Nam sinh 9 tuổi được mời làm giáo viên thiên văn học sau lần gây ‘bão’ mạng
Nổi tiếng trên mạng xã hội nhờ đam mê thiên văn học, cậu bé Trung Quốc là nguồn cảm hứng của bạn bè đồng trang lứa.
Yan Hongsen, nam sinh 9 tuổi tại thành phố Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang trở nên nổi tiếng trên Internet Trung Quốc sau khi chỉ ra lỗi sai trong phim tài liệu chiếu tại cung thiên văn. Em vừa được mời giảng bài về khoa học vũ trụ cho các bạn cùng trường tại lễ khai giảng, CCTV đưa tin.
” Trong năm học mới, em muốn dạy thiên văn học cho bạn bè và tự học thêm những điều mới mẻ“, nam sinh được mệnh danh “ cậu bé tên lửa” trả lời phỏng vấn.
Yan Hongsen bắt đầu hứng thú với thiên văn học từ năm 4 tuổi. (Ảnh: SCMP)
Lao Chunyan, giáo viên tiếng Trung của Yan cho biết, nhờ Yan mà các học sinh khác cũng bắt đầu hào hứng chia sẻ sở thích và mối quan tâm ngoài giờ học của mình. ” Bọn trẻ truyền cảm hứng cho nhau rất nhiều. Bất cứ khi nào có câu hỏi, bạn học đều tìm đến Hongsen“, cô nói.
Yan đam mê thiên văn học từ khi mới 4 tuổi, sau buổi cùng gia đình đi xem phóng vệ tinh VRSS-2 tại Trung tâm Phóng vệ tinh Tửu Tuyền, khu tự trị Nội Mông Cổ. Để ủng hộ niềm đam mê của con trai, bố mẹ Yan đã mua nhiều sách thiên văn học, đưa em đến các viện bảo tàng và biến phòng khách gia đình thành một đài quan sát.
Video đang HOT
Nam sinh tiểu học từng ghé thăm 22 cung thiên văn và bảo tàng khoa học trên khắp Trung Quốc, tự làm mô hình tên lửa và quay các bài giảng ngắn cho những người yêu thích thiên văn học qua ứng dụng chia sẻ video Douyin. Kênh của Yan hiện có hơn 214.000 người theo dõi.
Yan tự tin chia sẻ kiến thức thiên văn cho bạn học. (Ảnh: SCMP)
Hồi tháng 7, bố Yan đăng lên mạng xã hội một đoạn video quay cảnh em bực tức chỉ ra rằng tên lửa Long March 3 đã bị gọi sai thành tên lửa Long March 5 trong phim tài liệu chiếu cho du khách tại một cung thiên văn ở Lhasa, Tây Tạng.
Sau khi đoạn video lan truyền nhanh chóng và được nhiều người yêu thích, Yan chia sẻ: ” Em ngày càng quyết tâm theo đuổi ước mơ chế tạo tên lửa của riêng mình“.
12 năm thi lại đại học, ước mơ của 8X vẫn chưa thành hiện thực
Năm 2021 là năm thứ 12 Tang Shangjun quyết tâm thi lại đại học. Nhưng một lần nữa, ước mơ bước chân vào ngôi trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng của anh vẫn chưa trở thành hiện thực.
Tang Shangjun (1988) sinh ra trong một gia đình nông dân ở Quảng Tây, Trung Quốc. Gia cảnh nghèo khó, bố mẹ quanh năm sống dựa vào nghề trồng mía. Vì thế, với Tang Shangjun, học hành chăm chỉ là cách duy nhất để giúp gia đình thoát nghèo.
Năm 2009, Tang Shangjun lần đầu tiên thi đại học. Tuy nhiên, số điểm đạt được không đủ để anh đỗ vào ngôi trường mình mong muốn - Đại học Thanh Hoa. Liên tục trong 7 năm tiếp theo, anh giấu gia đình ôn thi lại, sau đó trúng tuyển vào một số trường đại học khác nhau. Nhưng Tang Shangjun vẫn quyết định lựa chọn từ bỏ để tiếp tục ôn thi lại.
Tang Shangjun trong một lần đến thăm Đại học Thanh Hoa
Đến năm 2016, Tang Shangjun đạt điểm số cao nhất kể từ khi tham gia các kỳ thi đại học là 625 điểm. Anh cũng trúng tuyển vào Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc. Lúc này, người bố phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Sợ rằng "sau này sẽ không còn cơ hội", Tang Shangjun quyết định nói ra sự thật, sau đó đưa bố mẹ tới Bắc Kinh để tham quan và làm thủ tục nhập học.
Những tưởng đó là sự lựa chọn cuối cùng, nhưng không lâu sau đó, Tang Shangjun lại quyết định từ bỏ ngôi trường này để tiếp tục với việc luyện thi. Ở tuổi 33, Tang Shangjun đã tham gia kỳ thi đại học lần thứ 13 để hoàn thành giấc mơ được vào Đại học Thanh Hoa. Nhưng lần này, ước mơ ấy vẫn chưa thể trở thành hiện thực.
Tang Shangjun đưa bố mẹ tới Bắc Kinh để tham quan vào năm 2016
Nhiều người tỏ ra khâm phục trước nghị lực và sự kiên trì của Tang Shangjun, nhưng không ít người cho rằng điều này thật "gàn dở".
"Anh ấy dường như đang trốn tránh thực tế rằng bản thân không có năng lực. Tại sao một người thi lại nhiều năm như vậy mà vẫn không bao giờ đậu? Lãng phí tuổi thanh xuân như vậy có đáng hay không? Liệu rằng nếu thi đỗ, cuộc sống của anh ấy có tốt hơn bây giờ không?", một người bức xúc bình luận.
"Đỗ Đại học Thanh Hoa không thể cam kết có một tương lai tốt; theo học một trường không phải mong muốn của mình cũng không hẳn là chuyện xấu. Tại sao anh không theo học một trường đại học bất kỳ, sau đó đăng ký hệ sau đại học của Đại học Thanh Hoa. Nếu đi theo con đường đó, tôi tin những năm tháng tuyệt vời của anh đã không bị lãng phí".
"Cuộc đời con người chỉ có mấy mươi năm. Cho dù năm sau anh có đỗ đại học, thì khi tốt nghiệp cũng đã gần 40 tuổi. Ra trường, chuyện tìm việc chắc chắn cũng là một trở ngại", một người khác nói.
Trước những ý kiến trái chiều, Tang Shangjun nói rằng: "Tôi chỉ đang theo đuổi ước mơ của mình, không phải đang cố tình trốn tránh hay sợ chuyện phải đi làm. Tôi cho rằng, mỗi lần thất bại, bản thân cũng trở nên tốt hơn trong những lần tiếp theo".
10 đại học đào tạo khối ngành sức khoẻ tốt nhất thế giới Đại học Oxford của Vương quốc Anh đứng đầu thế giới về lĩnh vực sức khoẻ và lâm sàng, Trung Quốc có một trường trong top 10, theo xếp hạng của THE. Với việc đứng đầu kỳ xếp hạng năm 2022 của Times Higher Education (THE) ở lĩnh vực sức khoẻ và lâm sàng, Đại học Oxford có 11 lần liên tiếp giữ...