Nam sinh có chiều cao chưa tới 1m được tòa án Ấn Độ phán quyết đỗ đại học Y
Một nam sinh mắc chứng lùn có chiều cao khoảng 95 cm đã được Tòa án Tối cao Ấn Độ phán quyết cho phép nhập học tại trường y sau khi bị từ chối dù đạt điểm số đáng ngưỡng mộ.
Nam sinh Ganesh Baraiya (17 tuổi) trước đó đã bị một trường đại học y tại Ấn Độ từ chối mặc dù đạt điểm số đáng ngưỡng mộ 233 trong kỳ thi tuyển sinh – trong khi điểm chuẩn chỉ là 88. Baraiya bị nhà trường khước từ do chiều cao khiêm tốn, khoảng 95 cm, của mình.
Cậu bé Ganesh Baraiya với ước mơ trở thành bác sĩ tí hon nhất thế giới.
Gia đình em đã khiếu nại lên Tòa án Tối cao Ấn Độ. Và tòa án đã phán quyết cho phép em được nhập học. Như vậy, cậu bé có khả năng trở thành bác sĩ “tí hon” nhất thế giới.
Gia đình Baraiya sống tại Gujarat, miền Tây Ấn Độ. Cha mẹ em – ông Viththal Bhai Baraiya và bà Devuben Baraiya cho biết họ nhận thấy dấu hiệu cơ thể em phát triển không bình thường khi đầu của em trở nên to hơn nhiều so với kích thước cơ thể. Họ đã đưa em đi khám khoa nhi, nhưng các bác sĩ cho rằng chứng lùn của em không thể cứu chữa.
Ganesh Baraiya chụp ảnh cùng cha mẹ.
Video đang HOT
Bù lại, cậu bé tỏ ra rất thông minh ngay từ khi còn nhỏ và dành phần lớn thời gian vào việc học. Tất nhiên, ngoại hình đã gây cho em một số phiền toái. Rất nhiều bạn bè cười nhạo và trêu chọc em.
Thậm chí một đoàn xiếc còn định trả cho cha em số tiền 1.000 bảng Anh – gấp 6 lần lương tháng của ông Viththal, để cho em theo đoàn của mình. Cha em đã từ chối, nhưng ông lo sợ đoàn xiếc có thể tìm cách bắt cóc con mình nên đã đưa em tới trường và ngồi cạnh con trai trong lớp học.
Dù vậy, cậu bé 17 tuổi không để những định kiến của người khác làm ảnh hưởng tới bản thân. Baraiya cho biết: “Mọi người thường cười nhạo cháu, nhưng cháu không quan tâm tới những gì họ nói. Cháu có những kế hoạch trong cuộc đời và quyết tâm thực hiện chúng”.
Cậu bé có chiều cao chỉ khoảng 95 cm do mắc chứng lùn.
Em đã đăng ký theo học cử nhân chuyên ngành Dược và Phẫu thuật và đạt được điểm thi rất cao. Tuy nhiên, khi Hội đồng Y Ấn Độ nhận được thông tin về tình trạng của em, họ đã quyết định từ chối cậu bé với lý do em sẽ không thể thực hiện nhiệm vụ trong những tình huống khẩn cấp cũng như rất nhiều thiết bị chuyên dụng sẽ cần được huy động để hỗ trợ em. Hội đồng đánh giá cậu bé “khuyết tật về thể chất”.
Tuy rất thất vọng, Baraiya không chấp nhận quyết định này và đệ đơn lên tòa án bang nơi em sống rồi cuối cùng là Tòa án Tối cao Ấn Độ. Giờ cậu bé được phép đăng ký vào bất kỳ trường đại học công nào trong bang mình sống và đã lựa chọn theo học tại Đại học Y Bhavnagar vào năm tới.
Cậu bé cho biết: “Cháu rất vui khi đã nhận được phán quyết công bằng từ Tòa án Tối cao. Giờ cháu đã có thể hoàn thành ước mơ từ nhỏ của mình. Cháu biết rằng mình khác biệt nhưng cháu cũng muốn sống một cuộc đời tốt đẹp như những người khác và khiến cha mẹ tự hào.
Cháu hy vọng đời sống sinh viên sẽ thuận lợi, nhưng nếu mọi người cười nhạo cháu, cháu sẽ dũng cảm đối mặt với họ như cháu vẫn làm”.
Trong tương lai, cậu bé hy vọng sẽ trở thành bác sĩ có chiều cao “khiêm tốn” nhất thế giới và được Kỷ lục Thế giới Guinness ghi nhận.
Minh Hương
Theo Daily Mail
Ít nhất 3 đại học tại Anh có nguy cơ vỡ nợ
Một số đại học tại Anh đang đứng trước những khó khăn về tài chính do số lượng sinh viên giảm mạnh, dẫn tới nguy cơ phải đóng cửa hoặc đi vay nợ.
Một đại học tại North West và 2 đại học tại South Coast là 3 trong số các đại học tại Anh đang gặp khó khăn nghiêm trọng về tài chính.
Thậm chí, một trong 3 đại học trên được truyền thông đưa tin đang tham khảo ý kiến luật sư chuyên giải quyết các trường hợp phá sản.
Một số đại học tại Anh đang đứng trước nguy cơ đóng cửa (Ảnh: Shulterstock)
Các chuyên gia cho rằng 3 đại học này phải dựa vào những khoản vay ngắn hạn "chỉ để duy trì". Họ cũng cảnh báo số lượng công dân ở độ tuổi 18 giảm, sự gia tăng mức độ cạnh tranh giữa các sinh viên cũng như những quy định kiểm soát nhập cư chặt chẽ hơn với các sinh viên nước ngoài đang đặt các đại học tại Anh vào tình trạng hết sức khó khăn do số lượng sinh viên giảm.
Giám đốc Viện Chính sách Giáo dục Bậc cao của Anh Nick Hillman cho biết, điều đáng quan ngại là những đại học này phải vay nợ để cầm cự cho tới khi thu được họ phí. Họ đang đi vay "chỉ để tồn tại".
Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng những người trẻ tại Anh không mấy "mặn mà" với việc học đại học là học phí quá cao cũng như tình trạng cạnh tranh khốc liệt trong kỳ thi tuyển sinh.
Chuyên gia giáo dục Matt Robb thuộc công ty tư vấn EY Perthnon cho biết: "Tôi cho rằng hiện có khoảng 3-4 đại học có khả năng phá sản. Đó là những đại học nằm ở các khu vực khó thu hút sinh viên hoặc là những đại học quy mô nhỏ nhưng có vị trí quá gần với các học viện danh tiếng hơn".
Ông Robb cũng cảnh báo một số đại học tại London cũng đang đối mặt với các nguy cơ về tài chính do sự sụt giảm số lượng sinh viên đáng kể. Ông cũng gợi ý các đại học này nên tham khảo phương án bán bất động sản và các tài sản khác của nhà trường để tránh lâm vào cảnh phá sản.
Ông Matt Waddup - quan chức Hiệp hội các trường Cao đẳng, Đại học Anh khẳng định, việc một trường đại học phải đóng cửa sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế trong khu vực ngôi trường đó. Nguyên nhân là do việc chi tiêu của sinh viên và viên chức nhà trường đóng góp rất nhiều cho nền kinh tế của động đồng địa phương.
Minh Hương
Theo Daily Mail
Hà Tĩnh: Vụ sinh viên Học viện Hậu Cần bị trả về vì "thận lạc chỗ": Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh nói gì? Liên quan đến vụ việc nam sinh viên trường Học viện Hậu cần bị trả về sau 1 tuần nhập học vì "thận lạc chỗ", Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tại cơ sở quy trình kiểm tra sức khỏe đã làm theo đúng quy định, hiện không thể khẳng định được việc ai đúng ai sai. Mẹ của...