Nam sinh đỗ Đại học Stanford nhờ viết một câu 100 lần
Một nam sinh vừa trúng tuyển Đại học Stanford bằng cách viết 100 lần hashtag #BlackLivesMatter trong bài luận của mình.
Ziad Ahmed, học sinh trung học tại bang New Jersey, Mỹ vừa trúng tuyển vào Đại học Stanford chỉ bằng cách viết 100 lần hashtag #BlackLivesMatter (tạm dịch: Mạng sống của người da đen cũng quan trọng) trong bài tự luận, khi được hỏi: “Điều gì với bạn là quan trọng? Tại sao?”.
Thông tin của cậu nhận được hơn 2.600 lượt thích chỉ sau vài tiếng, trong đó có một số tổ chức và nhà hoạt động xã hội Hồi giáo nổi tiếng.
Nam sinh người Hồi giáo trúng tuyển Stanford bằng cách viết 100 lần hashtag BlackLivesMatter. Ảnh chụp màn hình.
Ahmed cho biết “sự tiến bộ không phỉ báng” là một phần của con người cậu. Do đó, chàng trai này muốn thể hiện nó trong hồ sơ đăng ký vào trường đại học.
Nam sinh cho rằng đức tin của mình gắn với công lý. Theo đó, Ahmed sẽ không phải người tốt nếu cậu làm ngơ trước những bất công mà cộng đồng người da đen phải đối mặt hàng ngày.
“Đối với tôi, người Hồi giáo là đồng minh của phong trào chống bất công cho người da đen”, cậu chia sẻ.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Ahmed thông tin khoảng 1/4-1/3 cộng đồng Hồi giáo ở Mỹ là người da đen. Giải quyết vấn đề của người da đen đồng nghĩa việc giải quyết phần lớn vấn đề trong cộng đồng của cậu.
Nam sinh 18 tuổi là người tham gia sôi nổi các hoạt động vì cộng đồng. Cậu từng được mời tham dự tiệc khoản đãi Iftar của Nhà Trắng, lãnh đạo chiến dịch tranh cử tổng thống của Martin O’Malley và làm việc cho chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton.
Ngoài ra, Ahmed cũng thành lập hai tổ chức thiếu niên và phát biểu tại TEDxTalk về những nguy hiểm và ảnh hưởng từ các khuôn mẫu, theo quan điểm của một thiếu niên Hồi giáo.
Không chỉ Đại học Stanford, Đại học Princeton và Đại học Yale cũng muốn nhận chàng trai này.
Ahmed nhận được thư mời nhập học của Stanford vào hôm 31/3.
“Em thực sự bất ngờ khi trúng tuyển. Việc Stanford chấp nhận một bản tự luận với nội dung như vậy là khá mới mẻ”, Ahmed chia sẻ.
Trong bức thư mời nhập học, Stanford viết: “Mọi người nhận đơn của bạn đều phấn chấn vì đam mê, quyết tâm, thành tích và trái tim của bạn. Bạn vô cùng phù hợp với Stanford. Bạn sẽ đem lại điều độc đáo và phi thường cho trường chúng tôi”.
Năm ngoái, Đại học Stanford đứng thứ ba thế giới trong bảng xếp hạng các trường đại học tốt nhất do tạp chí Times Higher Education bình chọn. Trường này chỉ nhận một trong số 20 học sinh nộp đơn đăng ký.
Theo Zing
Giám đốc sở giáo dục xin lỗi vì nhầm lẫn trong đề thi học sinh giỏi
Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận đã nghiêm túc kiểm điểm, nhận sai sót việc đưa nhầm phong trào Cần Vương sang phần lịch sử thế giới trong kỳ thi học sinh giỏi lớp 9.
Ngày 30/3, ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận, cho biết sở này đã có công văn gửi Bộ GD&ĐT về sự cố đề thi môn Lịch sử, kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 năm học 2016-2017.
Theo đó, đề thi môn Lịch sử tổ chức ngày 28/3 gồm 5 câu hỏi, chia làm 2 phần (lịch sử thế giới và Việt Nam).
Tuy nhiên, câu 1 (3 điểm) có nhầm lẫn khi đặt trong phần lịch sử thế giới: "Em hiểu thế nào về 'Phong trào Cần Vương'? Phong trào Cần Vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào? Trình bày diễn biến các giai đoạn của phong trào".
Đề thi Lịch sử bị nhầm lẫn. Ảnh: Huỳnh Hải.
Theo ông Thái, sau khi phát hiện vụ việc, Sở GD&ĐT Bình Thuận đã xác minh vụ việc. Theo đó, câu hỏi này phải bố cục trong phần lịch sử Việt Nam nhưng do lỗi của tổ ra đề nên đã đưa nhầm vào lịch sử thế giới. Kết quả kỳ thi không bị ảnh hưởng.
"Chúng tôi đã tổ chức kiểm điểm tổ ra đề thi và nghiêm túc nhận thiếu sót. Sở đã có công văn gửi Bộ GD&ĐT. Qua đây, tôi cũng xin thay mặt sở, gửi lời xin lỗi đến học sinh, thầy cô và phụ huynh về sự cố không mong muốn này", ông Thái nói.
Phòng trào Cần Vương được đưa vào giảng dạy trong chương trình môn Lịch sử lớp 8.
Kinh thành Huế thất thủ, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân Sở (Quảng Trị ). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần Vương", kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào chống xâm lược diễn ra sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỷ XIX .
Phong trào diễn ra trong 2 giai đoạn:
Từ năm 1885-1888: Bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kỳ, Bắc Kỳ.
Từ năm 1888 - 1896: Sau Vua Hàm Nghi bị bắt, quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn giai đoạn 1885-1888 như Ba Đình - Bãi Sậy - Hương Khê.
Theo Zing
TP.HCM tăng cường ngoại ngữ trong tuyển sinh đầu cấp Sở GD&ĐT TP.HCM vừa công bố kế hoạch tuyển sinh vào các lớp đầu cấp năm học 2017-2018, khuyến khích các trường trung học dạy Toán và các môn khoa học tự nhiên bằng ngoại ngữ. Sở GD&ĐT TP.HCM cũng yêu cầu các trường đảm bảo đủ chỗ học cho con em nhân dân thành phố, đặc biệt là con em gia đình...