Năm sai lầm khi nuôi dạy con
Nếu yêu cầu con nhường đồ chơi, bênh vực một bé khi xảy ra tranh chấp, bạn có thể khiến các con trong gia đình cãi vã, bất hòa với nhau.
1. Chuẩn bị quá nhiệt tình khi có em bé
Hầu như phụ huynh nào cũng cảm thấy hào hứng khi có em bé. Vấn đề là sự phấn khích này thuộc về bố mẹ, trong khi những đứa trẻ ít cảm nhận được niềm vui khi có em. Ngược lại, các bé lớn sẽ cảm thấy khó chịu, bất an nếu bố mẹ dành quá nhiều thời gian chuẩn bị, trò chuyện và bày tỏ cảm xúc nhiệt tình về một thành viên khác, vốn chưa ra đời.
Trẻ em rất nhạy cảm. Dù em bé chưa sinh ra, các em đã cảm nhận được những thay đổi trong gia đình. Nếu bố mẹ chỉ mải quan tâm đến con nhỏ, các bé lớn chưa chuẩn bị sẵn tâm thế đón nhận thành viên mới sẽ khó xử khi đối mặt với các em. Đó có thể là cảm xúc ghen tị vì bố mẹ quan tâm em nhiều hơn, buồn bã vì không được chú ý như trước, bối rối vì không biết cách chăm sóc bé sơ sinh.
Vì vậy, bố mẹ nên lôi kéo con tham gia quá trình chuẩn bị đón em bé. Bạn có thể xây dựng tinh thần trách nhiệm cho trẻ bằng cách nói: “Con sẽ là người anh/người chị tuyệt vời”, “Con sẽ rất vui khi có em để chơi cùng”. Ngoài ra, bạn có thể dạy con cách chăm sóc em bé, tạo điều kiện cho những đứa trẻ ở gần nhau để gia tăng tình cảm, giúp con lớn làm quen với em. Điều này có thể hạn chế những thay đổi khi gia đình đón thành viên mới, giúp trẻ xây dựng tinh thần trách nhiệm.
2. Không chia sẻ với con
Việc các bé cảm thấy tức giận khi có em là không thể tránh khỏi. Rất ít đứa trẻ chấp nhận sự thật rằng mình không còn là trung tâm sự chú ý của bố mẹ. Tuy nhiên, bố mẹ hãy hiểu cho cảm xúc tiêu cực của con.
Nếu bạn la mắng, phạt con vì hành xử không tốt, các bé sẽ càng cảm thấy tức giận, thậm chí là ghét bỏ em mình. Điều các bé lớn đang cố truyền đạt là không muốn có em bé, không muốn mất vị trí trung tâm trong lòng bố mẹ và muốn biết bố mẹ còn yêu mình nhiều như trước không.
Các chuyên gia cho rằng trong tình huống này, thay vì quát mắng, bạn hãy bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với những khó chịu trong lòng trẻ. Bạn nên thừa nhận với trẻ rằng đây là thời gian thay đổi vì em bé còn quá nhỏ, bố mẹ phải dành thời gian chăm sóc cho em khỏe mạnh hơn. Bạn có thể kể chuyện hồi con nhỏ như em bé bây giờ, bạn cũng dành nhiều thời gian như vậy để chăm chút. Đặc biệt, hãy nhấn mạnh rằng bạn vẫn yêu thương con như trước.
Ảnh: Shutterstock.
3. Buộc phải chia sẻ
Khi các con có thể cùng chơi đùa, việc giành giật đồ chơi là khó tránh khỏi. Thông thường, khi con nhỏ giành đồ chơi của anh chị, bố mẹ sẽ yêu cầu con nhường đồ chơi cho em nhỏ.
Video đang HOT
Hành động này vô tình khiến những đứa lớn cảm thấy tức giận, khó chịu với bố mẹ và em. Các bé cảm thấy không công bằng, không được yêu thương như khi không có em bé, tạo nên khoảng cách giữa các con.
Trường hợp này, bạn không nên bắt con phải nhường đồ chơi cho em. Thay vào đó, bạn nên di dời sự chú ý của con út sang đồ chơi khác. Hoặc bạn nên khuyến khích các con cùng chơi với nhau.
4. Bênh vực
Khi các con lớn lên, việc tranh chấp, cãi nhau sẽ thường xảy ra. Phụ huynh thường nhảy vào cuộc chiến khi thấy một trong các con bị đuối lý hoặc khi một bé chạy ra mách. Bé còn lại thường bị nhắc nhở, thậm chí bị phạt nếu làm tổn thương anh chị em.
Từ góc độ phụ huynh, bạn có thể cho rằng mình đang dẹp bỏ sự bất công giữa hai bên. Tuy nhiên, bạn không góp mặt trong các cuộc chiến nên không thể đánh giá mức độ tổn thương của các con. Có thể, đứa trẻ bị phạt cũng cảm thấy buồn bã, hối hận nhưng không được chia sẻ. Điều này sẽ gây bất hòa trong anh chị em.
Tranh cãi thường xảy ra trong quãng thời thơ ấu vì đó là khoảng thời gian trẻ thăm dò, tìm hiểu và học cách sống chung với nhau. Theo thời gian, khi các em lớn lên, nhận thức rõ ràng hơn, việc tranh cãi sẽ giảm bớt.
Trong thời gian này, phụ huynh không nên phán xét hoặc đổ lỗi cho các con khi cãi vã. Đặc biệt, không nên dán mác trẻ là “kẻ bắt nạt”, “ích kỷ”, “không biết nhường nhịn” vì nó vô tình khiến trẻ xấu hổ, tự ti về tính cách của cá nhân.
Thay vào đó, bạn nên đứng giữa như một quan tòa, lắng nghe ý kiến hai bên và khuyến khích các bé tìm cách xử lý tình huống. Chẳng hạn, khi cả hai đòi ngồi ghế phụ cạnh tài xế, bạn hãy bảo cách con oẳn tù tì hoặc phân chia trên đường đi, con lớn sẽ ngồi ghế trước và con út ngồi ghế sau để đảm bảo công bằng.
5. So sánh
Dù anh chị em ruột cũng có điểm mạnh, yếu, nếp sinh hoạt khác nhau. Vì vậy, việc so sánh các con với nhau như: “Tại sao con không chăm chỉ như em?”, “Con nhìn chị con mà học tập” là thiếu công bằng.
Đứa trẻ bị nhận xét với anh chị em còn lại sẽ cảm thấy mình thấp kém, tự ti, ghen tị. Những cảm xúc này sẽ kìm bước phát triển của các bé. Mỗi đứa trẻ với tính cách khác nhau nên được khuyến khích phát triển theo cách riêng. Bố mẹ nên định hướng, tìm cách nuôi dạy các con phù hợp, tránh so sánh.
Muốn con thông minh và ngoan ngoãn rất đơn giản, các chuyên gia bật mí 1 phương pháp mà mọi cha mẹ có thể áp dụng
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà tâm lý học tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận ra có một cách đơn giản để con ngoan ngoãn, thông minh và nghe lời.
Khi con mắc lỗi, nhiều cha mẹ thường mất bình tĩnh và to tiếng với con. Đây là phương pháp dạy dỗ đầy sai lầm, khiến con càng trở nên bướng bỉnh hơn. Thực tế, các chuyên gia tâm lý đã chứng minh rằng, cha mẹ nói nhẹ nhàng có uy lực hơn rất nhiều so với quát nạt.
Trẻ nhỏ dễ bị tổn thương về mặt tâm lý, do đó cha mẹ cần phải cân nhắc mỗi khi định to tiếng. Bởi nhiều khi bố mẹ quát mắng xong thì thôi nhưng trẻ lại có thể bị ám ảnh mãi. Sự tổn thương về thể xác đôi khi không đáng sợ bằng tổn thương về tinh thần. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, những đứa trẻ hay bị quát mắng, đánh đòn thường kém phát triển về mặt thể chất, trí tuệ và có tâm lý bất ổn hơn so những đứa trẻ bình thường khác. Cụ thể như sau:
Thường xuyên to tiếng sẽ khiến trẻ ngày càng không nghe lời
Những căng thẳng từ cuộc sống, công việc đôi khi khiến bố mẹ mất bình tĩnh và trút giận lên con. Hoặc nhiều phụ huynh nghĩ rằng, phải to tiếng thì con mới sợ và hiểu được vấn đề. Tuy nhiên, việc quát mắng chẳng những không khiến con ngoan ngoãn, nghe lời mà còn phản tác dụng.
Khi bị bố mẹ to tiếng, phản ứng của trẻ sẽ là hoang mang, sợ hãi. Trẻ không biết mình sai ở chỗ nào và chỉ mong cơn thịnh nộ của bố mẹ sớm kết thúc. Trong nhiều trường hợp, trẻ nảy sinh tâm lý chống đối, to tiếng đáp trả lại bố mẹ. Dần dần tính cách của trẻ trở nên lì lợm, khó bảo, không còn sợ hãi những lời quát mắng của bố mẹ nữa.
Quát mắng có thể "bóp chết" sự sáng tạo của trẻ
Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy những đứa trẻ thường xuyên bị quát mắng sẽ rất khó để phát huy sự sáng tạo. Bởi tâm lý của trẻ luôn trong trạng thái sợ sệt, sợ bị bố mẹ mắng mỏ. Dần dần trẻ mất niềm tin vào người lớn, trở nên tự ti, sống khép kín, không thích chia sẻ với người xung quanh...
Khi ngồi trong lớp học, dù biết đáp án nhưng trẻ nhất quyết không giơ tay phát biểu. Bởi trẻ sợ một khi nói sai sẽ bị người lớn trách phạt.
Ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất
Những trận đòn roi, quát mắng thời thơ ấu có thể ảnh hưởng đến trẻ theo nhiều cách, cả về tinh thần lẫn thể chất. Một nghiên cứu cho thấy thường xuyên trải qua căng thẳng khi còn nhỏ có thể tác động lâu dài đến sức khỏe thể chất, cụ thể là dễ gặp phải các bệnh mãn tính, rối loạn nội tiết tố, bệnh mạch máu, rối loạn tự miễn, thậm chí tử vong sớm.
Hãy nói chuyện với con thật nhẹ nhàng và mềm mỏm
Trải qua nhiều nghiên cứu, các nhà tâm lý học tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) nhận ra có một cách đơn giản để con ngoan ngoãn, thông minh và nghe lời. Đó chính là giáo dục bằng giọng nói. Cụ thể, nói chuyện nhẹ nhàng với con sẽ mang lại hiệu quả cao hơn so với quát mắng. Bởi giọng nói nhẹ nhàng khiến cảm xúc người nghe không bị xung động. Nhờ vậy, nó không động chạm đến tâm lý phòng thủ của trẻ. Điều này rất có lợi cho việc tiếp nhận thông tin.
Khi cha mẹ và thầy cô nhẹ nhàng chỉ bảo, trẻ không chỉ dễ dàng tiếp thu mà còn hình thành và phát triển tính cách tốt. Bởi trẻ nhỏ giống như tấm gương, sẽ tự động "bắt chước", noi theo những hành vi của mọi người xung quanh.
Theo đó, để giáo dục con bằng giọng nói, bố mẹ cần áp dụng những điều sau:
Sử dụng đúng giọng điệu và từ ngữ
Rất nhiều bậc cha mẹ gặp phải khó khăn trong việc kiểm soát tông giọng, từ ngữ khi phê bình, bảo ban con. Có một cách đơn giản để cải thiện việc này. Đó là trước mỗi cuộc trò chuyện, bố mẹ suy nghĩ, tập luyện trước về từ ngữ và giọng điệu mà mình sẽ sử dụng.
Chẳng hạn: "Mẹ không thể chấp nhận hành vi của con!" thì hãy thay bằng "Mẹ rất yêu con, nhưng hành vi vừa rồi của con chưa đúng mực". Nếu đang nói chuyện với con mà cơn nóng giận bùng phát, cha mẹ có thể tạm đời đi ra chỗ khác vài phút để bình tĩnh lại, suy nghĩ thật kỹ mới nói chuyện với con.
Nói rõ sự kỳ vọng của chúng ta cho con cái nghe
Nếu muốn con ngoan ngoãn, lễ phép thì bố mẹ hãy nói rõ với con về những kỳ vọng của mình, cũng như các quy tắc ứng xử chuẩn mực. Giải thích rõ cho biết, hành vi nào được phép, hành vi nào không và hậu quả. Chẳng hạn khi đưa con đi siêu thị, bố mẹ hãy nói rõ những việc không được làm như xáo trộn hàng hóa, lén bóc bánh kẹo để ăn,... đồng thời nhắc nhở nếu không làm theo hậu quả sẽ như thế nào.
Từ đầu đến cuối, bố mẹ không cần to tiếng quát mắng hay dọa nạt mà chỉ cần bình tĩnh giảng giải là con có thể hiểu được và tự biết điều chỉnh hành vi.
Không làm tổn thương lòng tự trọng của con
Nhiều bậc cha mẹ quát mắng con cả những việc nhỏ nhất. Đôi khi việc chỉ "nhỏ như con kiến" nhưng vì đang bực mình sẵn điều gì đó nên bố mẹ trút giận luôn lên con để xả stress.
Bố mẹ hãy nhớ: Tùy từng việc mà xem xét và đừng tùy ý trút hết mọi cảm xúc lên con, đừng dùng những từ ngữ gây tổn thương đến tự trọng. Mọi đứa trẻ đều muốn được người khác tôn trọng, kể cả bố mẹ. Sự tôn trọng và tin tưởng này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự tin, là động lực để trẻ không ngừng tiến bộ.
Trẻ làm việc nhà lớn lên có thể kiếm tiền nhiều hơn 20% so với bạn bè Con cái được xem là báu vật "trời ban" của cha mẹ. Không ai là không yêu thương những đứa con của mình, tuy vậy, mỗi người lại có một cách dạy con riêng. Đôi khi, sự nuông chiều quá mức của cha mẹ khiến con cái trở nên sống dựa dẫm, phụ thuộc. Ngược lại, khi các bậc phụ huynh có cách...