuyện, trao đổi, tìm tòi cách giải đề, chơi thể thao để giải tỏa căng thẳng. “Lần ra Hà Nội để chuẩn bị cho kỳ thi là lần đầu tiên em xa gia đình. Tuy nhiên trong quá trình ôn luyện, mọi người rất thân thiện và em cũng được các bạn giúp đỡ rất nhiều nên cũng vơi bớt đi nỗi nhớ nhà”, Sơn kể lại.
Bố mẹ và anh trai vui mừng và xúc động khi Sơn đạt giải Bạc Olympic Toán quốc tế.
“Trước ngày thi, em giữ tinh thần thoải mái và đã có một đêm ngon giấc. Khi làm đề thi Toán Olympic quốc tế, em không giải quyết được hai câu liên quan tới kiến thức số học và tổ hợp. Đây cũng là hai câu đòi hỏi thí sinh phải tư duy nhiều, nó vượt qua khả năng của em. Em chỉ cách huy chương vàng đúng 4 điểm, tuy nhiên em cảm thấy vui và hạnh phúc, bởi em đã làm hết sức mình”, Sơn nhớ lại.
Anh Phạm Cao Kỳ, bố của Sơn chia sẻ: “Gia đình rất xúc động khi chứng kiến khoảnh khắc con trai bước lên nhận huy chương. Thực sự chúng tôi rất vui và tự hào về con trai mình. Thành tích mà cháu đạt được chắc chắn sẽ là một kỷ niệm đẹp, một dấu mốc quan trọng trong suốt 12 năm học. Chúng tôi cũng muốn gửi lời tri ân đến tất cả các thầy cô giáo đã đồng hành cùng cháu”.
“Mục tiêu trong tương lai của em là du học. Tuy nhiên thời điểm hiện tại em vẫn sẽ nỗ lực hoàn thành chương trình học tại Đại học khoa học tự nhiên và dành thời gian hỗ trợ đàn em khóa sau chinh phục các cuộc thi Toán học. Em muốn truyền lại tất cả kiến thức được dạy. Biết đâu trong số những em khóa sau, sẽ có người giành huy chương vàng, điều mà em chưa thực hiện được”, Sơn nói.
Chuyện về chàng trai sở hữu nhiều giải Vàng Toán học
Một trong những bí quyết giúp Ngô Quý Đăng hai lần giành Huy chương Vàng tại kỳ thi Olympic Toán học quốc tế là tinh thần tự học hỏi, tự trau dồi.
Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội Lê Quân (trái) trao học bổng khoa học cơ bản cho học sinh có thành tích xuất sắc Ngô Quý Đăng. Ảnh: VNU.
, cựu học sinh Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, đã không còn là cái tên xa lạ đối với những người quan tâm đến kỳ thi Olympic nói riêng và Toán học nói chung. Dù tuổi đời còn rất trẻ, chàng trai đã sở hữu nhiều "giải Vàng" Toán học.
Điểm tuyệt đối kỳ thi Toán học quốc tế
Tại kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) năm 2020, Ngô Quý Đăng giành Huy chương Vàng và xếp hạng thứ 4 thế giới. Em cũng là học sinh lớp 10 đầu tiên của Việt Nam tham dự IMO và giành Huy chương Vàng.
Sau 2 năm, Ngô Quý Đăng trở lại kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế và mang về chiếc Huy chương Vàng thứ 2 với điểm số tuyệt đối 42/42.
Nhớ lại thời điểm hay tin giành Huy chương Vàng tại kỳ thi IMO 2022, Đăng kể: "Cảm giác đầu tiên của em là yên tâm bởi trước đó, dù đã hoàn thành bài thi, em vẫn lo lắng sẽ xảy ra sai sót trong quá trình làm bài nhưng chưa kịp phát hiện. Sau khoảnh khắc đó, em cảm thấy rất vui. Mọi nỗ lực trong thời gian qua đã được đền đáp".
Đăng được tiếp cận với những con số từ rất sớm vì ông ngoại em là thầy giáo dạy Toán cấp THCS. Lên 4 tuổi, em học tính rồi dần làm quen với những con số có giá trị lớn bằng niềm say sưa, thích thú.
Ngô Quý Đăng (thứ hai từ phải sang) cùng với đội tuyển Toán học quốc tế của Việt Nam năm 2020.
Bước vào cấp THCS, Đăng theo học tại Trường THCS Archimedes, Hà Nội. Nam sinh thường xin thầy cô giáo giao thêm bài tập Toán về nhà. Những bài khó, em say sưa khám phá lời giải. Đến khi không thể tìm ra đáp án, em mới nhờ thầy cô giúp đỡ.
Trong những năm đó, được biết đến kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế, Đăng luôn mơ ước một ngày sẽ trở thành thành viên của đội tuyển Việt Nam và thử sức mình trên đấu trường lớn. Với quyết tâm chinh phục những bài Toán khó, cộng thêm sự dìu dắt của thầy cô, sự ủng hộ của gia đình, Đăng quyết tâm ôn luyện môn Toán và tham gia các kỳ thi lớn nhỏ để cọ xát và học hỏi.
Đã có những lần, Đăng bị nhắc nhở là trình bày xấu, phải học cách làm bài thoáng hơn, nếu không, nam sinh sẽ để mất điểm trình bày. Nhờ những lời khuyên, khích lệ của thầy giáo dạy Toán ở trường cấp 2, Đăng tìm cách vượt qua điểm yếu và hăng say bồi đắp kiến thức.
Ngô Quý Đăng (thứ ba từ trái sang) cùng đội tuyển Toán học quốc tế của Việt Nam năm 2022.
Đam mê song hành nỗ lực tự học
Trong kỳ thi vào lớp 10, em trúng tuyển Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên. Em là một trong sáu thành viên của đội tuyển Olympic Toán học Việt Nam năm 2020, khi mới là học sinh lớp 10.
Trong quá trình ôn luyện cho kỳ thi IMO 2020, Đăng kể khó khăn lớn nhất là phải học kiến thức Toán cấp 3 trong vài tháng. Tuy nhiên, thay vì để bản thân áp lực khi là thành viên nhỏ tuổi, ngoài thời gian học trên trường, em tự học, tự trau dồi. Thấy phần kiến thức nào còn yếu, em dành thêm nhiều thời gian, làm thêm nhiều bài tập. Em cũng chủ động đem bài khó đến lớp hỏi thầy cô, anh chị.
Đồ họa: An Nhiên
Có những đêm, Đăng thức đến 3h sáng để ôn luyện nhưng em luôn động viên bản thân giữ tinh thần lạc quan, thoải mái và bình tĩnh. Những lời khích lệ trên tiếp tục theo Đăng bước vào hành trình ôn luyện cho kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế 2 năm sau đó.
Song hành cùng sự nâng niu, dìu dắt của các thầy cô giáo, Đăng cho rằng tự học có vai trò rất quan trọng trong việc học tập môn Toán. Ngoài thời gian học tập trên lớp, Đăng chủ động tìm tòi, nghiên cứu tài liệu, kiến thức từ các nguồn khác nhau như Internet, sách vở, bạn bè...
Ngoài ra, em vẫn luôn ghi nhớ lời dặn của thầy giáo dạy Toán hồi cấp 2. Đó là việc trình bày bài vở sạch sẽ, thoáng mắt. Việc trình bày bài thi rõ ràng, mạch lạc giúp nam sinh tránh mất điểm dù giải đúng.
Ngô Quý Đăng (phải) hội ngộ bạn bè tại sân bay quốc tế Nội Bài sau khi trở về từ kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế năm 2022.
Đồng hành cùng Đăng trong hành trình chinh phục Toán học luôn là cuốn sổ nhỏ, nơi em ghi chép các kiến thức mới, kiến thức quan trọng hay phương pháp làm bài tập... Thời gian rảnh, em sẽ lôi cuốn sổ ra đọc lại những ghi chú, thông tin để tiếp tục trau dồi, bổ sung kiến thức.
"Nếu bị nhốt trong một căn phòng không ti vi, không điện thoại mà chỉ có sách, vở toán em vẫn thấy rất thú vị. Với em, toán học không bao giờ khiến em cảm thấy nhàm chán", Ngô Quý Đăng bộc bạch.
Đối với Đăng, hành trình ôn luyện và tham dự kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế là những kỷ niệm đẹp, là hành trang em tiếp tục mang theo trên chặng đường sau này. Khi tham gia kỳ thi năm 2022, diễn ra tại Olso, Na Uy, Đăng có cơ hội ra nước ngoài. Không chỉ được cọ xát kiến thức ở đấu trường lớn, em cũng gặp gỡ bạn bè trên thế giới và gắn bó hơn cùng các thành viên đội tuyển.
Nam sinh lớp 11 thực hiện dự án bảo vệ môi trường thông qua nghệ thuật Em Lê Minh Tuấn - học sinh trường Quốc tế Anh Việt BVIS đã phát triển dự án Blue Art với nhiều hoạt động như trồng rừng ngập mặn, thu gom rác thải và tạo nên các tác phẩm nghệ thuật từ rác thải nhằm lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường biển. Những dự án cộng đồng được triển khai bắt...