Nậm Păm: Con chữ nảy mầm sau cơn lũ
Trường Tiểu học Nậm Păm (Mường La, Sơn La) – nơi lũ dữ từng đi qua hồi đầu tháng 8/2017, sau bao thiệt hại chẳng thể “cân đo, đong đếm”, nụ cười đã nở trên khuôn mặt của thầy, trò và người dân nơi đây. Những lớp học mới đã được dựng lên, học sinh được học trong điều kiện tốt nhất có thể và tri thức lại được nảy mầm sau bao bộn bề, khó khăn vất vả.
Mỗi ngày đến trường… với biết bao điều mới lạ
Những ngày đầu tháng 3, mưa xuân loang loáng trên đường. Con đường đến Nậm Păm ngập tràn hương sắc của hoa rừng. Học sinh tíu tít đến trường trong tiếng nói cười trong veo.
Cô Trần Thị Thúy – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Păm – hồ hởi chia vui: Mọi thứ đã ổn định, việc dạy và học đã đi vào nề nếp. Chỉ tay về phía các lớp học mới, cô Trần Thị Thúy – cho hay: Lớp học được thiết kế, xây dựng theo kiểu lắp ghép nhưng mà chắc chắn, khang trang và sạch đẹp. Thầy, trò yên tâm dạy và học. Đặc biệt, tỉ lệ học sinh đến trường thường xuyên ổn định 100%, không có tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng. Trường mới, lớp mới nên tinh thần học tập của các em lúc nào cũng hăng say.
Cô Hiệu trưởng Trần Thị Thúy nhớ lại: Mưa lũ kinh hoàng đêm 2 và ngày 3/8/2017 đã khiến Trường Tiểu học Nậm Păm bị xóa sổ hoàn toàn. Trường học đã trở thành dòng suối với đất đá lởm chởm rất nguy hiểm. Trong phút chốc nơi đây đã trở thành vùng đất “3 không”: Không trường, không đường và không điện. Nhìn thấy trường bị phá hủy tan hoang, giáo viên ai cũng xót lòng và chỉ biết ôm mặt khóc.
“Cùng với sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ tích cực của các lực lượng chức năng, chúng tôi khắc phục khó khăn bằng mọi cách để mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui và với biết bao điều mới lạ. Đến trường các em không chỉ được học kiến thức mà còn được quan tâm, chăm sóc như những người con, người em trong gia đình.
Đặc biệt, chúng tôi yêu cầu giáo viên phải đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm tạo hứng thú cho học sinh đến trường. Chẳng hạn như phần liên hệ với thực tế, giáo viên không chỉ dẫn giải, minh chứng từ những câu chuyện thực tiễn của địa phương mà còn mở rộng ra các vùng khác, trong đó có các vùng lân cận và Thủ đô Hà Nội…Vì thế, giáo viên phải đọc nhiều tài liệu, nghiên cứu nhiều sách vở thì bài giảng mới trở nên sinh động và hấp dẫn” – cô Trần Thị Thúy chia sẻ.
Ấm áp tình thầy trò
Video đang HOT
Song điều mà cô Trần Thị Thúy lo ngại nhất sau mỗi mùa Tết đã không xảy ra, đó là: Tình trạng học sinh nghỉ học trước và sau Tết Nguyên đán. Nếu như những năm trước, học sinh người H’Mông thường nghỉ rất sớm để ăn Tết theo phong tục Tết cổ truyền của họ, và việc vận động học sinh trở lại trường thường rất vất vả thì năm nay các em tự giác đến trường đầy đủ và nghỉ ăn Tết theo đúng lịch của nhà trường thông báo.
“Chẳng thế mà, giáo viên ở đây không còn phải đến tận nhà để vận động học sinh trở lại trường sau Tết Nguyên Đán. Nhiều gia đình còn đưa đón con đến trường rất cẩn thận, chu đáo. Điều đó cho thấy, nhận thức về sự học của bà con dân bản đã được nâng lên” – cô Trần Thị Thúy hồ hởi chia vui.
Cũng theo cô Trần Thị Thúy – cho biết: Học sinh dân tộc rất hiếu học, chăm ngoan nhưng cũng rất nhạy cảm. Vì thế, giáo viên phải biết đánh thức tiềm năng của các em. “Chẳng hạn như khi các em nghỉ ăn Tết của người Mông theo truyền thống của địa phương, thay vì cấm cản các em, bắt các em đến trường đi học thì giáo viên có thể đến nhà học sinh để ăn Tết cùng với gia đình các em. Qua đó, không chỉ xây dựng được mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình ngày một tốt hơn mà còn hiểu hơn về hoàn cảnh của các em để có phương pháp giáo dục hợp lý, hiệu quả” – cô Trần Thị Thúy bộc bạch.
Hơn 20 năm trong nghề và gắn bó với sự nghiệp “trồng người” trên vùng đất Nậm Păm này; song điều mà cô Trần Thị Thúy trăn trở nhất đó là: làm sao để học sinh nơi đây bớt khó khăn, thiệt thòi và rút ngắn khoảng cách về giáo dục với miền xuôi.
Sau bao bộn bề, khó khăn vất vả, sự học của xã Nậm Păm đang khởi sắc từng ngày. Với sự quan tâm, chăm lo của ngành Giáo dục và chính quyền địa phương, người dân Nậm Păm tin tưởng, sự học nơi đây sẽ từng bước đi lên và năm học 2017-2018 này, giáo dục của Nậm Păm sẽ đạt được nhiều kết quả đáng tự hào.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai.vn
Cậu bé tóc đóng băng phải nghỉ học sau một tuần chuyển trường
Chỉ sau một tuần học tại trường mới, cậu bé tóc đóng băng ở Trung Quốc phải thôi học vì truyền thông chú ý quá nhiều.
ảnh minh họa
Phú Mãn, cậu bé 8 tuổi ở Vân Nam, Trung Quốc, trở thành tâm điểm của giới truyền thông khi bức ảnh tóc em đóng băng do đi bộ 5 km dưới thời tiết lạnh âm 9 độ C để đến trường làm bài thi.
Tinh thần hiếu học cùng hoàn cảnh đáng thương của nam sinh nghèo lay động hàng triệu trái tim người dân. Họ chung tay góp tiền để em có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Cảm phục trước ý chí ham học hỏi của Phú Mãn, ông Dương, hiệu trưởng trường tư thục Tân Hoa ở thị trấn Chiêu Thông ngỏ lời mời em theo học, đồng thời hứa trợ cấp toàn bộ chi phí học tập.
Trong tháng 2, cậu bé tóc băng trở thành học sinh mới của trường. Đến ngày 6/3, tức chỉ sau một tuần Phú Mãn nhập học, cha em đã bị trường yêu cầu đến đón và trả em về trường cũ.
Bản thân Phú Mãn rất tiếc nuối khi không thể tiếp tục học tại Tân Hoa. Với em, đây quả thực là ngôi trường tuyệt vời khi giáo viên dạy tốt, bạn học không nói chuyện riêng trong lớp mà tập trung việc học.
Vương Phú Mãn được trường Tân Hoa tài trợ toàn bộ chi phí học tập tại đây. Ảnh: AFP.
Trong một tuần ở trường mới, Phú Mãn sống trong ký túc xá, không phải đi bộ hàng km để đến trường như trước đây. Thay vào đó, em tập thể dục buổi sáng cùng bạn học.
"Em cũng được ăn uống tốt hơn. Không như ở nhà, bà nội rất bận, chị gái và em phải tự tìm đồ ăn. Chúng em không biết nấu, chỉ luộc khoai tây để ăn. Tại Tân Hoa, em được ăn nhiều món", nam sinh 8 tuổi trên South China Morning Post.
Quyết định của trường Tân Hoa khiến hai cha con vô cùng thất vọng và khó hiểu. Trong khi đó, Hiệu trưởng Dương cho biết ông tạo điều kiện cho Phú Mãn học miễn phí ở trường vì muốn "làm điều gì đó tốt đẹp".
Tuy nhiên, ông không thể ứng phó nổi với sự quan tâm từ giới truyền thông. Các quan chức cũng cho rằng Vương Phú Mãn là người cần giúp đỡ nên thường xuyên đến trường kiểm tra.
Sự quan tâm quá mức này không chỉ gây áp lực lên bản thân nam sinh 8 tuổi và còn ảnh hưởng tới hoạt động của nhà trường.
Sự chú ý quá mức của truyền thông và chính quyền là lý do trường không thể tiếp tục cho Phú Mãn học tại đây. Ảnh: AFP.
Ban đầu, ông không nghĩ mọi chuyện lại đi quá xa đến vậy. Vương Phú Mãn được Bộ Giáo dục quan tâm, trở thành đối tượng trọng điểm trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo của chính phủ.
Điều này dẫn đến việc từ khi nam sinh đến học tại Tân Hoa, trường nhận hàng loạt yêu cầu thanh tra, kiểm tra từ chính quyền các cấp. Ngoài ra, báo chí cũng không ngừng tiếp cận, phỏng vấn lãnh đạo nhà trường, khiến ông khó lòng đáp ứng được.
"Đây không phải điều tôi mong muốn. Vì thế, tôi đành phải gọi bố Phú Mãn chuyển em về trường cũ", ông Dương giải thích.
Ông hỗ trợ gia đình em 15.000 nhân dân tệ (gần 54 triệu đồng) và hứa sẽ sẵn lòng giúp đỡ nếu họ gặp khó khăn trong tương lai.
Theo Zing
Gần 200 học sinh Thừa Thiên Huế không quay lại trường sau Tết Huyện Phú Vang và Phú Lộc có nhiều học sinh bỏ học nhất, đa số theo người thân đi làm ăn xa. Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn bỏ học sau Tết. Ảnh: Võ Thạnh. Các trường học ở Thừa Thiên Huế bắt đầu giảng dạy bình thường vào mùng 6 Tết (21/2). Tuy nhiên, đến nay đã hơn hai tuần...