Nam sinh 17 tuổi phát hiện hướng mới cho thuốc chữa HIV
Andrew Jin là một trong 3 quán quân giành chiến thắng trong cuộc thi Tìm kiếm tài năng khoa học Intel với giá trị giải thưởng 150.000 USD
Giống như nhiều học sinh mê khoa học khác, Andrew Jin quan tâm tới sự tiến hóa của loài người. Tuy nhiên, Jin đã đưa đam mê của mình đi xa hơn.
Cậu sử dụng thuật toán tiếp nhận tự động để tìm ra các đột biến trong gen người. Đây là loại đột biến một ngày nào đó có thể được sử dụng để sản xuất thuốc đánh bại các bệnh như HIV và tâm thần phân liệt.
Nam sinh Andrew Jin có phát hiện mới trong lĩnh vực sinh học có thể giúp ích cho việc sản xuất một loại thuốc chống HIV trong tương lai.
Ban đầu, nam sinh 17 tuổi muốn tìm hiểu cách con người tiến hóa trong 10.000 năm qua. “Tôi muốn làm vì tò mò. Tôi bắt đầu suy nghĩ về chọn lọc tự nhiên và tiến hóa. Chúng ta hiểu rất nhiều về lý thuyết nhưng chúng ta lại chẳng biết gì trên thực tế. Tôi muốn biết đột biến gen giúp chúng ta trở thành một giống loài thông minh và khéo léo”.
Từ đó, Jin quyết định nghiên cứu 179 chuỗi DNA ở các khu vực khác nhau trên thế giới.
Mỗi chuỗi gen gồm 3 triệu cặp base DNA – quá nhiều nếu không có sự giúp đỡ của thuật toán. Vì thế, cậu thiết lập thuật toán tiếp nhận tự động và tìm ra 130 đột biến có khả năng thích ứng, liên quan tới phản ứng miễn dịch và trao đổi chất – những thứ đóng vai trò trong sự tiến hóa của con người.
Sau khi tham gia chương trình nghiên cứu ở MIT vào kỳ nghỉ hè, Jin hoàn thiện công trình của mình và tìm ra một số đột biến gen, trong đó có đột biến liên quan tới kháng viêm màng não, giảm tính mẫn cảm với những virus như cúm và HIV. Phát hiện này có thể được các công ty dược phẩm sử dụng trong việc phát triển một loại thuốc mới.
Video đang HOT
Jin cho rằng phát hiện của cậu hoàn toàn mới mặc dù đã có những nghiên cứu tương tự.
Tuy nhiên, việc đưa nghiên cứu vào ngành công nghiệp dược phẩm là một chặng đường dài.
Theo Nguyễn Thảo/Vietnamnet
Kiev "trừng phạt" cư dân Donetsk bằng "luật mới"
Khi cuộc xung đột ở miền đông Ukraine đang vào "giai đoạn nóng", cư dân trong vùng quân ly khai kiểm soát nói rằng, họ đang bị mắc kẹt trong hệ thống giấy phép đi lại mới được Kiev ban hành...
... Đồng thời cũng bị rơi vào cuộc khủng hoảng y tế vì chính phủ từ chối cung cấp các loại thuốc thiết yếu.
Trong một tuyên bố, tổ chức Bác sĩ không biên giới cho biết: "Kể từ tháng 10-2014, chính phủ Ukraine đã ban hành một loạt các biện pháp cắt giảm dịch vụ công cộng cho công dân sống trong khu vực do quân ly khai kiểm soát. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tổ chức khó có thể cung cấp viện trợ nhân đạo cho dân chúng". Theo đó, 2 gói cứu trợ y tế cho các bệnh viện tuyến đầu ở Gorlovka của tổ chức này cũng không được Kiev thông qua.
Tình hình này càng thêm trầm trọng khi tuần trước, chính quyền trung tâm lại ban hành một giấy phép hạn chế đi lại, yêu cầu bất cứ ai muốn vượt qua ranh giới giữa vùng lãnh thổ quân đội Ukraine kiểm soát và khu vực Donetsk và Luhansk phải có một giấy tờ đặc biệt. "Luật" mới này của Kiev cũng đề ra 22 trường hợp không thể nhận được giấy phép đi lại giữa hai vùng.
Oleg Izmailov, một nhà báo địa phương đã gọi là hệ thống mới này là "ngu ngốc và vi phạm nhân quyền".
Cuộc sống của cư dân ở khu vực do quân ly khai kiểm soát bị thiếu thốn trầm trọng
Để có được giấy phép, cư dân Donetsk phải lái xe đến trạm kiểm soát của quân đội Ukraine và cung cấp thông tin cũng như lý do muốn có giấy phép. Tuy nhiên, mỗi giờ chỉ có vài trường hợp được giải quyết, có nghĩa là họ phải xếp hàng chờ đợi trong cái giá rét để nhận giấy hẹn. 10 ngày sau, cư dân phải quay lại một lần nữa để xác minh xem có được cấp giấy chính thức hay không.
Andrei, một cư dân Donetsk đang chờ bên ngoài trạm kiểm soát Ukraine sáng 26-1 cho biết: "Tôi muốn có giấy phép để đi đến Dnipropetrovsk nhận một gói bưu kiện phụ tùng xe hơi mà tôi đặt hàng trước đó".
Sau hơn 4 tiếng đồng hồ, Andrei buộc phải quay về Donetsk vì pháo kích bắn phá rầm rộ trở lại. "Tôi từng là một công dân Ukraine, nhưng cách mà họ đang đối xử với chúng tôi đã vượt quá mọi giới hạn. Họ nói rằng họ đang chiến đấu với Nga, vì vậy tại sao họ làm cho cuộc sống của tất cả chúng tôi khó khăn hơn?" - Andrei bức xúc nói.
Một số nhà phân tích cho rằng, động thái này của Kiev nhằm mục đích cải thiện tình hình an ninh, nhưng cũng đồng nghĩa chứng minh cho cư dân Donetsk thấy rằng họ phải khốn khổ như thế nào khi sống dưới sự kiểm soát của phe ly khai thân Nga.
Hôm 26-1, Kiev đã công bố một "tình trạng khẩn cấp" cho phía đông Ukraine, điều này có thể khiến mọi việc khó khăn hơn. "Tất cả những người còn sót lại trên vùng lãnh thổ bị chiếm đóng đã thực hiện sự lựa chọn của họ, và từ chối rời đi" - ông Semyon Semenchenko, chỉ huy của Tiểu đoàn Donbass cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào tháng 12-2014, khi giải thích vì sao tiểu đoàn của ông lại chặn các đoàn xe nhân đạo vào khu vực.
"Tất cả điều này là vô nghĩa, trẻ em và người già chết đói ư? Đó không phải là sự thật".
Bệnh nhân ở Donetsk thiếu thuốc điều trị
Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng vẫn còn rất nhiều người trong số những người ở lại đang phải chịu khổ, đó là người già và người tàn tật vì họ không còn nơi nào để đi. Chính sách khắc nghiệt của Kiev đang khiến họ ngày càng chới với và xa lánh chính quyền Ukraine.
Trong khi đó, ở Donetsk, thương nhân vẫn hối lộ trái cây và thực phẩm cho cả quân ly khai và quân đội chính phủ để cho phép họ đi qua trạm kiểm soát. Nhưng những người còn sót lại ở miền Đông thì không có tiền để mua những thứ đó. Kiev đã cắt lương hưu, các khoản thanh toán xã hội và đóng băng tài khoản ngân hàng, trong khi chính phủ của phía ly khai thì không thể trả được nhiều tiền. Nhiều người không có thực phẩm, không có điện sinh hoạt và than để sưởi ấm.
Tại cơ sở điều trị người nghiện ma túy ở Donetsk, các bác sĩ nhận được lô thuốc cuối cùng từ Ukraine từ tháng 9-2014. Sau đó họ phải tiếp nhận insulin, thuốc giảm đau và các loại thuốc cần thiết khác từ các đoàn xe nhân đạo của Moscow. Nhưng bệnh viện đã không nhận được buprenorphine và methadone, vì đây là thuốc điều trị thay thế bất hợp pháp ở Nga.
Hồi đầu tháng này, 52 bệnh nhân cần sử dụng thuốc buprenorphine đã phải dừng điều trị, trong khi những bệnh nhân điều trị bằng methadone phải thu nhỏ liều lượng thuốc từ tuần này và sẽ cạn kiệt thuốc hoàn toàn vào ngày 1-3 tới.
"Có tới 155 bệnh nhân phải sử dụng methadone trong trung tâm và 380 người trong toàn khu vực. 60% trong số đó là dương tính với HIV và nhiều người cũng bị viêm gan C, bệnh lao", ông Yulia Drozd, Phó giám đốc trung tâm Donetsk nói. "Đây thực chất là một bản án tử hình đối với họ."
Trong khi đó, các bác sĩ tại bệnh viện đã làm việc 6 tháng mà không được thanh toán, chỉ nhận được một khoản trợ cấp nhỏ từ chính quyền mới của Donetsk. Tuy vậy họ vẫn chấp nhận ở lại để điều trị cho bệnh nhân.
Trong tháng 12-2014, hơn 300 bệnh nhân phải điều trị bằng methadone tại khu vực Donetsk đã ký một bức thư ngỏ gửi đến Tổng thống Petro Oleksiyovych Poroshenko và Bộ trưởng Y tế của Ukraine, Aleksandre Kvitashvili, cầu xin họ cho phép các nguồn cung cấp thuốc từ Quỹ toàn cầu chống AIDS được thông qua. Các bệnh nhân đã viết rằng họ sẽ nghiêm túc cai nghiện và hoàn lương trở lại. Thế nhưng họ đã không nhận được một câu trả lời nào.
"Tôi là một bác sĩ và tôi đã thề cứu mạng sống con người. Tôi không tuyên thệ trung thành với Ukraine hay với nước Cộng hòa Donetsk hoặc với Mông Cổ", ông Drozd nói. "Nếu bạn khẳng định đó là lãnh thổ của bạn, tại sao bạn lại để cho người chết ở đây?"
Theo Hà Triệu/The Guardian
An ninh Thủ đô
7 cách giúp tỉnh táo sau đêm say xỉn Đầu nhức như búa bổ, dạ dày đau rát, cổ họng đắng ngắt, miệng buồn nôn... là cảm giác thường thấy khi thức dậy sau một đêm nhậu nhẹt tưng bừng. Đầu nhức như búa bổ, dạ dày đau rát, cổ họng đắng ngắt, miệng buồn nôn... là cảm giác thường thấy khi thức dậy sau một đêm nhậu nhẹt tưng bừng -...