Nam sinh đề nghị bỏ cấp 3, từ lớp 9 có thể thi đại học

Theo dõi VGT trên

Em Nguyễn Văn Dũng đã bày tỏ quan điểm Bộ GD-ĐT nên bỏ cấp ba và kỳ thi đại học sẽ diễn ra khi hoàn thành chương trình bậc THCS.

Sau một loạt bài viết đề cập đến những thay đổi của Bộ GD-ĐT về chương trình, sách giáo khoa, thi cử…, Nguyễn Văn Dũng lớp 12 tại trường THPT Mê Linh (huyện Mê Linh, Hà Nội) đã gửi ý kiến về báo điện tử Zing.vnchia sẻ quan điểm cá nhân về vấn đề này.

“Mình là học sinh lớp 12, chỉ còn một tháng nữa sẽ thi tốt nghiệp và đại học. Mình không nghĩ sẽ đỗ vì hơi quá so với lực học, nhưng mình sẽ cố gắng.

Bài viết này là ý kiến cá nhân của mình đề cập đến chương trình học phổ thông và đạo đức học sinh hiện nay ngày càng đi xuống.

Nam sinh đề nghị bỏ cấp 3, từ lớp 9 có thể thi đại học - Hình 1

Nguyễn Văn Dũng.

Bỏ cấp ba, tốt nghiệp lớp 9thể thi đại học

Mọi người có thấy rằng việc học bây giờ nhàm chán hơn ngày xưa không? Xã hội đi lên, nhiều điều cần phải chú ý khiến học sinh cũng sao nhãng đi nhiều.

Cấp ba, chúng mình có nhiều điều cần học, tìm hiểu hơn. Vì vậy, việc học cũng trở nên nặng nề hơn. Điều đó khiến cho phần lớn học sinh cấp ba bị gò bó trong khuôn khổ trường học.

Nhiều lúc mình tự hỏi, làm một bài toán về tích phân, học bao nhiêu dạng cuối cùng để làm gì khi mình sẽ thi đại học ngành quản trị kinh doanh?

“Tại sao những nhà lãnh đạo ngành giáo dục không thử lấy ý kiến học sinh cấp 3 và các cô giáo trên khắp cả nước để biết chúng mình suy nghĩ gì?”

Một số bạn chọn thi đại học ngành công nghệ thông tin thì các kiến thức sâu nặng về việc tính điện phân, khối lượng của một chất để làm gì?

Một số bạn thi ngành kiến trúc, điện lực, kế toán thì môn Hóa học, Vật lý có thực sự cần thiết?

Video đang HOT

Đây là một số ví dụ về việc học không đi đôi với nghề nghiệp mà mình muốn nói đến.

Trong khi kiến thức THCS khá nhẹ nhàng, có thể vận dụng vào cuộc sống thì THPT lại đi quá sâu khiến chúng mình không có nhiều tâm trí vào các môn văn hóa.

Thi đại học mọi người nhồi nhét bao nhiêu kiến thức vào đầu mà không biết khi đỗ còn cần thiết hay không. Điều đó còn khiến các thí sinh rất dễ bị căng thẳng khi phải tham dự những kỳ thi này.

Tại sao những nhà lãnh đạo ngành giáo dục không thử lấy ý kiến học sinh cấp 3 và các cô giáo trên khắp cả nước để biết chúng mình suy nghĩ gì?

Có thể thấy, giáo dục nước ta đang ngày càng đi xuống một phần do chương trình học không liên kết với nhau. Cấp 2 có thể liên quan đến đời sống nhưng cấp 3 thì không cần thiết.

Trong khi đó kiến thức bậc đại học rất nặng, nhiều môn như Toán cao cấp liệu có thực sự cần thiết cho chuyên ngành không, hay thuộc về các tiến sĩ hơn.

Tại sao chúng ta không suy nghĩ đến cải cách việc học như hết cấp 2 đến năm lớp 9, chúng ta sẽ thi đại học luôn.

Kiến thức ở bậc đại hoc rất nặng, tại sao chúng ta không dàn trải chương trình trong 4 năm và thêm 3 năm THPT. Như vậy, kiến thức về các môn Vật lý, Hóa học chỉ cần biết chứ không đi phải tìm hiểu quá sâu.

Hơn nữa, chúng ta đang đau đầu về việc sinh viên đại học ra trường thất nghiệp do không đáp ứng được các tiêu chí nhà tuyển dụng. Khi bậc đại học kéo dài thời gian, chúng ta sẽ có cơ hội thực hành, tìm hiểu nhiều hơn về chuyên ngành để đáp ứng nhà tuyển dụng, không còn tình trạng bê gần như nguyên si lý thuyết đại học để đi xin việc.

Nếu thay đổi theo cách này, mọi người sẽ thắc mắc các trường THPT sẽ làm gì? Theo mình, nếu đại học bắt đầu từ năm lớp 10, các thầy cô giáo cấp ba sẽ giảng dạy kiến thức cơ bản cho sinh viên năm đầu để biết. Trường THPT sẽ là cơ sở 2-3 cho các đại học. Kiến thức cấp ba được thực hiện vào khóa học đại học. Đặc biệt, các môn khoa học không thực sự cần thiết sẽ được rút ngắn.

Với biện pháp này, chúng ta sẽ giảm được khoảng 2 năm để tập trung cho việc học chuyên ngành. Nhưng để làm được điều này thì không hề dễ dàng. Chúng ta phải cải tạo lại chương trình giáo dục.

Còn các bạn không đỗ đại học sẽ học trung cấp. Bậc học này cũng có thời gian học kiến thức cơ sở như đại học, sau đó sẽ tập trung học nghề để khoảng 18-19 tuổi trở thành công nhân có tay nghề.

Đề thi ĐH phải phân loại học sinh qua trí thông minh

Nếu thay đổi theo phương án này, đề thi cũng cần đổi mới. Trong đó, các câu hỏi phải liên quan đến xã hội, lô-gic để phân loại học sinh qua trí thông minh, sự hiểu biết để làm căn cứ xét đầu vào đại học.

Theo phương pháp tuyển sinh đại học như hiện nay, các thí sinh phải học ngày cày đêm. Nhưng chỉ sau 2 ngày thi, các bạn tự nhiên cảm thấy rằng những kiến thức này dường như vô bổ. Mặc dù trước đó, chúng ta đều mất rất nhiều tiền của vào việc ôn thi. Điều đó cho thấy việc học đại học, đi làm theo chuyên ngành không hề liên quan đến những kiến thức đó.

Tăng cường kiến thức xã hội

Việc loại bỏ bớt kiến thức tự nhiên không cần thiết, chúng ta sẽ có điều kiện tập chung các môn Thể chất, Văn học, Ngoại ngữ, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.

Thực tế, khi chúng ta giao tiếp ngoài xã hội rất ít khi đề cập đến kiến thức lý, hóa, mà thường nói về các vấn đề xã hội. Như vậy, nếu chỉ tập trung giảng dạy các môn tự nhiên liệu có cần thiết và chắc chắn còn chèn ép môn xã hội.

Trong khi kiến thức lịch sử, địa lý rất quan trọng, nhưng có nhiêu bạn lựa chọn môn học này? Người Việt mà không biết các kiến thức xã hội, địa lý, lịch sử nước nhà thì làm gì được?

Hiện nay, chúng ta tránh né các môn xã hội vì nhàm chán. Còn giáo viên thì dạy lại hàng chục năm một nội dung kiến thức giống nhau và rất máy móc. Như vậy, giảng dạy một môn nhưng giáo viên phải kết hợp với nhiều kiến thức khác nhau. Ngoài ra, các thầy cô cũng cần nghiêm khắc nhiều hơn để quản lý tốt lớp học.

Sự bất cập của chương trình phổ thông còn thể hiện ngay từ lớp một. Tại sao học sinh lớp nhỏ nhất đã phải học nhiều đến vậy. Ngày xưa chúng ta chỉ tính từ 1 đến 10, bây giờ thì đến 50. Chúng ta tập đánh vần thì ngày nay các em đã tập viết chữ. Học sinh cấp một còn rất nhỏ, cần tập trung giúp các em phát triển tư duy chứ không nên áp đặt, nhồi nhét kiến thức như vậy.

Kiến thức xã hội kém, đạo đức học sinh xuống cấp

Một việc nhức nhối ngày nay là đạo đức khi chứng kiến rất nhiều vụ việc học sinh đánh nhau, lừa đảo, tệ nạn xã hội. Điều đó chứng tỏ văn hóa học đường nói riêng và người Việt trẻ nói chung đi xuống.

Nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này do kiến thức xã hội của các bạn quá kém, trong khi đó môn Văn không được chú ý, môn Giáo dục công dân không ai có hứng học.

Năm nay, mình đăng ký dự thi vào ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp. Mình thừa nhận không để ý nhiều đến khối thi, nhưng mình nghĩ kiến thức xã hội của bản thân không thiếu.

Mình học khối A cũng chỉ vì trường không có khối C. Bởi năm cuối cùng nhà trường mới thành lập lớp khối C như vậy là quá muộn.

Mình hy vọng, những ý kiến cá nhân này sẽ được lãnh đạo ngành giáo dục suy nghĩ, xét xét để thế hệ sau này sẽ được đào tạo tốt hơn”.

Theo TTVN

Học sinh lớp 9 chế tạo xe thu gom rác di động

Nhóm học sinh lớp 9 Trường THCS Trường Long A (huyện Châu Thành A, Hậu Giang) đã chế tạo thanh công xe thu gom rác di động.

Sản phẩm này đoạt giải nhất cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật của học sinh trung học tỉnh Hậu Giang lần thứ 1-2014.

Học sinh lớp 9 chế tạo xe thu gom rác di động - Hình 1

Thây Sư Khăc Huy (bìa trái) va nhom hoc sinh chê tao máy thu gom rác di động - Ảnh: Hữu Song

Ý tưởng chế tạo xe thu gom rác di động dựa trên nguyên tắc hoạt động của máy gặt đập liên hợp của học sinh Huỳnh Văn Thiên (lớp 9A2) xuất phát từ việc thấy bạn bè trong trường thu gom rác, công nhân vệ sinh đi thu gom rác bằng tay có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau đó, Thiên rủ thêm bạn cùng lớp Phạm Thị Nhi và bạn Võ Văn Còn (lớp 9A1) tham gia, Thiên làm nhóm trưởng.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, phải mất thời gian bốn tháng mày mò, phác thảo, tìm mua nguyên vật liệu, hàn lắp vào tháo ra cắt xén chỉnh sửa, rồi lai lắp vào... chiếc xe thu gom rác di động dần được hình thành. Thầy giáo Sử Khắc Huy cho biết lúc đầu các em làm bông trục lớn chỉ bằng thanh sắt, xe chạy bị vướng lại, rồi sức bật khi đưa rác vào trục quá yếu.

"Tôi cố nghĩ để giúp các em khắc phục hạn chế này nhưng không ra. Tuy nhiên, các em lại nghĩ ra cách khắc phục bằng cách dùng những sợi dây gân có đường kính 8-10mm thay thế làm thanh răng cho trục quay"- thầy Huy thán phục.

Giá thành của xe thu gom rác di động chỉ khoảng 750.000 đồng. Xe chạy thử nghiệm thu gom rác ở sân trường đã giúp việc thu gom rác được nhanh hơn, sạch sẽ hơn, bảo vệ sức khỏe học sinh vì không phải thu gom rác bằng tay. Tuy nhiên, nhược điểm xe thu gom rác di động chỉ hoạt động tốt ở địa hình bằng phẳng, chưa thu gom được rác nặng và lớn. Cần phải cải tiến bông trục lớn để xe co thê hoat đông tai địa hình không bằng phẳng, đồng thời tạo lực từ bánh xe lớn hơn để lực kéo mạnh có thể thu gom các loại rác lớn...

"Em tính thay một số chi tiết nhỏ để có thể thực hiện thêm một số chức năng khác như: máy chặn phía dưới gắn thêm giống như lưỡi gà tôngđơ cắt tóc, có thể vừa cắt cỏ vừa gom cỏ lên xe, hay phía sau gắn thêm xe đạp để khỏi cần đẩy xe" - học sinh Thiên chia sẻ.

Học tái chế rác thải

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa thực hiện thí điểm "Góc môi trường" tại hai trường tiểu học Nguyễn Thái Học, quận 1 và Nguyễn Thái Sơn, quận 3. Giáo viên và học sinh được tập huấn kỹ năng phân loại, thu gom, tái chế vỏ hộp, túi nilông phế thải thành các sản phẩm có ích, nhằm tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên cho học sinh tiểu học, nâng cao chất lượng môi trường sống cho cộng đồng.

Trong năm 2014, hoạt động này sẽ tiếp tục được triển khai tại 22 trường tiểu học ở các quận huyện còn lại, với sự hỗ trợ từ nhân viên phụ trách môi trường của Công ty Tetra Pak Việt Nam.

Theo Tuoitre

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kỳ Duyên có chiến thắng chính thức đầu tiên tại Miss Universe 2024!
10:18:32 07/11/2024
Cao Thái Sơn trở thành kỷ lục gia Việt Nam
13:26:04 07/11/2024
Việt Hương, Quốc Trường đến mừng lễ cưới Hà Trí Quang
09:13:10 07/11/2024
"Ái nữ hào môn" sống trong penthouse 650m2: Đỗ 4 trường ĐH của Mỹ, đập thông 6 căn chung cư làm nhà ở, tự mở show thực tế về giới siêu giàu
08:52:40 07/11/2024
Trời mưa to bỗng nghe tiếng đập cửa uỳnh uỳnh, mẹ đơn thân tưởng kẻ trộm nhưng vừa mở cửa ra liền ôm mặt khóc tức tưởi
10:47:08 07/11/2024
Cứ đến mùng 1 vợ đi chùa là bắt chồng 'nhịn gần gũi', cho đến khi lén đi theo thì phát hiện bí mật điếng hồn
10:17:38 07/11/2024
Bức ảnh khiến nữ thần sắc đẹp bị cả nước nguyền rủa, quỳ gối van xin cũng không được tha thứ
09:03:32 07/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Quyền Linh ngỡ ngàng khi mẹ đơn thân được chị chồng đưa đến show hẹn hò

Tv show

14:37:24 07/11/2024
Sau khi chồng qua đời Hồng Nhung đến Bạn muốn hẹn hò nhờ Quyền Linh mai mối. Sự xuất hiện của chị chồng và con gái để ủng hộ tinh thần mẹ đơn thân khiến cả trường quay xúc động.

Đường trở về nhà của người dân ở Bắc Gaza thêm 'mờ mịt' sau tuyên bố của IDF

Thế giới

14:33:40 07/11/2024
Ông Cohen cũng bổ sung rằng hỗ trợ nhân đạo sẽ được tạo điều kiện để thường xuyên vào miền Nam Gaza nhưng khu vực phía Bắc là ngược lại bởi không còn người dân ở đây.

Sao Việt 7/11: Hoa hậu Kỳ Duyên hóa nữ tổng tài ở Miss Universe

Sao việt

14:31:08 07/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên xây dựng hình ảnh chỉn chu, sang trọng ở Miss Universe 2024. Cô gây chú ý bởi hình ảnh mạnh mẽ, thời thượng khi diện bộ suit kết hợp áo gilet gam trung tính.

Trần Bảo Sơn khởi động phim đầu tay làm đạo diễn

Hậu trường phim

14:23:14 07/11/2024
Trần Bảo Sơn công bố thử sức với vai trò đạo diễn, tìm kiếm tài tử, giai nhân cho dự án phim Con đường vô tận (Endless Road) anh dành nhiều tâm huyết.

Fan sốc vì tài tử triệu người mê già nua khó tin sau khi lấy vợ kém 16 tuổi

Sao âu mỹ

14:17:14 07/11/2024
Các fan sốc nặng khi thấy tài tử triệu người mê Chris Evans xuất hiện với bộ dạng khác lạ và có phần già nua, thiếu chăm chút khi ra mắt phim mới tại Anh.

Những con số gây choáng về quy mô của bom tấn 7500 tỷ làm diễn viên phục sát đất

Phim âu mỹ

14:14:24 07/11/2024
Gladiator II (Võ sĩ giác đấu II) có hơn 1000 nhân sự làm việc tại nhiều quốc gia và xây dựng lại đấu trường La Mã bằng 60% bản gốc để phục vụ việc quay bom tấn 7500 tỷ này.

Tin mừng cho người thích ăn chuối

Sức khỏe

14:12:05 07/11/2024
Chuối có thể được ăn trực tiếp, ăn cùng bánh mì, bánh kếp hay sinh tố. Loại trái cây này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cơ thể người thay đổi theo hướng tích cực.

Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông

Tin nổi bật

14:11:58 07/11/2024
Theo dự báo, bão Yinxing đã mạnh lên cấp 15 (tiệm cận cấp siêu bão - cấp 16) trên vùng biển của Philippines. Sáng sớm mai, bão sẽ đi vào Biển Đông.

Dân chơi MXH Threads cảm thấy "tự ái" vì HIEUTHUHAI

Nhạc việt

14:10:57 07/11/2024
Mang thông điệp diss ngược định kiến, khẳng định vị thế của bản thân, HIEUTHUHAI dùng những lời lẽ châm biếm gay gắt để khiến anti câm nín.

Bức ảnh khiến ông Donald Trump nhận "cơn mưa" lời khen về cách dạy dỗ con cháu

Netizen

14:09:04 07/11/2024
Mới đây, ông Donald Trump đã chính thức tái đắc cử Tổng thống Mỹ. Ông Donald Trump là Tổng thống thứ hai trong lịch sử Mỹ đắc cử 2 nhiệm kỳ không liên tiếp kể từ Grover Cleveland năm 1892.

HYBE cam kết giảm phụ thuộc vào BTS giữa loạt tranh cãi

Nhạc quốc tế

14:07:17 07/11/2024
HYBE lên kế hoạch cho sự trở lại của BTS vào năm 2026, tuy nhiên vẫn tuyên bố sẽ giảm sự phụ thuộc vào nhóm nhạc này.