Nam sinh cực phẩm của Học viện Ngoại giao, thừa tiêu chuẩn trở thành “chàng trai năm ấy”
Gương mặt cute như nam chính Dư Hoài, góc nghiêng thần thánh như soái ca Lee Soo Hyuk, và thành tích mang đậm dấu ấn của nam sinh cực phẩm Học viện Ngoại giao, Nguyễn Huy Nam Anh đã thừa tiêu chuẩn trở thành “chàng trai năm ấy” trong trái tim của biết bao cô gái. Hãy cùng nhà Hoa tìm hiểu thêm về anh chàng này nhé!
Thông tin của nam sinh “cực phẩm”
Họ và tên: Nguyễn Huy Nam Anh
Nơi “cắp sách”: Từng là sinh viên Học viện Ngoại giao, hiện là du học sinh ngành Communication and Media Science, trường Corvinus University of Budapest tại Hungary.
Ước mơ lúc nhỏ: Làm đầu bếp (vì thấy mẹ nấu ăn ngon).
Sở thích hằng ngày: Xem sitcom Friends và How I met your mother, chụp ảnh, đánh đàn ghi-ta.
Ham thích hoạt động ngoại khoá, đa-zi-năng từ Việt Nam ra thế giới
Những năm tháng cấp Ba của Nguyễn Huy Nam Anh thực sự “nở hoa” ở các CLB và hoạt động ngoại khóa. Cậu bạn đã chăm chỉ tham gia các hội nhóm, nơi rèn luyện kĩ năng mềm và kết nối các “đồng âm” chung sở thích. Nam Anh cho biết, cậu từng là thành viên của đội ghi-ta của CLB Âm nhạc trường THPT Nguyễn Tất Thành. Sau này, khi trở thành anh sinh viên của Học viện Ngoại giao, Nam Anh tiếp tục phát huy tinh thần hướng ngoại sẵn có, “góp gạo thổi cơm chung” với ban Truyền thông tại cuộc thi Miss DAV - Hoa khôi Học viện N goại giao.
Tiếp nối chuỗi hoạt động đó, Nam Anh thực sự năng nổ ở trời Tây khi trở thành Trưởng ban Truyền thông của Hội sinh viên Việt Nam tại Hungary. Nhìn vào bề dày hoạt động mà Nam Anh tham gia, biết bao nhiêu thiếu nữ phải lắc đầu tiếc nuối: “Đẹp trai, học giỏi, đóa hoa của các CLB, anh cái gì cũng có, tiếc cho anh không có được em”.
Video đang HOT
Nam Anh cho biết: “Những hoạt động ngoại khóa đó đã thực sự giúp mình trở nên năng nổ, tự tin, cũng như trang bị thêm rất nhiều những kỹ năng mềm như cách giao tiếp, thuyết trình hay khả năng nói trước đám đông”. Sau rất nhiều năm tham gia CLB, trở thành “mỹ nam” năng nổ và tích cực, được mọi người yêu mến, Nam Anh nhận ra rằng điều quan trọng và đẹp đẽ nhất khi tham gia các hoạt động khóa chính là tình bạn và kỉ niệm.
Cậu bạn từng dở khóc dở cười khi nhớ lại quãng thời gian tổ chức Miss DAV. “Đấy là lần đầu tiên mình được tham gia tổ chức sự kiện có quy mô lớn như thế. Xui thay, khi cách đêm bán kết không lâu, mình bị gãy cổ chân lúc chơi bóng rổ. Thế là mình với chân bó bột, ráng đến hội trưởng để cổ vũ cho mọi người. Mặc dù việc mình phải “ngồi ngoài” cũng gây ảnh hưởng chung nhưng các anh chị và bạn bè trong Đoàn đều rất quan tâm thăm hỏi. Mọi người còn ký vào chân bó bột và khi chương trình kết thúc, sẵn sàng “bê” mình lên tận sân khấu để chụp ảnh cùng. Lúc đó mình rất vui và xúc động khi đã có những người bạn bè thực sự quan tâm và tốt với mình đến như vậy”.
Khi sang Hungary, Nam Anh kể: “Lúc mới qua, mình đã tham gia chương trình mentorship tại trường đại học. Bắt đầu cuộc sống mới thật sự khó khăn với mem mới sang như mình. May mắn là bản tính thích học hỏi lại hăng say tham gia hoạt động, mình đã làm quen được anh Nguyễn Đình Cường – nguyên Trưởng ban Truyền thông của Hội sinh viên Việt Nam tại Hungary. Anh trở thành mentor của mình. Từ một người đam mê ca hát, mình học thêm cách lên kế hoạch, làm nhiều dự án khác nhau dưới sự hỗ trợ của anh. Năm đó cũng là năm cuối nhiệm kì của anh Cường ở hội sinh viên nên mình được anh đề cử lên làm trưởng ban.
Chọn về Việt Nam trong đại dịch
Hungary, đất nước mà cựu nam sinh Ngoại giao đang theo học là một trong những nước Trung Âu đầu tiên ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia đối với dịch COVID-19. Trong cơn khủng hoảng đó, Nam Anh cảm thấy an tâm hơn khi Hungary đã có loạt biện pháp phòng chống và kiểm soát dịch rất tốt và cũng giống cách mà chính phủ Việt Nam đã làm là thực hiện cách ly xã hội và đóng cửa biên giới. “Tuy nhiên mình cảm thấy chính phủ Việt Nam đã nhận thức được sớm tầm nguy hiểm của dịch bệnh này nên đã đưa ra và thực hiện các chính sách sớm hơn Hungary”.
Và cậu bạn này cũng đã lựa chọn trở về Việt Nam từ tháng Ba. Một phần vì muốn an tâm ở cạnh gia đình trong khoảng thời gian đại dịch, một phần để có thể thuận tiện cho việc học khi trường của cậu đã chuyển sang học online từ trước đó.
“Mình cũng đã thực hiện đủ cách ly 14 ngày tại TP.HCM lúc mới trở về từ Hungary”, Nam Anh “khoe”. “Về Việt Nam và bắt đầu một cuộc sống từ trước đến nay chưa bao giờ trải qua: Sống ở quê hương nhưng cách ly với xã hội, cuộc sống hoàn toàn mới mẻ vì những người xung quanh mình là đồng hương nhưng lại không hề quen biết… nhưng may mắn là ở khu cách ly nhưng mọi thứ đối với mình lại rất tuyệt vời, từ chế độ ăn uống được ban quản lý và các tình nguyện viên chăm lo, đến mỗi sáng thức dậy lại được tập thể dục, sống một cuộc sống healthy và balance hết mức. Mọi thứ được đi vào quy củ – những điều mà đó giờ có lẽ mình đã chưa từng trải qua”.
“Tuổi trẻ nên cập nhật xu hướng”
Trước sự thay đổi tính bằng giờ của thế giới ngày nay, mức độ đào thải ngày càng gắt gao hơn. Dưới đây là một số hé lộ của “cực phẩm trường Ngoại giao” có thể giúp bạn bớt “lao đao” khi nhìn về kế hoạch tương lai.
Nam Anh chia sẻ, năm 12, cậu ôn thi IELTS và số điểm trung bình cho 4 kĩ năng mà bạn đạt được khi đó là 7.5. Lúc đó tiếng Anh rất quan trọng, bây giờ cũng thế, nhưng ở thời đại thay đổi chóng mặt như hiện tại, có nhiều thứ các teen cần phải trang bị cho mình, không chỉ mỗi mình kĩ năng ngoại ngữ như trước đây.
“Thứ tốt nhất mà người trẻ chúng ta cần làm là luôn cập nhật những xu hướng mới nhất, không sợ thay đổi cũng như không ngừng trau dồi và cải thiện những kĩ năng mềm để có thể thích nghi nhanh với sự thay đổi này. Tham gia các khóa kĩ năng, các CLB và tích cực hoạt động ngoại khóa ở trường cũng là một trong những cách hay ho giúp các bạn trẻ học hỏi kĩ năng thích nghi và cập nhật đấy”, Nam Anh “chốt đơn”.
Ở phần chia sẻ cuối cùng, Nam Anh vui vẻ cho biết rằng, sau khi được chị em lùng sục info, cậu bạn đã thực sự bất ngờ bởi vì lượng tương tác trên mạng xã hội bỗng dưng tăng đột biến. Anh chàng muốn gửi gắm lời cảm ơn đến các bạn vì sự quan tâm đặc biệt này, và “Mình sẽ thật cố gắng để mọi người có thể hiểu được tính cách chứ không chỉ là vẻ ngoài của mình”.
ĐH Đà Nẵng tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực, Học viện Ngoại giao xét tuyển IELTS 6.5
3 phương thức xét tuyển năm 2020 của Học viện Ngoại giao, ĐH Đà Nẵng công bố 3 điểm mới trong công tác tuyển sinh năm học mới, đó là những sự kiện "nóng hổi" có trong bản tin tuyển sinh 18/5.
3 phương thức tuyển sinh của Học viện Ngoại giao năm 2020
Năm nay, Học viện Ngoại giao xét tuyển trên cả nước với tổng chỉ tiêu hệ ĐH chính quy là 500 tân sinh viên, chia đều cho 5 ngành là Quan hệ quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế, Luật quốc tế và Ngôn ngữ Anh.
Đối tượng tuyển sinh gồm tất cả những thí sinh tốt nghiệp THPT theo hình thức giáo dục chính quy và có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Học viện Ngoại giao. Đồng thời thí sinh phải đảm bảo có đủ sức khỏe để học tập theo quy định hiện hành, không vi phạm pháp luật.
Về phương thức xét tuyển thứ nhất, học viện xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập THPT (30% tổng chỉ tiêu cho mỗi ngành). Đối tượng xét tuyển là những thí sinh có Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển); có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 đạt từ 8,0 trở lên; đạt hạnh kiểm Tốt trong từng năm lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12. Ví dụ, với các ngành có học phần ngoại ngữ là tiếng Anh: IELTS (Academic) hoặc Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương đạt từ 6,5 trở lên.
Tổng điểm xét tuyển bao gồm: Điểm ngoại ngữ quy đổi theo Chứng chỉ quốc tế; Tổng điểm trung bình chung học tập của 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển vào Học viện của năm học lớp 10, 11 và học kỳ I năm học lớp 12 và điểm ưu tiên khu vực, đối tượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (nếu có).
Học viện Ngoại giao công bố 3 phương thức tuyển sinh năm 2020. Ảnh minh họa: Internet
Phương thức thứ 2 là xét tuyển dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 (70% tổng chỉ tiêu mỗi ngành) Đối tượng xét tuyển là thí sinh đăng ký tham gia Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 trên phạm vi toàn quốc.
Phương thức thứ 3 là xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển được thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT và của Học viện.
3 điểm mới trong công tác tuyển sinh 2020 của ĐH Đà Nẵng
Theo chia sẻ của PGS.TS Giang Thị Kim Liên (Phó Trưởng Ban Đào tạo ĐH Đà Nẵng), công tác tuyển sinh của ĐH Đà Nẵng năm nay có 3 điểm mới nổi bật.
2020 là năm đầu tiên ĐH Đà Nẵng phối hợp ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực thí sinh để lấy kết quả xét tuyển. Bài thi được xây dựng theo cách tiếp cận với các bài thi đánh giá năng lực trên thế giới như SAT của Mỹ hoặt TSA của Anh. Đề thi sẽ gồm 3 phần: phần 1 sử dụng ngôn ngữ; phần 2 là toán tư duy logic, xử lý số liệu; phần 3 là giải quyết các vấn đề liên quan lĩnh vực tự nhiên và xã hội.
3 điểm mới trong công tác tuyển sinh 2020 của ĐH Đà Nẵng. Ảnh minh họa: Internet
Điểm mới tiếp theo đó là trong năm học này, ĐH Đà Nẵng sẽ tổ chức chiêu sinh cho 4 ngành/ chuyên ngành mới ở các trường trực thuộc. Cụ thể, Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng có 3 chuyên ngành mới gồm các chuyên ngành Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo thuộc ngành Công nghệ thông tin, chuyên ngành Cơ khí hàng không thuộc ngành Kỹ thuật Cơ khí. Trường ĐH Kinh tế - ĐH Đà Nẵng có một ngành mới là Khoa học dữ liệu và phân tích kinh doanh.
Điểm mới thứ ba là Trường ĐH Sư phạm - ĐH Đà Nẵng sẽ tổ chức tuyển sinh, đào tạo đặt lớp tại Phân hiệu của ĐH Đà Nẵng tại Kon Tum. Trong các danh mục ngành và mã tuyển sinh sẽ bổ sung mã tuyển sinh cho các ngành này và được nhận diện bằng mã có đuôi là KT.
Nhiều trường đại học dành hơn 70% chỉ tiêu xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT Tuy kỳ thi THPT 2020 có nhiều thay đổi, nhưng nhiều trường đại học vẫn dành trên 70% chỉ tiêu xét tuyển đầu vào từ phương thức thi này. Năm nay, Học viện Ngoại giao dự kiến tuyển 500 chỉ tiêu đào tạo hệ đại học chính quy, trong đó, ngành Quan hệ quốc tế: 100; Ngành Kinh tế quốc tế: 100; Ngành...