Nam sinh duy nhất thi tốt nghiệp môn Sử của trường THPT Anh-xtanh
Nguyễn Văn Nam là nam sinh duy nhất thi tốt nghiệp môn Sử trong tổng số gần 200 sĩ tử khối 12 của trường THPT Anh-xtanh (Hà Nội) lựa chọn thi tốt nghiệp môn Lịch sử.
Năm nay, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ gồm 4 môn. Trong đó, Toán, Văn là hai môn bắt buộc, còn lại học sinh sẽ được tự chọn Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Ngoại ngữ. Theo công bố ban đầu của một số trường, tỷ lệ học sinh lựa chọn Lịch sử rất thấp, thậm chí là 0%.
Tại trường THPT Anh-xtanh (Hà Nội), ông Đào Tuấn Đạt, phụ trách chuyên môn cho biết tỷ lệ học sinh chọn tiếng Anh đạt gần 90% nhưng chỉ có một nam sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp môn Lịch sử. Cậu học trò bỗng dưng nổi tiếng vì quyết định này là Nguyễn Văn Nam – học sinh lớp 12A1.
Nguyễn Văn Nam – nam sinh duy nhất thi tốt nghiệp môn Sử trong số gần 200 học sinh của trường THPT Anh-xtanh (Hà Nội) chọn thi tốt nghiệp môn Lịch sử.
Từng là học sinh khối A, nhưng Nam có niềm yêu thích đặc biệt với Lịch sử. Cậu tìm đọc rất nhiều sách về văn hóa, phong tục, truyền thống của dân tộc và các nước trên thế giới.
Chính những thông tin này khiến Nam băn khoăn: “Tại sao Việt Nam nhỏ bé mà không bị các nước lớn như Trung Quốc thôn tính và nước ta mặc dù giành được những thắng lợi lớn trong các cuộc chiến tranh nhưng đến nay vẫn nghèo nàn, lạc hậu?”. Từ đó, chàng trai này quyết định chuyển sang học khối C để có cơ hội tìm hiểu sâu sắc hơn về Lịch sử.
Video đang HOT
Đam mê môn học, nhưng Nam lại không có cảm tình với sách giáo khoa bởi “quá nhiều sự kiện, khô cứng dẫn đến khó học”. Điều đó cũng lý giải một phần nguyên nhân vì sao nhiều bạn học của Nam không nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương, Quốc khánh của dân tộc.
Mặc dù vậy, Nam vẫn cho rằng: “Theo em, các bạn ít đăng ký Lịch sử không phải vì ghét môn học này mà còn phụ thuộc vào định hướng nghề nghiệp, chọn trường đại học và thuận lợi cho việc ôn tập”.
Chàng trai này chia sẻ giờ học Lịch sử ở trường rất thú vị, không có tình trạng thầy đọc – trò chép. Các giáo viên thường đưa ra những vấn đề mới, câu hỏi mở để học sinh tự tìm hiểu, tranh luận sôi nổi.
“Điều đó chứng tỏ Lịch sử không đơn thuần chỉ cần học thuộc. Nó còn đòi hỏi tư duy phân tích, so sánh, đánh giá của người học để tìm ra nguyên nhân, bài học từ những sự kiện, câu chuyện của quá khứ”, Nam khẳng định.
Quyết tâm đạt 9-10 điểm trong kỳ thi tốt nghiệp sắp tới, vì vậy ngoài thời gian trên lớp, Nam còn dành 8 tiếng để tự học ở nhà. Chàng trai này cũng mong muốn trong tương lai sẽ được trở thành giáo viên hoặc nhà nghiên cứu Lịch sử để truyền tải những nét đẹp văn hóa dân tộc đến cộng đồng.
Theo TNO
Nỗi lòng 'biết tỏ cùng ai' của thầy cô dạy Sử
Theo dự đoán, kỳ thi tốt nghiệp năm nay, sẽ có rất ít thí sinh lựa chọn môn Sử. Điều này đã khiến nhiều thầy cô tâm huyết với môn học này chạnh lòng.
Mới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố phương án thi tốt nghiệp THPT năm 2014, theo đó thí sinh chỉ còn phải thi 4 môn. Ngoài Văn và Toán là 2 môn bắt buộc, 2 môn còn lại thí sinh được tự do lựa chọn trong các môn gồm: Vật lý, Sinh học, Hóa học, Địa lý, Lịch sử và Ngoại ngữ.
Đây là tin vui đối với nhiều sĩ tử bởi gánh nặng thi tốt nghiệp đã được giảm nhẹ hơn so với các năm trước nhưng lại là tin buồn đối với các thầy cô giáo dạy Sử. Bởi ai cũng hiểu được rằng khi Lịch sử chỉ là một môn thi tự chọn thì chắc chắn... sẽ không có nhiều sĩ tử "dám" lựa chọn thi môn học vốn từ lâu đã không được yêu thích này. Theo chia sẻ mới đây của thầy giáo Văn Như Cương thì học sinh tại trường Lương Thế Vinh Hà Nội đã đăng ký xong môn thi tự chọn và... không có học sinh nào lựa chọn thi môn Sử.
Trải lòng về điều này, thầy giáo-ThS Trần Trung Hiếu - giáo viên dạy Sử của trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) chia sẻ: "Bộ GD&ĐT quyết định 4 môn thi tốt nghiệp THPT năm 2014 trong đó Lịch Sử không phải là môn thi bắt buộc, đối với giáo viên Sử bậc học THPT thì đó là một thông tin không vui. Vì vị thế, vai trò của bộ môn này vẫn không được đánh giá đúng mức trong các môn học ở trường phổ thông. Dù đã có rất nhiều ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học Lịch Sử, nhưng rốt cuộc, môn Sử vẫn không phải là môn thi bắt buộc trong thi tốt nghiệp THPT. Chúng tôi thật sự cảm thấy buồn!"
Thầy Trần Trung Hiếu
Thầy Hiếu cho biết thêm: "Chắc chắn sẽ không có nhiều học sinh lựa chọn thi môn Sử vì từ lâu nay, đây là một môn thi mà học sinh rất "ngán", sợ những kiến thức phải học với những số liệu, ngày tháng năm... phức tạp, khó nhớ. Đó là điều đáng buồn hơn đối với những giáo viên dạy Sử như tôi.
Tựu trung lại, Lịch Sử vẫn là môn học quan trọng nhưng lại không được chú trọng đúng mức. Đáng lo nhất là điều này đã tạo nên một thói quen "mặc định" trong tư duy của thế hệ trẻ về kiểu "ứng thí", không thi thì không học ngay từ khi còn ở bậc phổ thông".
Cô Trịnh Thị Hường - giáo viên dạy Sử nhiều kinh nghiệm của trường THPT Chuyên Lam Sơn cũng tiết lộ, ở trường chuyên Lam Sơn mà cô đang giảng dạy, thì chính các em học sinh chọn thi ĐH khối C cũng đang băn khoăn không biết lựa chọn thi Sử hay không. Theo tâm sự của nhiều em, thì các em muốn lựa chọn môn thi trắc nghiệm như Lý, Sinh hay tiếng Anh vì không phải tập trung học nhiều nhưng vẫn có khả năng được điểm cao. Không phải các em không yêu môn Sử mà vì môn Sử vốn có khối lượng kiến thức khá khổng lồ, nhiều sự kiện, dữ liệu khó nhớ, lại là môn thi tự luận nên các em phải dồn sức học nhiều mà chưa chắc điểm đã cao.
Cô giáo Trịnh Thị Hường
Cũng theo tâm sự của cô Hường, sau khi biết tin Bộ Giáo dục quyết định phương án thi tốt nghiệp 4 môn, trong đó Sử chỉ là môn tự chọn, cô cũng cảm thấy hơi buồn. Các giáo viên dạy Sử như cô đã ngậm ngùi nói đùa với nhau rằng: "Bộ Giáo dục đã... bắn một viên đại bác vào môn Sử"
Như vậy, với việc duy trì phương án tuyển sinh như trên bắt đầu từ năm nay thì không khó để dự đoán sẽ không còn nhiều học sinh chú trọng học môn Sử, trừ một bộ phận rất nhỏ các học sinh lựa chọn thi ĐH khối C. Bởi học sinh hiện nay rất... thực tế, không thi thì không học! Điều này liệu có làm môn Sử bị quay lưng và lịch sử dân tộc có bị rơi vào quên lãng? Đây là câu hỏi mà không ít người tâm huyết với lịch sử đang băn khoăn, trăn trở.
Theo TTVN
Tuyển sinh trường chuyên: Kiểm tra cả IQ, EQ? Theo Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên của Bộ Giáo dục, vòng sơ tuyển có thể dựa vào kết quả đánh giá các chỉ số IQ, EQ, AQ... Trường chuyên có thể đòi hỏi cả chỉ số IQ, EQ, AQ của thí sinh dự tuyển -...