Nam sinh 15 tuổi nhận bằng cao đẳng và trung học cùng một tuần
Ngày 24/5, Tom Jordan, 15 tuổi ở Mỹ, nhận bằng cao đẳng với điểm trung bình 3,93. Ngày 29/5 tới, em sẽ chính thức tốt nghiệp trung học.
Đại diện ĐH công lập Stark ở North Canton, Ohio, Mỹ, xác nhận với Good Morning Ameria Tom Jordan, 15 tuổi, là sinh viên nhỏ tuổi nhất theo học ở đây trong lịch sử 60 năm qua.
Ngày 24/5, Tom chính thức tốt nghiệp với điểm trung bình đạt 3,93 và nhận bằng cao đẳng trong lễ tốt nghiệp trực tuyến do trường tổ chức. Thành tích của em được trường biểu dương, đánh giá cao.
Tom Jordan là người nhỏ tuổi nhất từng học tại ĐH công lập Stark trong 60 năm qua. Ảnh: Good Morning America.
“ĐH Stark rất vui mừng và tự hào khi gia đình Jordan đã tin tưởng giao con trai cho chúng tôi để nhận nền giáo dục chất lượng. Nhờ đó, cậu bé có thể chuyển sang học tại một trường tốt. Tất cả chúng tôi đều yêu quý chàng trai trẻ tài năng, người luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác”, TS Para Jones, Hiệu trưởng ĐH Stark, nói. Tom thường kèm bạn bè học Toán.
Đến 29/5, nam sinh cũng hoàn thành chương trình học và nhận bằng từ trường Trung học GlenOak với điểm trung bình 4,625.
“Điều khiến em hài lòng là quãng thời gian mình trải qua, cố gắng chăm chỉ để đạt được thành tích như hôm nay. Nếu chỉ vào trường rồi lướt qua mọi thứ, em thấy chẳng có gì ý nghĩa cả”, Tom chia sẻ.
Kathy Jordan, mẹ nam sinh tài năng, cho biết con trai bà bắt đầu theo học khóa tiền đại số tại ĐH Stark State khi mới 11 tuổi. Năm 14 tuổi, em được nhận vào trường theo hệ chính quy.
Nữ phụ huynh nói thêm Tom sắp xếp thời gian để hoàn thành việc học ở cả đại học và trường trung học. Em hướng mục tiêu học tiến sĩ ngành Toán, theo đuổi công việc giảng dạy và nghiên cứu.
Tom Jordan lên kế hoạch học tiếp chương trình đại học ngành Toán tại ĐH Wooster, Ohio. Em mong muốn có thể học lên tiến sĩ tại ĐH Harvard hoặc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Ngoài Toán, Tom thích chơi cờ vua, tham gia dàn đồng ca hoặc làm tình nguyện.
Gỡ "nút thắt" cho học sinh yên tâm theo chương trình 9+
"Chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm, vững vàng lựa chọn mô hình 9 cộng ... Cơ hội rộng mở phía trước là rất lớn."
Video đang HOT
LTS: Trân trọng giới thiệu đến độc giả VietNamNet nội dung phần 3 Tọa đàm Học nghề Chương trình 9 cộng, với sự tham gia của các khách mời:
- Ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp
- Bà Phạm Thị Lan Phương, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Cơ khí nông nghiệp
- Ông Khuất Huy Bằng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội.
Không có rào cản đối với liên thông
Nhà báo Phạm Huyền: Rất nhiều học sinh khi lựa chọn Chương trình 9 có nhu cầu học liên thông để nâng cao trình độ bằng cấp. Vậy xin ông Giang có thể cung cấp thông tin về điều kiện thời gian để hoàn thành trình độ trung cấp, điều kiện học liên thông lên cao đẳng, đại học theo quy định hiện hành?
Ông Đỗ Văn Giang: Đúng đó là nhu cầu của nhiều người học và bản thân bố mẹ nào cũng mong muốn con cái mình trưởng thành theo cách nghĩ của mình. Tuy nhiên, về một khía cạnh nào đó, trước đây chúng ta hay áp đặt con cái phải học theo mục tiêu của bố mẹ, nhưng bây giờ tôi nghĩ hãy để các em được lựa chọn con đường, sự nghiệp của mình bằng cách tham gia học bất kể lĩnh vực nào, trình độ nào, đặc biệt là trong giáo dục nghề nghiệp.
Còn trả lời câu hỏi chính của bạn về liên thông thì điều kiện thời gian để hoàn thành trình độ trung cấp đã có văn bản quy định rất rõ ràng nên có lẽ cũng không cần phân tích thêm quá sâu. Tôi chỉ muốn nói rõ thêm một ý mà ban nãy tôi đã nhấn mạnh, là nếu các em vào học trung cấp sau khi tốt nghiệp THCS thì để được cấp bằng trung cấp các em phải thi đảm bảo được khối lượng kiến thức văn hóa theo quy định của Bộ GD&ĐT, đó là điều kiện bắt buộc.
Thứ hai, theo Luật Giáo dục sửa đổi thì cơ sở giáo dục dạy phần văn hóa đó có thể là các trường đào tạo nghề, có thể các trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc có thể liên kết các trường phổ thông đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận hoàn thành khối lượng văn hóa để các em có nhu cầu học liên thông sẽ được đáp ứng.
Khi học sinh đáp ứng được 2 tiêu chí như tôi vừa nói là có bằng trung cấp và đảm bảo khối lượng kiến thức văn hóa theo quy định thì có thể liên thông lên cao đẳng, chứ không có rào cản nào cả.
Còn việc liên thông lên đại học hoặc từ trung cấp lên thẳng đại học thì theo quy định của Quyết định số 18 của Thủ tướng Chính phủ năm 2017, các trường đại học sẽ có những tiêu chí, tiêu chuẩn đầu ra của mình, cũng như các trường trung cấp giáo dục nghề nghiệp cũng phải có chương trình đào tạo phù hợp theo chuẩn đầu ra theo quy định để đảm bảo Khung trình độ quốc gia Việt Nam theo Quyết định 1982/QĐ-TTg.
Tuy nhiên, với trình độ đại học thì chúng ta phải nhìn nhận với nhau rằng không phải học sinh nào cũng có thể học liên thông được đại học sau khi đã tốt nghiệp chương trình cao đẳng, bởi nó còn phụ thuộc vào năng lực, đầu vào của các em. Cho nên cũng mong quý vị phụ huynh đừng quá ép con em mình bằng mọi giá là phải có bằng đại học, phải liên thông lên đại học. Vấn đề quan trọng là có kỹ năng nghề, có vị trí việc làm, có thu nhập đảm bảo được cuộc sống, lo cho bản thân, cho gia đình và phát triển xã hội.
Xã hội đang có nhu cầu rất lớn đối với nhân lực lành nghề, được đào tạo đầy đủ. Ảnh minh họa
Nhà báo Phạm Huyền: Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Bộ GD&ĐT đang phải điều chỉnh chương trình học, thực hiện giảm tải. Vậy trong mô hình đào tạo kép như Chương trình 9 , phần học văn hóa của các em học vẫn giống như chương trình bình thường hay cũng được giảm tải hoặc lược bớt?
Ông Đỗ Văn Giang: Thời gian qua Bộ LĐ-TBXH đã có nhiều văn bản rất kịp thời gửi tới các sở ban ngành địa phương và các trường về việc tổ chức dạy online và được các trường rất ủng hộ. Tất nhiên chỉ dạy những vấn đề nặng về lý thuyết nhiều hơn chứ còn phần thực hành để dạy được một tiết online, để hình thành một kỹ năng cho học sinh nhìn thấy thì thầy cô phải gia công sư phạm rất nhiều.
Nhà báo Phạm Huyền: Từ đầu Tọa đàm tới giờ, các khách mời cũng đã nói sơ qua, nhưng ở đây bạn đọc vẫn muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề tổng thời gian sẽ rút ngắn được ở chương trình 9 khi các em học liên thông lên cao đẳng?
Bà Phạm Thị Lan Phương: Theo khung chương trình đào tạo đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS muốn có bằng cao đẳng thì mất tầm khoảng 4-4,5 năm về thời lượng. Theo chương trình thì các em có thể rút ngắn từ 1-1,5 năm so với bình thường.
Nhà báo Phạm Huyền: Một câu hỏi nữa xin chuyển đến ông Giang là có được phép đăng ký dự thi liên thông khác ngành không?
Ông Đỗ Văn Giang: Hiện tại theo Luật Giáo dục Nghề nghiệp, Bộ LĐ-TBXH đã ban hành thông tư quy định về liên thông và thông tư rất là mở như tôi đã đề cập. Còn về liên thông khác ngành nghề thì căn cứ chuẩn đầu ra theo quy định các em sẽ phải bổ sung một số lượng kiến thức để phù hợp với ngành nghề này, còn phần đã học rồi sẽ được tích lũy, công nhận.
Cơ hội việc làm rất cao
Nhà báo Phạm Huyền: Có một vấn đề mà tôi chắc chắn rằng bất cứ phụ huynh, học sinh nào cũng quan tâm. Đó là, từ thực tiễn điều hành trường nghề, các thầy cô đánh giá nhu cầu đầu ra hiện nay của Chương trình 9 đang ở mức độ nào? Xin hỏi cô Phương là trường cao đẳng nơi cô làm hiệu trưởng đã thí điểm chương trình 9 và có lứa học sinh nào tốt nghiệp chưa, thực tế tìm việc làm sau khi tốt nghiệp của các em ra sao?
Bà Phạm Thị Lan Phương: Như đầu chương trình chúng tôi đã giới thiệu là trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp đã có nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo 9 . Hàng năm chúng tôi tuyển vào từ 500-650 học sinh tốt nghiệp THCS. Khi ra trường các em được đón nhận rất khả quan. Trong quá trình học tập chúng tôi đã đưa các em đi thực tập ở doanh nghiệp, các em cũng đã tiếp cận được với thị trường lao động. Chậm nhất là 3 tháng sau khi tốt nghiệp các em đều có việc làm và nhà trường lo việc làm cho các em 100%.
Nhà báo Phạm Huyền: Một thông tin rất hấp dẫn thưa cô. Vậy còn thực tế ở trường trung cấp của thầy Bằng thì sao?
Ông Khuất Huy Bằng: Tại Trường Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội, trong số 1.700 học sinh hiện tại có đến 95% là đối tượng tốt nghiệp THCS (đối tượng 9 ). Trường chúng tôi cũng như các trường dạy nghề nói chung đều có xu hướng gắn kết với doanh nghiệp vào quá trình đào tạo, ngoài việc nhà trường đào tạo ra thì còn có doanh nghiệp đặt hàng trực tiếp với nhà trường để đào tạo ra đối tượng học sinh theo nhu cầu nguyện vọng của doanh nghiệp.
Có thể khẳng định học sinh tốt nghiệp của Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội 100% có việc làm luôn. Và nhà trường trong thông báo tuyển sinh cũng cam kết nếu ra trường các em không tìm được việc làm nhà trường sẽ giới thiệu các em việc làm, nếu không giới thiệu được thì nhà trường sẽ hoàn trả lại kinh phí đào tạo. Như thế để thể hiện rõ quan điểm của nhà trường là các em hoàn toàn có việc làm với mức thu nhập ổn định từ 8-10 triệu đồng khi theo học tại Trường.
Các ngành nghề được đào tạo trong Trường đều là ngành nghề "hot" và nhà trường liên kết với hơn 100 các doanh nghiệp với các ngành nghề khác nhau, xã hội lại đang rất thiếu những người thợ kỹ thuật có tay nghề. Các em học sinh có thể yên tâm khi học tại Trung cấp nghề Tổng hợp Hà Nội cũng như các trường nghề là cơ hội việc làm rất cao.
Từ trái qua phải: Ông Khuất Huy Bằng, nhà báo Phạm Huyền, ông Đỗ Văn Giang, bà Phạm Thị Lan Phương
Nhà báo Phạm Huyền: Theo dõi truyền thông, báo chí cuối năm 2019 đầu 2020, chúng tôi nhận thấy có một số phản ánh về việc triển khai chương trình 9 vẫn còn những lúng túng, vướng mắc. Vậy thưa ông Giang những "nút thắt" chính nằm ở đâu và hiện chúng ta có chính sách hấp dẫn nào để có thể thúc đẩy mô hình đào tạo này và thu hút học sinh hơn nữa không?
Ông Đỗ Văn Giang: Trước tiên tôi khẳng định lại một lần nữa, việc đào tạo nghề hướng vào đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS theo mô hình mà chúng ta gọi tắt là Chương trình 9 tiếp thu kinh nghiệm của mô hình đào tạo kép của Đức, KOSEN của Nhật Bản chắc chắn sẽ là một hướng đi đúng, rất đi vào thực tế của các trường, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện nay.
Chẳng hạn như một trường hợp tôi được biết là trường Trung cấp công nghệ Thăng Long dù cũng mới thành lập mấy năm nay và là trường tư thục nhưng đã đào tạo nghề cho đối tượng này gắn với ngoại ngữ và khẳng định đó là một hướng đi tất yếu. Trường đẩy mạnh việc học ngoại ngữ, ví dụ tiếng Đức, Anh, Nhật, Hàn... để các em vừa có thể học tập ở trong nước vừa có thể đi học, làm ở nước ngoài sau này nếu có cơ hội.
Còn "nút thắt" mà bây giờ các bậc phụ huynh quan tâm nhất chính là việc Bộ GD&ĐT phải ra được các văn bản để công nhận, chứng nhận được khối lượng kiến thức văn hóa THPT cho các đối tượng có nhu cầu học liên thông. Các cơ quan quản lý nhà nước đều phải nghĩ đến việc này và chắc chắn Bộ GD&ĐT và Bộ LĐ-TBXH phải khẩn trương xử lý để phụ huynh, học sinh yên tâm. Như tôi cũng đã nói ngay từ đầu là chắc chắn việc này sẽ được thực hiện sớm. Mặt khác, khối lượng kiến thức được quy định phải phù hợp thực tế hơn chứ không phải như trong thông tư 16 cũ từ năm 2010.
Thứ hai, quyền hạn công nhận hoàn thành khối lượng kiến thức văn hóa cần mở rộng đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định của Bộ GD&ĐT là được dạy và công nhận phần này.
Còn về chính sách thì rõ ràng Nhà nước đã rất là quan tâm. Chẳng hạn, đối với Nghị định 86/2015/NĐ-CP*, Bộ GD&ĐT, Bộ LĐ-TBXH, Bộ Tài chính đã được Thủ tướng giao điều chỉnh lại về mức hỗ trợ cho đối tượng học sinh này. Rồi những vấn đề khác nữa theo Nghị định số 15/2019/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật giáo dục nghề nghiệp. Chắc chắn Đảng và nhà nước rất quan tâm và những điều đang còn chưa tới, còn bất cập sẽ được giải quyết.
Như vậy chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm, vững vàng lựa chọn mô hình 9 . Cá nhân tôi mong rằng các cơ quan truyền thông không phải chỉ VietNamNet cũng phải quan tâm và đẩy mạnh tuyên truyền để người học và phụ huynh học sinh yêu giáo dục nghề hơn, đi vào con đường này nhiều hơn. Vì cơ hội rộng mở phía trước là rất lớn.
Nhà báo Phạm Huyền: Vâng, xin cảm ơn ba vị khách mời đã chia sẻ các thông tin hữu ích. Thưa quý vị bạn đọc, hy vọng chương trình Tọa đàm hôm nay phần nào đã phần nào giúp các phụ huynh, học sinh hiểu được ưu thế của Chương trình 9 . Chúng tôi cũng hy vọng những nút thắt về mặt chính sách mà các khách mời vừa đề cập tới đây sẽ được các bộ ngành liên quan tham gia tháo gỡ.
VietNamNet thực hiện
* Nghị định 86/2015/NĐ-CP: Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021.
Từ cô bé vô gia cư thành sinh viên ĐH Stanford Khi nộp hồ sơ vào đại học, Megan thậm chí còn không có địa chỉ nhà để điền. Vượt qua những khó khăn về việc không có nhà để ở, Megan Faircloth đã trúng tuyển ĐH Stanford để thực hiện ước mơ được đi học. Trong 3 năm liền, Megan Faircloth (người Mỹ) đã phải ở nhờ nhà người quen, nhà nghỉ, nơi...