Nam sinh 18 tuổi học đại học trực tuyến tại quán internet
Không có máy tính, Lý Văn Tuấn ( Cao Bằng) di chuyển 20km ra quán internet, ngồi giữa các game thủ để học lập trình tại Đại học trực tuyến FUNiX.
Lý Văn Tuấn, chàng trai sinh năm 2001 tại Cao Bằng vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học như các bạn đồng trang lứa. Ngôi trường mà cậu lựa chọn là Học viện An ninh với chuyên ngành An toàn thông tin. Trong thời gian đợi kết quả, Tuấn tìm hiểu và đăng ký khóa học Lập trình trực tuyến tại FUNiX để sớm sở hữu kiến thức nền tảng về CNTT, bổ trợ cho việc học ở trường đại học sau này.
Sống tại xã Quang Trung, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, Tuấn cho biết làng cậu có hơn 10 nhà, chỉ có 3, 4 người biết sử dụng máy tính. Học đại học online là hình thức đào tạo mới, các cô và các bạn ở trường cấp 3 cũng ít người biết, chỉ nghe sơ qua và chưa tìm hiểu nhiều. Vì vậy khi quyết định học CNTT online, cậu đã vấp phải sự phản đối của gia đình, dần dần chỉ thuyết phục được mẹ.
“Vào kỳ nghỉ hè lớp 11, em tìm hiểu và thấy có nhiều khóa học trên mạng và biết đến FUNiX. Thấy có nhiều điều thú vị từ một chương học online nhưng mãi đến khi thi đại học xong, em mới quyết định đăng ký, một phần vì muốn có thời gian tìm hiểu kỹ hơn môi trường sẽ theo học”, Tuấn nói.
Lý Văn Tuấn học Đại học trực tuyến FUNiX để sở hữu kiến thức nền tảng về CNTT.
Bố mẹ Tuấn đều làm nông nghiệp, nhà thuộc hộ cận nghèo. Điều kiện gia đình hiện tại cộng với chưa hoàn toàn thuyết phục được sự tin tưởng từ bố nên trước mắt Tuấn chưa có máy tính để học. Để theo đuổi việc học lập trình tại FUNiX, những ngày đầu, Tuấn di chuyển tổng cộng hơn 20 km từ nhà đến quán net để học 4 tiếng buổi sáng, 4 tiếng buổi chiều.
“Em dành thời gian 8 tiếng/ngày ở quán net. Sáng đi từ làng vào quán net ở thành phố Cao Bằng, học 4 tiếng, trưa về nhà ăn cơm và nghỉ ngơi khoảng một tiếng để chiều tiếp tục ra quán học thêm 4 tiếng”.
Học ở quán net, xung quanh là các game thủ, nhưng Tuấn đã quyết tâm và xác định từ đầu tập trung học. “Học tại quán nét có rất nhiều cái khó, khi cần trao đổi mà nói chuyện thì cả quán nghe thấy. Quán không có webcam, nên trao đổi với menter khó. Đặc biệt, mỗi lần code lại phải tải ứng dụng mới về máy, code được nửa thì không biết lưu vào đâu…”, Tuấn chia sẻ.
Video đang HOT
Vượt mọi khó khăn, Lý Văn Tuấn cũng đã lên kế hoạch để đảm bảo việc học hiệu quả nhất: “Em dự định mua USB để lưu trữ tài liệu. Mỗi lần cần kết nối với mentor, có thể mượn máy tính của một anh trong làng”, Tuấn cho hay.
Lý Văn Tuấn giao lưu với chuyên gia công nghệ trong chương trình xDay tại FUNiX.
Lý Văn Tuấn không phải là sinh viên duy nhất theo học FUNiX ngoài quán internet. Ngoài Tuấn, cũng có những sinh viên học đại học tại quán game như thế. Điển hình là Hoàng Mạnh Tiến – sinh viên FUNiX tại Hội An. Mùa lũ 2016, Tiến vẫn lội nước ra hàng net học code, xung quanh cậu là các game thủ. Ba tuần vượt lũ để học online, Tiến hoàn thành chứng chỉ cũng là khi nước rút.
Ý tưởng kết nối giáo dục bằng internet, biến các quán game – với giá truy cập Internet chỉ khoảng 5.000 đồng một giờ – thành nơi học đại học được nhà sáng lập FUNiX Nguyễn Thành Nam chia sẻ tại Talkshow Cất cánh tháng 1/2019 trên VTV1. “45.000 quán Internet ở Việt Nam đều có thể trở thành điểm trường đại học. Bất cứ một học sinh nào có khả năng đến quán Internet, sẽ có cơ hội theo học những chương trình tiên tiến nhất trên thế giới về công nghệ qua FUNiX” – Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam chia sẻ.
Với Lý Văn Tuấn, nam sinh người Cao Bằng, hiện Tuấn đã được cô giáo cấp 3 cho mượn máy tính để kết nối học online. Việc học vì thế sẽ thuận lợi hơn. Sau mấy ngày đầu, Tuấn đã học được 6 bài của môn “Trở thành Công dân số” thuộc chứng chỉ một. “Những buổi sau quen dần, em sẽ đẩy nhanh tiến độ. Mục tiêu sau hai tháng em sẽ hoàn thành Chứng chỉ 1 – Công dân số”, Tuấn chia sẻ.
Chàng sinh viên tương lai hy vọng khi có kết quả thi đại học, cậu sẽ có đủ những kiến thức nền tảng để không còn bỡ ngỡ với những bài học ở ngôi trường mới.
Thanh Nga
Theo VNE
Shipper 35 tuổi học lập trình trực tuyến với quyết tâm đổi nghề
Hàng ngày, ngoài việc đưa đồ ăn nhanh 10 tiếng, Cao Dũng Tiến dành 6 tiếng để tham gia lớp đại học trực tuyến.
Thời gian biểu của Cao Dũng Tiến - một shipper 35 tuổi tại TP HCM hiện khá bận rộn. 5h, anh đã bắt đầu việc học online: "Tôi học khoảng 3 tiếng liên tục, tới 8h thì bắt đầu đi làm. Buổi tối, sau khi nghỉ ngơi chút, tôi lại tiếp tục học từ 21h tới 0h ngày hôm sau".
Hiện, Cao Dũng Tiến là shipper cho một website order đồ ăn nhanh. Tốt nghiệp cấp 3, anh không đi theo con đường đại học như bạn bè đồng trang lứa. Thay vào đó, Tiến làm nhiều ngành nghề khác nhau như điều hành điểm tiếp thị, công nhân kỹ thuật... rồi chuyển sang làm shipper được gần 3 năm nay. Anh cho biết công việc hiện tại của mình khá vất vả, mức lương không đủ để trang trải cho sinh hoạt.
Anh Cao Dũng Tiến (áo xanh) tham gia nhóm học offline của sinh viên FUNiX
Bước sang tuổi 35, Dũng Tiến ngày càng trăn trở về công việc trong tương lai. Tháng 1 vừa qua, khi sinh viên cả nước chuẩn bị nghỉ Tết, anh chàng shipper người Sài Gòn lại quyết định đăng ký đi học lập trình để tìm cơ hội thay đổi cho bản thân. Anh chọn đại học trực tuyến để vừa làm, vừa học.
"Tôi quyết tâm theo đuổi một lĩnh vực mới để đổi đời và chọn công nghệ thông tin tại FUNiX với mong muốn sau khi hoàn thành chương trình sẽ chuyển hẳn sang lĩnh vực IT theo đúng đam mê luôn ấp ủ từ nhỏ", Dũng Tiến tâm sự.
Thu nhập hiện tại không nhiều, việc học tập của Cao Dũng Tiến bắt đầu khá khó khăn. Tuy nhiên, anh được gia đình ủng hộ việc đi học. Học lập trình cần sử dụng máy tính nhiều mà chiếc máy tính ở nhà lại hỏng, em trai đã giúp anh mua máy tính trả góp để việc học được suôn sẻ. Mẹ anh dù ốm bệnh, nằm liệt giường nhưng ngày nào cũng hỏi han và động viên việc học tập của con trai.
Nhờ có sự ủng hộ tuyệt đối của gia đình nên chàng shipper 35 tuổi đã có thêm rất nhiều động lực để cố gắng. "Những ngày mới bắt đầu, tôi rất chán và nhiều khi muốn bỏ cuộc nhưng nghĩ tới cảm xúc ngày đầu tiên khi đăng ký học, tôi đã vui và phấn khởi nhường nào. Nhờ đó, tôi lại tự nhủ bản thân phải cố gắng hơn và từng bước tháo gỡ những vướng mắc", anh tâm sự.
Anh Cao Dũng Tiến muốn hoàn thành 3 chứng chỉ tại FUNiX để trở thành một lập trình viên ở FPT Software và lấy bằng kỹ sư phần mềm.
Dũng Tiến chưa từng học online trước đó, cộng với vốn kiến thức ít ỏi của những bài giảng khi học vi tính ở cấp 3, việc học lập trình với anh không dễ dàng. Anh bù lại những khó khăn bằng việc cần mẫn học tập, tra Google, năng kết nối, trao đổi với mentor để giải quyết. Nhiều khi trên đường đi ship, anh vẫn nghĩ tới những dòng code mình viết vì sao chưa chạy được, nghĩ làm sao để học được tốt hơn.
"Rất may mắn vì tôi có mentor đồng hành. Các anh không hướng dẫn cách làm 100% mà chỉ cho tôi hiểu bản chất thực sự để có thể hoàn thành bài tập. Ở môn Excel, khi không hiểu cách làm bài vì các hàm hơi khó, mentor không sửa mà chỉ dẫn các hàm hoạt động ra sao, nhờ đó tôi đã tự làm được", anh Dũng Tiến chia sẻ.
Chàng shipper không chỉ tự nỗ lực tập trung học mà còn là người khởi xướng lập ra nhóm học offline hàng tuần để việc học hiệu quả hơn. Cứ đến ngày cuối tuần, anh Tiến và một số sinh viên FUNiX khác tại TP HCM lại tập trung tại một quán cafe để cùng học và trao đổi. Mục tiêu của cả nhóm là rèn luyện kỹ năng học nhóm, trao đổi và hỗ trợ lẫn nhau, người có kiến thức sẽ hướng dẫn người không biết, đồng thời ôn lại kiến thức cũ để cùng nhau vượt qua từng nội dung học.
Sau gần 3 tháng học tập, hiện Cao Dũng Tiến đã trải qua gần hết các nội dung học của Chứng chỉ 1 với điểm số khá cao, hầu hết được 9, 10. Nhờ môn "Xây dựng website đầu tiên", anh cũng đã tự lập được một website bán hàng thời trang - sản phẩm công nghệ đầu tiên của mình. Kết quả này khiến anh bớt đi những tự ti khi bắt đầu muộn và kiến thức ban đầu hổng thiếu. Anh cho biết lần đầu thi vấn đáp với mentor anh khá run nên thi chưa được ưng ý nhưng giờ có kinh nghiệm rồi, kết quả chắc chắn sẽ tốt hơn.
Lộ trình học tập đang khá thuận lợi, tuy vậy, chàng shipper cũng không giấu được nỗi băn khoăn lớn nhất hiện nay là không kịp chuẩn bị đủ tiền để đóng học phí cho kỳ học tiếp theo. Vì vậy, anh Dũng Tiến quyết tâm hoàn thành những nội dung cuối của Chứng chỉ 1 thật sớm để đạt được học bổng "Học nhanh", với mức hoàn học phí tới 20% từ FUNiX.
"Tôi luôn cố gắng để không lãng phí thời gian như từng lãng phí cả tuổi trẻ vào game online. Bây giờ chính là lúc phải nỗ lực với mục tiêu gần nhất là hết năm 2019 sẽ hoàn thành 3 chứng chỉ tại FUNiX, để trở thành một lập trình viên ở FPT Software và lấy bằng kỹ sư phần mềm. Từ bây giờ, bỏ cuộc không có trong từ điển của tôi nữa", Dũng Tiến bày tỏ quyết tâm.
Thanh Nga
Theo VNE
Nam sinh lớp 10 quyết tâm thành lập trình viên khi học hết phổ thông Nguyễn Đình Anh (THPT Việt Đức, Hà Nội) lựa chọn Đại học trực tuyến FUNiX để học lập trình song song với chương trình cấp ba. Có sở thích đặc biệt với lĩnh vực công nghệ, Nguyễn Đình Anh, sinh năm 2003 bắt đầu học lập trình từ sớm. Năm lớp 7, cậu đã tham gia khóa học Java tại một trung tâm...