Nam sinh 28 tuổi vượt qua ‘vực sâu’ thách thức để bước vào giảng đường đại học
Nguyễn Minh Hiếu (SN 1992) sinh ra trong nghèo khó ở một vùng quê Khánh Hòa. Hiếu mất bố từ ngày còn trong bụng mẹ do một vụ tai nạn.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn, hai mẹ con Nguyễn Minh Hiếu từng phải ở tạm trong một ngôi đình nhiều năm nên cậu không dám nghĩ tới chuyện có ngày được học đại học.
Tuy nhiên, với những nỗ lực của bản thân khi giành học bổng, năm 28 tuổi Hiếu đã chạm tay vào giảng đường đại học.
Infonet đã có cuộc trò chuyện với Hiếu xung quanh nỗ lực và thành công của cậu trên chặng đường chinh phục học bổng và trở thành sinh viên trường quốc tế.
Nguyễn Minh Hiếu đã nỗ nực rất nhiều để được học đại học.
PV: Hiếu có thể kể chia sẻ kỹ hơn về hoàn cảnh khó khăn của mình trước đây?
Nguyễn Minh Hiếu: Sau khi học xong cấp 3, em có thi được vào đại học nhưng em không đi học, vì gia đình không có điều kiện lo cho em đi học, mẹ em chỉ đi làm thuê, mẹ giặt từng thau đồ để có đủ cái ăn cho hai mẹ con.
Vì thế, em nghĩ là em không nên tiếp tục học vì mẹ em không có khả năng giúp em vượt qua được thời gian khó khăn đi học.
Cơm ăn ngày lo ba bữa còn không đủ nên em không muốn làm gánh nặng cho mẹ mình. Mặc dù có thể nhận hỗ trợ vay tiền đi học nhưng với em vẫn còn những khó khăn khác mà chỉ em mới biết rằng mẹ sẽ không thể giúp được em.
Ba em mất khi em chưa ra đời vì một vụ tai nạn nổ trên núi. Kể từ đó, mẹ em ở vậy nuôi em.
Video đang HOT
Em được nhận làm công việc chở bánh mì mỗi ngày cho một người họ hàng trong xóm. Mỗi ngày em đều đến chở bánh mì đi giao cho các tiệm bánh mì trong thị trấn từ 5h sáng đến 12hh trưa, và từ 2h chiều đến 6h hoặc 7h tối, ngoài giờ học là em đi bán bánh mì.
Em chỉ gom đủ tiền phụ mẹ mua thêm gạo ăn mỗi ngày. Em nghĩ là không được có điều kiện để học nữa thì thôi vậy, và em giữ ý nghĩ đó mãi cho đến khi em biết đến một học bổng qua chương trình trên VTV.
PV: Hiếu có thể kể chi tiết hơn về quá trình vừa học vừa làm, em đã nỗ lực như thế nào và thành quả ra sao?
Nguyễn Minh Hiếu: Ban đầu khi nộp hồ sơ vào nhận học bổng em khá nghi ngờ. Tất cả những gì em muốn lúc đó là để có thể có một chỗ ở an toàn hơn và để tiếp tục việc học bổ túc.
Đỗ học bổng là một bước ngoặt lớn nhất thay đổi cuộc đời em. Mới đầu em cũng còn bỡ ngỡ, môi trường sống mới, gặp những người bạn mới cũng có hoàn cảnh đặc biệt gần giống với mình nên ai cũng phải vượt qua giai đoạn đầu thử thách.
Ở đó, em được học kỹ năng sống, chương trình Tiếng Anh và chuyên môn phục vụ chăm sóc khách hàng, được tham gia các hoạt động ngoại khoá, được tham gia các hoạt động từ thiện xã hội khác.
Những tháng đầu tiên xa nhà thì em thấy nhớ nhà, không quen cuộc sống tập thể, có những mâu thuẫn xảy ra trong một môi trường sống tập thể, nhưng rồi mọi thứ cũng quen dần.
Quá trình em vừa học vừa thực tập kỹ năng ở nhà hàng cũng có những khó khăn như không hiểu khách nước ngoài nói gì, không bê đồ ăn tốt bị khách phàn nàn, bị anh chị nhân viên nhắc nhở nhiều… Những điều đó xảy ra làm bản thân em cảm thấy lo vì mình chưa tiến bộ nhiều.
Theo thời gian, mọi thứ trở nên tốt hơn vì em luôn cố gắng, chịu học hỏi và biết lắng nghe người khác. 2 năm trôi qua nhanh trong chớp mắt, khóa học của em hoàn thành với lễ tốt nghiệp diễn ra vào tháng 7 năm 2013.
Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn gắt gao tại, cuối cùng ở tuổi 28, em cũng chạm ngõ giảng đường đại học nhờ chương trình Học bổng RMIT Việt Nam năm 2020.
PV: Dự định của Hiếu trong tương lai là gì?
Nguyễn Minh Hiếu: Em sẽ tham gia những hoạt động xã hội khác bên cạnh việc tìm một công việc tốt hơn để duy trì cuộc sống và giúp đỡ người khác.
Về lâu dài, em mong muốn mở một mô hình giáo dục từ thiện để giúp các em nhỏ ở vùng sâu vùng xa hoặc các em có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện đi học.
PV: Hiếu muốn nhắn gửi điều gì đến những học sinh có hoàn cảnh khó khăn?
Nguyễn Minh Hiếu: Cuộc sống luôn có khó khăn, học cách vượt qua được 1 khó khăn thì sẽ học được cách vượt qua mọi khó khăn.
Em nghĩ rằng luôn sống tốt và trái tim hướng về những điều tốt đẹp, biết giúp đỡ người khác khi có thể, biết lắng nghe, thấu hiểu, chịu học hỏi, tìm kiếm cơ hội và cố gắng, sớm hay muộn không quan trọng, nhỏ tuổi hay lớn tuổi không quan trọng, quan trọng là bạn được sống với hoài bão của chính mình.
Cảm ơn Hiếu về cuộc trò chuyện!
Cậu bé bán bánh mì trở thành sinh viên trường đại học quốc tế
Ở tuổi 28, Nguyễn Minh Hiếu cũng chạm ngõ giảng đường trường ĐH RMIT Việt Nam sau khi vượt qua vòng tuyển chọn gắt gao tại KOTO. Ước mơ được đặt chân vào giảng đường đại học của Hiếu cuối cùng cũng trở thành hiện thực.
Nguyễn Minh Hiếu sinh ra trong nghèo khó ở một vùng quê miền Trung và mất ba từ ngày còn trong bụng mẹ do một vụ nổ thảm khốc, học THCS đối với Hiếu đã là điều nằm ngoài tầm với.
"Không có chỗ trú thân, má và mình phải ở trong một ngôi đình bỏ hoang trong gần 20 năm", cậu nhớ lại. "Năm lớp 7, mình nài nỉ má cho nghỉ học để đỡ đần phần nào gánh nặng cơm áo gạo tiền nhưng người mẹ mạnh mẽ của mình đã cương quyết phản đối và nhất định bắt tôi phải học cho xong. Sau khi tốt nghiệp THPT, mình bắt đầu làm việc trong một lò bánh mì. Mình đã phải dậy từ 4h sáng để giao bánh đến tận khuya".
Ngày đó, Hiếu thường mơ về giảng đường đại học và suy ngẫm về việc kiến thức có thể thay đổi cuộc đời cậu như thế nào.
Hy vọng được đi học của cậu bạn lần nữa lại bùng cháy khi Hiếu biết về doanh nghiệp xã hội phi lợi nhuận KOTO, với sứ mệnh giúp đỡ và trao quyền cho thanh niên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại Việt Nam, thông qua chương trình đào tạo toàn diện ngành Nhà hàng Khách sạn được quốc tế công nhận.
Hiếu chia sẻ rằng: "Dẫu cơ hội được chấp thuận vào KOTO không cao lắm nhưng mình vẫn quyết định thử".
Nguyễn Minh Hiếu trở thành sinh viên ở tuổi 28.
Quyết định chớp lấy thời cơ đã đem đến cho Hiếu không chỉ cơ hội được làm việc cho những tên tuổi lớn trong ngành nhà hàng khách sạn, mà còn mở ra con đường đến với nền giáo dục mà cậu hằng tìm kiếm.
"Mình được nhận vào KOTO năm 2011 và hoàn tất chương trình học với Học viện Box Hill vào năm 2013, trước khi làm việc tại Six Senses Ninh Van Bay resort ở Nha Trang và nhà hàng KOTO Saigon trong năm năm sau đó", Hiếu nói.
Suốt quãng thời gian này, Hiếu luôn hăm hở học hỏi kỹ năng mới, tìm kiếm cơ hội và tích luỹ kinh nghiệm, đồng thời hỗ trợ đồng nghiệp và học viên khác nếu cần thiết.
Tất cả những nỗ lực, lòng biết ơn chân thành và sự tận tụy của Hiếu đã được đền đáp khi Hiếu nhận được học bổng KOTO hợp tác cùng học viện TAFE NSW (Úc) để học Cao đẳng Quản trị Nhà hàng Khách sạn, vào năm 2018.
Cô Karen Laws, giáo viên cấp cao ngành nhà hàng khách sạn tại TAFE NSW chia sẻ rằng Hiếu là một trong những học viên giàu nhiệt huyết nhất mà cô từng gặp trong hơn 20 năm giảng dạy.
"Hiếu thật sự trân quý cơ hội mà em được trao, có mục tiêu rõ ràng trong giúp đỡ các bạn trẻ khác cũng xuất thân từ hoàn cảnh khó khăn và muốn đạt được điều gì đó có giá trị trong cuộc sống", cô Laws cho hay.
Khao khát học học và quyết tâm mạnh mẽ để học cao hơn của Hiếu còn tạo được ấn tượng mạnh mẽ với Người sáng lập và Giám đốc điều hành doanh nghiệp xã hội HopeBox Hương Đặng, và cũng là cố vấn của Hiếu.
"Tôi đã chứng kiến những thành công của Hiếu ở nhiều thời điểm khác nhau, từ một cậu bé có lòng tự tôn thấp ngày đầu đến với KOTO, đến khi chuyển mình hoàn toàn thành một chàng trai trẻ tự tin với trái tim tràn đầy hy vọng. Hiếu thực ra là ngôi sao sáng trong số 1.000 cựu học viên KOTO và luôn là hình mẫu với các bạn học viên KOTO khác", bà Hương chia sẻ.
Sau khi vượt qua vòng tuyển chọn gắt gao tại KOTO, cuối cùng ở tuổi 28, Hiếu cũng chạm ngõ giảng đường đại học nhờ chương trình Học bổng RMIT Việt Nam năm 2020.
"Mục tiêu lớn nhất của mình là tạo ảnh hưởng lớn hơn lên xã hội nơi mọi người có thể giang tay giúp đỡ người khác và cùng nhau chúng ta có thể kiến tạo một cộng đồng mạnh mẽ hơn để tiếp tục hỗ trợ các bạn trẻ gặp hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam", Hiếu nói.
Sinh viên học bổng RMIT với hoài bão đóng góp cho cộng đồng nông thôn Đối với tân sinh viên ngành Cử nhân Kinh doanh (Kinh tế và Tài chính) Nguyễn Tấn Dũng, việc theo học tại RMIT với học bổng toàn phần sẽ là một chương mới trên hành trình thúc đẩy giáo dục ở các cộng đồng khó khăn vùng nông thôn. Năm mười lăm tuổi, Dũng quyết định rời quê hương Đắk Lắk để vào...