Nam sinh 18 tuổi nhận học bổng 21 đại học, founder tổ chức nhận hỗ trợ từ Liên Hợp Quốc, trình độ ngang sinh viên xuất sắc nhất Harvard
Chỉ trong vòng 2 năm, cậu bạn này dường như đã phá vỡ mọi giới hạn của bản thân và khiến ai ai cũng phải choáng váng khi đọc bảng thành tích đã đạt được.
Những câu chuyện truyền cảm hứng của “con nhà người ta” khi liên tục đạt thành tích này đến hết thành tích nọ luôn là điều khiến chúng ta phải trầm trồ không ngớt mỗi khi nhắc đến. Nam sinh Việt Nam mang tên Nguyễn Lê Đông Hải dưới đây cũng vậy! Thậm chí, câu chuyện truyền cảm hứng của anh chàng này có thể khiến bạn hơi khó tin đấy!
Đông Hải từng là cựu học sinh trường THPT Chuyên Lê Khiết trước khi chuyển sang Mỹ du học theo học bổng toàn phần Ivy Schoolarship của Học viện CATS Boston – chỉ cấp cho 2 học sinh/năm. Sau đó cậu bạn lần lượt trở thành thủ lĩnh của hàng loạt hội nhóm, là founder của một tổ chức có liên quan đến Liên Hợp Quốc, Google.
Bên cạnh đó, Đông Hải cũng trở thành một trong những người trẻ tuổi nhất lịch sử được giữ vị trí “Ủy viên” của Hiệp hội Hoàng gia RSA – chức vụ từng được giữ bởi nhiều nhân vật tiếng tăm như: Stephen Hwaking, Marie Curie…
Ở tuổi 18, cậu bạn dường như luôn phá vỡ mọi giới hạn của bản thân. Để giờ đây, Đông Hải đang nhận được lời mời từ 21 trường Đại học tại Mỹ, Anh, Singapore và Canada cấp học bổng.
Chân dung “con nhà người ta” Nguyễn Lê Đông Hải.
Một số thành tích siêu khủng của Đông Hải:
- Nhận học bổng toàn phần của trường Ivy Schoolarship tại Học viện CATS Boston (chỉ cấp cho 2 học sinh/năm)
- Appy thành công 21 học bổng từ nhiều trường đại học nổi tiếng: ĐH Torono, ĐH Georgetown, ĐH Yale – NUS…
- SAT: 1520/1600 (Toán: 800/800)
- GPA: 3.9/4.0
- Một trong những người trẻ tuổi nhất lịch sử được bầu giữ chức “Ủy viên” (Fellow) của Hiệp hội Hoàng gia RSA. Đây là chức vụ từng được giữ bởi nhiều nhân vật như: Stephen Hawking, Marie Curie…
- Giải “Đại biểu Xuất sắc” tại Hội nghị Mô phỏng Liên Hợp Quốc của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT)
- Đồng sáng lập và chủ tịch của tổ chức phi lợi nhuận GAEE có quan hệ với Liên Hợp Quốc, Google, Amazon, AIESEC…
- Chủ tọa Hội nghị Mô phỏng Liên Hợp Quốc tại TP Đà Nẵng (DYMUN)
Video đang HOT
- Giữ nhiều chức vụ lãnh đạo trường: Đại sứ sinh viên, Giám đốc Tài chính của Hội Học sinh học viện CATS Boston…
- 2 lần được mời làm diễn giả tại Diễn đàn TEDxYouth
- Sở hữu channel với hơn 20.000 đăng ký và 1,5 triệu lượt xem
Chủ tịch tổ chức nhận hỗ trợ từ Liên Hợp Quốc, được bầu vào vị trí Marie Curie từng đảm nhiệm
Nhớ lại 2 năm trước, Đông Hải đã vượt qua nhiều thí sinh đến từ 30 nước để trở thành một trong 2 người được nhận học bổng toàn phần Ivy Schoolarship. Trở thành du học sinh Mỹ được coi là giấc mơ hồng của nhiều bạn trẻ. Nhưng đối với Đông Hải, điều đó không hoàn toàn đúng. Cuộc sống đại học giúp cậu bạn trưởng thành hơn, sống có trách nhiệm hơn và cũng phải đối diện với nhiều khó khăn như thời tiết khắc nghiệt, áp lực học tập.
Một điểm sáng suốt thời trung học là Đông Hải đã sáng lập nên tổ chức Global Association of Economics Education (GAEE), tổ chức phi lợi nhuận về giáo dục kinh tế hoạt động tại 8 quốc gia và có quan hệ với Liên Hợp Quốc, Google, Amazon, Hiệp hội Kinh tế Quốc tế…
Đây là dự án nhằm cung cấp tài liệu, hỗ trợ vốn để học sinh trung học thành lập câu lạc bộ về lĩnh vực kinh tế và tài chính. Cũng trên cương vị điều hành GAEE, Đông Hải đã phối hợp và tổ chức thành công hội thảo “Giáo dục trong thời đại công nghệ 4.0″ với Sở GD-ĐT, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi; hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc tại TP Đà Nẵng (DYMUN) với vai trò chủ tọa.
Nam sinh là đồng sáng lập và Chủ tịch của tổ chức GAEE – tổ chức phi lợi nhuận hoạt động tại 8 quốc gia và có quan hệ với Liên Hợp Quốc, Google…
Nhờ những đóng góp to lớn cho thế hệ trẻ về mảng cộng đồng và kinh tế, Hải đã nhận được sự chú ý của Hoàng gia Vương quốc Anh. Cậu bạn vinh dự trở thành một trong những người trẻ tuổi nhất được bầu giữ chức Ủy viên (Fellow) của Hiệp hội Hoàng gia RSA. Đây là chức vụ từng được giữ bởi nhiều nhân vật đình đám như: Stephen Hawking, Marie Curie…
Chuẩn bị hồ sơ du học chỉ trong 2 tháng, được đánh giá trình độ ngang ngửa nhóm sinh viên giỏi nhất ĐH Harvard
Dường nhưtừ “giới hạn” là không bao giờ trong câu chuyện chinh phục thế giới của Đông Hải. Tuy nhiên, vì quá mải mê với các hoạt động ngoại khóa mà cậu bạn đã quên mất mình phải… apply học bổng. Chỉ đến khi thấy bạn bè rục rịch chuẩn bị hồ sơ trong đợt tuyển sinh sớm, cậu bạn mới cuống cuồng ôn thi SAT.
Trong suốt 2 tháng, Đông Hải nhiều đêm phải thức trắng, uống cà phê liên tục để đầu óc tỉnh táo. Cậu bạn không khỏi rùng mình nhớ lại quãng thời gian đó và bí quyết để ôn luyện thần tốc đạt 1520/1600 điểm SAT (Toán 800/800), duy trì GPA 3.9/4.0
Cậu bạn đạt 1520/1600 điểm SAT, duy trì GPA 3.9/4.0 dù chỉ ôn luyện trong 2 tháng.
“ Theo mình thì việc quản lý thời gian là vấn đề cốt lõi bằng việc áp dụng phương pháp Eisenhower. Đó là cách giúp tổi ưu hiệu suất có thể tóm tắt bằng bốn bước: Làm ngay những việc quan trọng, khẩn cấp – Xem xét việc quan trọng, không khẩn cấp – Ủy thác việc không quan trọng nhưng khẩn cấp – Không làm việc không quan trọng, không khẩn cấp”, Đông Hải cho biết.
Dù học hành cực “siêu nhân” nhưng nam sinh chia sẻ ai cũng có thể đạt được thành tích nếu biết tìm ra phương pháp học hiệu quả với mình. “ Mỗi người đều có cái riêng nên không thể có phương pháp học chung cho tất cả. Theo mình, mọi người nên thử nhiều cách học cho đến khi biết bản thân tốt điều gì. Ví dụ bạn cảm thấy rất dễ ghi nhớ biểu đồ và hình minh họa, chứng tỏ bạn là người học qua thị giác”.
Để hồ sơ xin học bổng chất lượng, Đông Hải đầu tư vào bài luận chính khi kể về những trải nghiệm ấu thơ, khi lần đầu dám chấp nhận rủi ro và mong muốn thoát khỏi vùng an toàn để tự khám phá bản thân. Những chi tiết gần gũi, không màu mè đi kèm một hồ sơ hoạt động ngoại khóa hoành tráng đã giúp cậu bạn chiếm trọn lòng tin của ban tuyển sinh.
Cậu bạn chia sẻ bí quyết để có cuộc sống du học thành công: “ Mình chỉ muốn chia sẻ rằng việc du học không hề dễ dàng, phải thoát ra vùng an toàn để tự khám phá. Bản thân mình đã từng có những định kiến sai lầm khi nghĩ rằng chỉ cần cố gắng tập trung vào việc học và đánh giá thấp những yếu tố như thời tiết, văn hóa… Nhưng đây mới là điều cốt lõi khiến bạn dễ tụt cảm xúc và không hòa nhập được với những người xung quanh”.
Thời gian tới, Đông Hải tiếp tục theo đuổi lĩnh vực kinh tế và dự định mở rộng quy mô của tổ chức GAEE ra tổ chức tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Nam sinh Quảng Ngãi trúng tuyển 21 đại học
Nguyễn Lê Đông Hải, 18 tuổi, được 21 trường tại Mỹ, Anh, Canada và Singapore trao học bổng, trong đó ba trường đề nghị 4,2-6,8 tỷ đồng trong bốn năm.
Về Quảng Ngãi nghỉ xuân từ tháng 3 và chưa thể quay lại Mỹ do Covid-19, Đông Hải, học sinh Học viện CATS Boston, học và thi online nốt chương trình phổ thông. Em liên tiếp nhận tin vui khi 21 trường tại Mỹ, Anh, Canada và Singapore đồng ý trao học bổng, trong đó Đại học Yale-NUS, Đại học Georgetown và Đại học Toronto cấp học bổng toàn phần, lần lượt trị giá 6,8, 5,2 và 4,2 tỷ đồng
Theo bảng xếp hạng THE năm 2020, Toronto là đại học tốt nhất Canada, top 18 thế giới. Đại học Georgetown xếp thứ 24 tại Mỹ theo US News & World Report và Đại học Yale-NUS chỉ có tỷ lên trúng tuyển 5%. Ngoài ra, các trường Hải trúng tuyển còn có Vanderbilt, USC, Emory, McGill, NYU, KCL, Washington, Michigan, Middlebury...
Nguyễn Lê Đông Hải. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Sinh ra và lớn lên tại Quảng Ngãi, Hải gắn bó với mảnh đất này đến hết năm lớp 10, sau đó rời trường THPT chuyên Lê Khiết sang Mỹ du học theo học bổng toàn phần Ivy Scholarship của Học viện CATS Boston. Đến một đất nước cách quê nhà hơn một ngày bay, Hải đối mặt với nhiều khó khăn.
Vốn quen với thời tiết nắng nóng tại Quảng Ngãi, Hải bị sốc nhiệt khi Boston bước vào mùa đông, có những ngày xuống âm 30 độ C. Dù sớm mua các thiết bị sưởi, Hải vẫn "ốm lên ốm xuống". Những ngày nằm một mình tại phòng y tế trường cùng nỗi nhớ nhà, Hải đã nghĩ "hay là về, sao phải khổ thế này?".
Thế nhưng, nhìn các bạn đến từ nhiều quốc gia khác cũng đang cố gắng thích nghi với cuộc sống xa gia đình, Hải có thêm động lực và không cho phép mình bỏ cuộc. "Bạn làm được mình cũng làm được, ai cũng có khó khăn riêng và mọi người đều phải cố gắng", Hải tự động viên mình.
Sau khoảng thời gian đầu bị "lỡ nhịp", chàng trai Quảng Ngãi mạnh dạn đăng ký 9 môn theo hình thức học nâng cao AP chỉ trong hai năm, tức vượt mức khuyến nghị của Học viện CATS Boston.
Hải cùng một số bạn đồng sáng lập Global Association of Economics Education (GAEE), tổ chức giáo dục phi lợi nhuận hoạt động tại nhiều quốc gia. Giải thích lý do thực hiện dự án, nam sinh cho biết, tại các nước đang phát triển như Việt Nam, học sinh không được dạy về kinh tế và tài chính cá nhân trong chương trình trung học. Dự án của Hải cung cấp tài liệu, hỗ trợ vốn để học sinh trung học thành lập câu lạc bộ về lĩnh vực này.
Dưới sự lãnh đạo của chàng trai Việt, GAEE được Bộ Ngân khố Mỹ chứng nhận là tổ chức phi lợi nhuận, được Liên Hợp Quốc, Google, Amazon, World Economics Association, AIESEC hỗ trợ và hợp tác. Từ một dự án chỉ hơn chục thành viên, đến nay mạng lưới GAEE đã có hơn 1.000 người tại 8 quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Cũng năm 2019, trên cương vị điều hành GAEE, Hải đã phối hợp tổ chức hội thảo "Giáo dục trong thời đại công nghiệp 4.0" với Sở Giáo dục Đào tạo, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi. Em cũng giúp tổ chức hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc tại TP Đà Nẵng (DYMUN) với vai trò chủ tọa.
Những đóng góp của nam sinh trong lĩnh vực giáo dục kinh tế nhận được sự chú ý của Hoàng gia Vương Quốc Anh. Tháng 8 năm ngoái, Hải trở thành một trong những người trẻ tuổi nhất được bầu giữ chức vụ Ủy viên (Fellow) của Hiệp hội Hoàng gia RSA.
Nguyễn Lê Đông Hải quảng bá văn hóa Việt Nam tại Hội chợ Văn hóa quốc tế ở Học viện CATS Boston, tháng 2/2019. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Đầu năm 2019, Hải tham dự cuộc thi Nhà Kinh tế trẻ của năm do thời báo Financial Times và Hội đồng Kinh tế Hoàng gia Anh tổ chức. Đề tài Universal Basic Income (thu nhập cơ bản phổ quát) của Hải được chọn là một trong 36 nghiên cứu hay trong tổng số 1.300 bài dự tuyển năm đó. Tác phẩm được Financial Times trao giải "Khen thưởng cao" và được một nhà xuất bản tại Đức đề nghị đăng tải nghiên cứu trên sách in và sách điện tử Amazon.
Tuy thành tích học tập và hoạt động ngoại khóa ấn tượng, Hải vẫn tự nhận mình ngây thơ khi nghĩ hết lớp 12, học sinh mới bắt đầu ôn thi, nộp hồ sơ vào các đại học giống như ở Việt Nam. Mãi đến lúc bắt đầu năm học tháng 9/2019, thấy bạn bè rục rịch chuẩn bị hồ sơ xin học bổng trong đợt tuyển sinh sớm của các trường, Hải bị sốc rồi cuống cuồng ôn thi SAT.
Trong hai tháng, Hải vừa phải đảm bảo việc học nâng cao ở trường, ôn thi chứng chỉ, viết luận và duy trì hoạt động ngoại khóa. Có giai đoạn, Hải nhiều ngày thức trắng, uống cà phê liên tục để tỉnh táo, "biết là hại nhưng không còn cách nào khác". Nhờ dành nhiều thời gian và đầu tư nghiêm túc, nam sinh đạt 1520/1600 điểm SAT, duy trì điểm học vượt cấp luôn ở mức 3.9/4.0.
Để hồ sơ xin học bổng chất lượng, Hải đầu tư thời gian vào bài luận chính. Em kể về những trải nghiệm thời ấu thơ, khi lần đầu dám chấp nhận rủi ro và mong muốn thoát khỏi vùng an toàn để tự khám phá bản thân.
Là người viết thư giới thiệu cho Hải, tiến sĩ văn học Mazen El Makkouk, thầy giáo môn Văn học Anh tại Học viện CATS Boston, đánh giá sự nhiệt tình và nghiêm túc của học trò dành cho việc học là điều thầy chưa từng chứng kiến trong suốt thời gian dạy môn này. Sự thông thái và trí tưởng tượng phong phú đã giúp nam sinh khám phá mối liên hệ giữa văn học và đời sống. "Tôi ấn tượng bởi sự nhiệt tình và trưởng thành trong suy nghĩ của Hải và tin rằng em ấy sẽ là một nhà lãnh đạo sinh viên xuất sắc", thầy Mazen nói.
Nguyễn Lê Đông Hải tranh luận tại Hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT). Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Khi Hải được 21 trường trao học bổng, nhiều người quen không bất ngờ. Tuy nhiên, có người bảo Hải sống không đúng tuổi. Ở lứa 17-18, học sinh nên trải nghiệm, chơi nhiều hơn là làm nghiên cứu, dự án vĩ mô như em đang theo đuổi. Nghe những nhận xét đó, Hải cho rằng tuổi nào không quan trọng, vấn đề là em yêu thích và hạnh phúc với việc thực hiện những điều đó.
Trong thời gian về nước vì Covid-19, ngoài học online tại nhà, Hải tham gia các dự án tình nguyện của Đoàn Thanh niên địa địa phương và kêu gọi ủng hộ được hơn nửa tấn gạo cho dự án ATM Gạo Tình thương tại Quảng Ngãi.
Thời gian tới, sau khi lựa chọn đại học để gắn bó bốn năm tiếp theo, Hải tiếp tục theo đuổi lĩnh vực kinh tế. Với GAEE, Hải mong có thể mở rộng quy mô và tìm thế hệ nối tiếp, thay mình phát triển dự án. "Nếu còn thời gian, em muốn nối lại đam mê với piano để thư giãn mỗi khi căng thẳng. Nghĩ về hành trình dài, nhiều cơ hội và thách thức phía trước, em cảm thấy hào hứng và rất mong đợi", Hải nói.
Trẻ em vùng tị nạn bất chấp mọi thách thức để học online Trường học đóng cửa vì dịch, trẻ em những vùng bất ổn xã hội thiếu thốn khi học online. Họ không có kết nối Internet để tham gia học trực tuyến. Trước khi dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc học của 1,6 tỷ trẻ em trên thế giới, hàng triệu trẻ tị nạn không có cơ hội tiếp xúc môi trường học đường....