Nam sinh chế tạo máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời
Hai học sinh lớp 10 ở Nghệ An chế tạo thành công máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời. Máy hoạt động nhẹ nhàng, tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường.
Là anh cả trong gia đình thuần nông, từ nhỏ, Đậu Văn Thuận (16 tuổi, lớp 10C1, Trường THPT Diễn Châu 4, huyện Diễn Châu, Nghệ An) đam mê chế tạo. Nam sinh thường đến các quán sửa chữa điện tử, nơi nhập ve chai để xin đồ về chế tạo mô hình máy bay, tàu điện…
Thuận cho biết, ý tưởng chế tạo máy phát điện bằng năng lượng mặt trời nhen nhóm từ hè năm cậu học lớp 9. Chứng kiến cảnh người dân mệt nhọc mang máy phát điện ra đồng bơm nước cho cánh đồng ngô khô hạn, vừa tốn kém lại gây ô nhiễm môi trường, Thuận nghĩ phải làm cái gì đó.
Thuận và Chính xem lại mô hình máy phát điện bằng năng lượng mặt trời đầu tiên của mình. Ảnh: P.N.
“Em tình cờ tìm thấy trên mạng thông tin về động cơ sử dụng dầu, rơm rạ để đốt. Sau khi tìm hiểu kỹ, em quyết định cải tiến nó, tận dụng năng lượng mặt trời để vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa không gây ô nhiễm môi trường”, Thuận kể lại.
Nam sinh đã chia sẻ ý tưởng và rủ thêm bạn học cùng lớp là Nguyễn Ngọc Chính (giỏi môn Vật lý) tham gia. Hai bạn tranh thủ đến các cửa hàng phế liệu tìm kiếm lon bia, thanh sắt, hộp sữa… để cắt, chế thành những bộ phận của động cơ.
“Việc của Thuận là thiết kế sơ đồ, cấu tạo máy, còn em nghĩ ra các vật liệu, dụng cụ để chế tạo. Chúng em còn được thầy Nguyễn Minh Đồng, giáo viên bộ môn Tin học, giúp đỡ tận tình”, Chính cho biết.
Video đang HOT
Thuận và Chính bên máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời. Hiện mô hình này đang được cất giữ ở thư viện của trường. Ảnh: NVCC.
Sau 6 tháng, hai bạn trẻ đã hoàn thành mô hình máy phát điện. Thuận cho biết, máy được thiết kế với một gương cầu lõm dùng hứng ánh sáng mặt trời, cung cấp nhiệt cho động cơ đốt ngoài hoạt động.
Với mô hình này, Thuận và Chính giành giải nhất cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật do trường THCS Diễn Hải tổ chức. Được sự ủng hộ của thầy Đồng, hai “nhà khoa học nhí” tiếp tục nghiên cứu mô hình lớn hơn và đoạt giải nhất cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp tỉnh dành cho học sinh trung học năm học 2014-2015; giải nhì khu vực phía Bắc và giải ba quốc gia. Ngoài ra, Thuận và Chính được Bộ trưởng GD&ĐT tặng Bằng khen vì thành tích xuất sắc này.
“Mặc dù được ban giám khảo cuộc thi đánh giá mang tính ứng dụng vào thực tế cao, nhưng em vẫn thấy rất khó để có thể biến giấc mơ của mình thành hiện thực. Chế tạo máy từ mô hình này sẽ mất khá nhiều tiền nên không biết đến bao giờ nó mới có thể ra đồng cùng người dân được”, Thuận buồn bã nói khi cho biết về dự tính của mình.
Theo thầy Nguyễn Minh Đồng, Thuận và Chính là những học sinh rất chăm chỉ, thông minh và sáng tạo. Thầy Đồng chỉ đóng vai trò hướng dẫn các em công đoạn khó và giải đáp những thắc mắc trong quá trình chế tạo thành công mô hình máy phát điện sử dụng năng lượng mặt trời.
Khi thất bại, Thuận và Chính không nản chí, cố gắng tìm hướng giải quyết và không ỷ lại thầy.
Theo Zing
Tờ giấy khen loại khá duy nhất của em tôi
Chuyện buồn của một gia đình bắt nguồn từ tờ giấy khen kết quả học tập đạt loại khá của đứa con trai.
Mẹ nói con nghe cái này, thiệt buồn dễ sợ. Biết em con kỳ này xếp học lực loại gì không? Loại khá đó, nó bị mắc kẹt môn tiếng Anh. Thiệt, mẹ thất vọng quá!"...
Mẹ nói một tràng với tôi, rồi cúp máy cái rụp, thở dài đánh thượt, như thể em tôi vừa gây ra chuyện gì động trời lắm vậy. Học kỳ này em chỉ xếp loại học lực khá, khi môn tiếng Anh không đủ 6,5. Mà bị ảnh hưởng một môn thì chắc chắn phải xếp loại khá rồi, dù tổng điểm trung bình có cao mấy đi chăng nữa.
Tranh minh họa: Tuổi Trẻ.
Trước giờ tôi hay nghe mẹ than phiền rằng, em tôi có phần ham chơi, chuyện học hành không được chăm chỉ như tôi ngày trước. Thật ra em trai tôi rất thông minh. Toán, tôi dạy một lần là nó hiểu. Văn, tôi gợi ý một chút là nó viết được một bài, dù không hay như văn mẫu nhưng ít ra cũng có cái ý riêng của nó.
Việc học tập ở lớp, em tôi không phải đứa giỏi nhất. Nhưng nhìn cách nó sáng tạo ra mấy món đồ chơi, nào là súng bằng cây trúc, nào là chế lại chiếc máy bay đồ chơi từ mấy món đồ cũ..., tôi biết em tôi thích mấy môn khoa học sáng tạo. Có lần nó còn giúp mẹ thay bóng đèn tròn bị hư điện. Tôi không nghĩ em tôi - thằng nhóc 12 tuổi - làm được điều đó chỉ với mấy cái sơ đồ đơn giản về điện trong sách vật lý.
Là con trai, nét chữ cũng có phần cẩu thả, vì vậy không ít lần em tôi bị điểm thấp vì bị trừ điểm. Và lần nào mẹ cũng buồn rầu, gọi điện cho tôi trách tội thằng nhỏ. Cũng chẳng thể trách mẹ được. Nhà tôi nghèo, may mắn thay tôi học giỏi nên mẹ lúc nào cũng muốn em trai tôi giỏi như tôi. Tự bao giờ tôi trở thành tấm gương và cũng là gánh nặng cho thằng nhỏ.
Mười hai năm đèn sách, năm nào tôi cũng đạt học sinh giỏi. Chưa kể còn đạt giải thưởng vài cuộc thi nho nhỏ cấp huyện, cấp tỉnh. Mẹ lấy làm tự hào vì điều đó lắm. Gia cảnh nghèo mà con học giỏi thì ai mà không tự hào cho được. Nhưng mẹ đâu biết được rằng để có được thành tích đẹp đó, tôi đã phải chịu nhiều áp lực. Mẹ cũng không biết rằng trong số 24 tờ giấy khen mẹ cất giữ thiếu 1 tờ. Đó là tờ giấy khen học kỳ 1 năm lớp 8 - tờ giấy khen loại khá duy nhất của tôi.
"Tôi tự hỏi rằng bao giờ thì những bậc phụ huynh mới hiểu ra thành tích là thứ áp lực, chứ không phải kết quả của sự học tập đàng hoàng? Bao giờ thì trẻ em được học những gì các em muốn, mà không màng đến tờ giấy khen loại khá hay giỏi?".
Năm đó, cũng vì môn Toán và Văn không trên 8,0 nên tôi bị xếp loại khá. Thầy cô tiếc nuối, bạn bè ngỡ ngàng, còn tôi thì vô cùng lo sợ. Tôi sợ không biết phải giải thích với mẹ thế nào. Tôi không sợ mẹ mắng, tôi chỉ sợ mẹ thất vọng, y như cái cách mẹ thất vọng về em tôi bây giờ. Vì thế tôi giấu nhẹm tờ giấy khen đó, và cả phần quà dành cho học sinh khá.
Suốt thời gian đó tôi sống trong khủng hoảng. Tôi sợ ba mẹ của mấy đứa bạn trong xóm hỏi thăm. Tôi sợ mẹ phát hiện ra sự thật. Nhiều lần tôi muốn thú nhận với mẹ "tội lỗi" đó, nhưng không cách nào nói ra được. Tôi đành cất nó trong lòng, âm thầm nỗ lực học tập để không phải nhận thêm bất kỳ tờ giấy khen loại khá nào nữa.
Từ đó, lúc nào tôi cũng mang cảm giác cạnh tranh với bạn bè trong lớp, so đo từng điểm số. Thậm chí, nếu lỡ có bài kiểm tra nào điểm thấp, tôi sẽ tự phạt mình bằng cách nhịn ăn quà hôm đó, xem như một cách chuộc lỗi với sự kỳ vọng của mẹ. Với tôi, điểm thấp nhất mà tôi cho phép mình đạt được là con điểm 8. Có lẽ vì sự nghiêm khắc với bản thân mà từ đó đến khi học hết lớp 12 tôi đều nhận những tờ giấy khen loại giỏi.
Tôi vào đại học và sắp ra trường. Nhưng giờ đây, chuyện về em trai tôi lần nữa khiến tôi băn khoăn. Nhiều lần tôi cố giải thích với mẹ, rằng đừng quá tạo áp lực cho em tôi, muốn khuyên mẹ đừng đặt nặng hai chữ thành tích lên em tôi nữa nhưng tôi không biết bắt đầu từ đâu.
Suy cho cùng, người mẹ nghèo của tôi có quyền hi vọng con mình học thật giỏi, thành đạt trong xã hội, vì mẹ đã hi sinh hơn nửa đời người để nuôi chị em tôi ăn học.
Sinh ra trong gia đình nghèo đã là một áp lực, nhưng hãy để trẻ em học tập trước hết là vì say mê kiến thức, sau đó mới là khát vọng đổi đời.
Theo Minh Anh/Tuổi Trẻ
Hiệu trưởng bị đề nghị thu hồi bằng khen và huân chương Đó là trường hợp của ông Đặng Vũ Ngoạn - Hiệu trưởng ĐH Công nghiệp thực phẩm TP HCM. Bộ Công thương vừa có công văn đề nghị Ban Thi đua - khen thưởng trung ương làm các thủ tục thu hồi bằng khen (do Thủ tướng Chính phủ ký) và Huân chương Lao động hạng ba đối với ông Ngoạn. Vào năm...