Nam Phi hủy bỏ 2 triệu liều vaccine COVID-19 do sự cố nhiễm bẩn
Giới chức Nam Phi tuyên bố vứt bỏ 2 triệu liều vaccine Johson & Johnson sau khi nguyên liệu sản xuất vaccine tại một nhà máy sản xuất ở Baltimore (Mỹ) gặp sự cố nhiễm bẩn.
Nam Phi vứt bỏ 2 triệu liều vaccine COVID-19 do sự cố nhiễm bẩn. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin RT (Nga), Cơ quan Quản lý Sản phẩm Y tế Nam Phi (SAHPRA) đã quyết định không triển khai tiêm chủng đối với 2 triệu liều vaccine Johnson & Johnson đang được lưu trữ tại một cơ sở ở thành phố Gqeberha, vì nguyên liệu sản xuất chúng đã bị ảnh hưởng bởi sự cố nhiễm bẩn tại nhà máy ở Baltimore (Mỹ).
Quyết định này được đưa ra sau khi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết hàng triệu liều vaccine được sản xuất tại cơ sở Emergent BioSolutions của Johnson & Johnson tại thành phố Baltimore của nước này không phù hợp để sử dụng.
“Dựa trên những gì đã được FDA công bố, các lô vaccine đang được lưu trữ tại Gqeberha của chúng tôi đã bị ảnh hưởng. Các lô vaccine này tương ứng khoảng 2 triệu liều”, Quyền Bộ trưởng Y tế Nam Phi Mmamoloko Kubayi-Ngubane nói hôm 13/6.
Bà cho biết thêm rằng những liều vaccine này chưa và sẽ không được sử dụng để tiêm chủng cho người Nam Phi. Giám đốc điều hành SAHPRA, Tiến sĩ Boitumelo Semete, cũng xác nhận lô vaccine này “không thể được phân phối rộng rãi.”
Trong khi đó, cơ quan giám sát y tế Nam Phi cho hay trong một tuyên bố rằng một lô mới gồm khoảng 300.000 liều vaccine COVID-19 của hãng Johnson & Johnson đã được FDA chấp thuận và sẽ được chuyển đến Nam Phi vào một thời điểm nào đó. Cơ quan này không tiết lộ chính xác ngày các lô hàng được chuyển đến. Tuy nhiên, ông Semete thừa nhận rằng sự cố với vaccine của Johnson & Johnson đã có tác động tiêu cực đáng kể đến chiến lược triển khai vaccine của Nam Phi.
Tính đến ngày 13/6, Nam Phi, quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 ở châu Phi, đã ghi nhận khoảng 1,7 triệu ca mắc COVID-19 và trên 57.000 ca tử vong. Tuy nhiên, đất nước có số dân khoảng 58,5 triệu người mới chỉ tiêm 183.000 liều vaccine cho người dân, tính ngày 9/6, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Nam Phi cũng là một trong những quốc gia đang vận động từ bỏ bằng sáng chế đối với vaccine COVID-19 để cho phép tất cả quốc gia sản xuất các phiên bản chung với chi phí thấp.
Video đang HOT
“Nếu muốn cứu người và chấm dứt đại dịch, chúng ta cần mở rộng và đa dạng hóa sản xuất, đưa các sản phẩm y tế vào điều trị, chống lại và ngăn chặn đại dịch cho càng nhiều người càng tốt”, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa nói tại cuộc họp với các nước G7 ở Anh hôm 13/6.
Châu Phi vẫn ở vạch xuất phát trong cuộc chạy đua tiêm phòng COVID-19
Trong cuộc chạy đua tiêm phòng COVID-19 toàn cầu, châu Phi vẫn đang bị bỏ lại phía sau.
Nhân viên y tế chuẩn bị vaccine Pfizer tại phòng khám Orange Farm gần thành phố Johannesburg, Nam Phi. Ảnh: AP
Theo hãng tin AP, tại Nam Phi, nơi có nền kinh tế phát triển mạnh nhất lục địa với số lượng ca mắc COVID-19 nhiều nhất, chỉ 0,8% dân số được tiêm chủng đầy đủ, theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins. Nhiều người trong số hàng trăm nghìn nhân viên y tế của nước này có nguy cơ lây nhiễm cao vẫn đang chờ đợi được tiêm phòng.
Ở Nigeria, quốc gia đông dân nhất châu Phi với trên 200 triệu dân, chỉ 0,1% dân số được tiêm chủng đủ liều. Tỉ lệ tiêm chủng ở Kenya, quốc gia 50 triệu dân, thậm chí còn thấp hơn.
Giới chức Uganda đã phải thu hồi lượng vaccine phân phối ở nông thôn vì nước này không có đủ nguồn lực để đối phó với các ổ dịch bùng phát tại những thành phố lớn.
Cộng hòa Chad ở Trung Phi chỉ mới khởi động chương trình tiêm chủng từ đầu tháng 6. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (ACDC), ít nhất 5 quốc gia châu Phi khác chưa tiêm một mũi vaccine phòng COVID-19 nào.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết lục địa 1,3 tỉ dân này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu vaccine trầm trọng giữa bối cảnh làn sóng dịch bệnh mới đang bùng phát trên khắp châu lục. Châu Phi hiện thiếu khoảng 700 triệu liều vaccine trong khi các chuyến hàng vaccine đến châu lục này đã "sắp phải dừng lại", WHO cho biết vào tuần trước.
Người đàn ông bị từ chối khi đến tiêm vaccine Sinopharm tại một cơ sở y tế ở Harare, Zimbabwe. Ảnh: AP
Từ năm ngoái, các quốc gia nghèo hơn đã được cảnh báo về tình trạng bất bình đẳng tiêm chủng vì lo ngại các quốc gia giàu có sẽ tích trữ vaccine.
Tiến sĩ John Nkengasong, nhà virus học người Cameroon, đã kêu gọi lãnh đạo các quốc gia G7 chia sẻ nguồn vaccine dự phòng, giống như Mỹ đã làm, để ngăn chặn một "thảm họa về mặt đạo đức".
"Hầu hết quốc gia G7 đều có vaccine dư thừa. Tôi tin rằng các quốc gia này không muốn lịch sử quay lưng với họ. Hãy phân phối lượng vaccine dự trữ ấy. Chúng tôi cần nhìn thấy số vaccine đó chứ không chỉ những lời hứa hẹn và lòng thiện chí", ông Nkengasong nói.
Tuy nhiên, không phải nhà hoạt động nào cũng có đủ kiên nhẫn để kêu gọi và thương thuyết như tiến sĩ Nkengasong.
"Nhiều người đang chết dần từng ngày. Thời gian đang chống lại chúng ta. Điều này thật khủng khiếp", luật sư nhân quyền người Nam Phi Fatima Hasan, nhà hoạt động vì quyền tiếp cận bình đẳng và chăm sóc sức khỏe viết trong một thông điệp.
Người dân Kenya xếp hàng để tiêm vaccine AstraZeneca, được cung cấp thông qua sáng kiến COVAX, tại Bệnh viện Quốc gia Kenyatta ở Nairobi. Ảnh: AP
Vào tuần trước, chính quyền Tổng thống Joe Biden thông báo rằng Mỹ sẽ chia sẻ 25 triệu liều vaccine dự phòng cho các quốc gia đang khủng hoảng vì COVID-19 ở Mỹ Latinh, châu Á và châu Phi.
Hôm 10/6, Mỹ cho biết sẽ mua thêm 500 triệu liều vaccine Pfizer và phân phối thông qua chương trình COVAX do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn cho 92 quốc gia có thu nhập thấp hơn và Liên minh châu Phi trong năm 2022.
Tỉ phú người Anh, nhà từ thiện Mo Ibrahim, người sinh ra ở Sudan, nói rằng khẩu hiệu "Không ai an toàn cho đến khi mọi người an toàn", thường được lãnh đạo các nước phát triển hay lặp lại, sẽ là vô nghĩa cho đến khi những nước này chấp thuận chia sẻ vaccine.
Uganda vừa phân phối lô 3.000 liều vaccine ở thủ đô Kampala, một lượng rất nhỏ đối với thành phố 2 triệu dân, dể duy trì chương trình tiêm chủng dường như không tồn tại.
Không chỉ Uganda mà còn nhiều nơi khác, người dân đang sợ hãi và không biết làm cách nào để thoát khỏi những làn sóng bùng phát tồi tệ nhất của dịch COVID-19.
"Ban đầu, tôi nghĩ COVID-19 chỉ là một trò đùa. Nhưng nó sự thật. Đại dịch đã khiến rất nhiều người chết", anh Danstan Nsamba, một lái xe taxi ở Uganda, người đã chứng kiến rất nhiều người qua đời vì virus, cho biết.
Nhân viên y tế được tiêm vaccine tại bệnh viện Đại lục Yaba ở Lagos, Nigeria. Ảnh: AP
Tại Zimbabwe, Chipo Dzimba đã bắt tay vào việc tìm kiếm vaccine sau khi chứng kiến những ca tử vong do COVID-19 tại cộng đồng của cô. Dzimba đã đi bộ hàng km đến khắp các bệnh viện gần đó, nhưng các y tá ở đây nói rằng họ còn chưa được tiêm vaccine. Họ khuyên cô đến các bệnh viện lớn của chính phủ, nhưng nó lại ở quá xa.
"Tôi đang có ý định từ bỏ. Tôi không có tiền đi xe buýt", cô Dzimba nói.
Các nhân viên y tế Nam Phi cũng phải đối mặt với nỗi thất vọng tương tự. Vào tháng trước, một số người đã tuyệt vọng chen chúc đến một bãi đỗ xe với hy vọng được tiêm chủng mà bỏ qua các quy định giãn cách xã hội. Nhiều người đã phải quay về mà không được tiêm mũi vaccine nào.
Femada Shamam, người phụ trách một nhóm người cao tuổi tại viện dưỡng lão ở thành phố Durba, Nam Phi, cho biết chỉ khoảng một nửa trong số 1.600 người già yếu mà cô chăm sóc được tiêm chủng. Đã sáu tháng kể từ ngày Anh bắt đầu chiến dịch tiêm chủng đại trà.
"Họ thực sự cảm thấy rất nản lòng và thất vọng", Shamam nói về những cư dân chưa được tiêm phòng tại viện dưỡng lão, những người đang trải qua nỗi lo lắng tột độ vì họ phải ở yên trong cơ sở đã đóng cửa suốt 18 tháng khi dịch bùng phát. 22 cư dân tại đây đã tử vong vì COVID-19.
Mở rộng quan hệ với các tổ chức cho vay, nhóm từ thiện nhằm đẩy mạnh tiêm chủng Nhăm thúc đây chiên dịch tiêm chủng vaccine ngưa COVID-19, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi sẽ mở rộng quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức cho vay và các nhóm từ thiện. Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một nhân viên y tế tại Khartoum, Sudan ngày 9/3/2021. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Phát biêu...