Năm nay giáo viên được nghỉ hè bao lâu?
Hằng năm thầy cô giáo được nghỉ hai tháng hè (từ 1/6 – 31/7), nhưng năm học này do dịch bệnh Covid-19 nên khung thời gian năm học 2019 – 2020 được Bộ GD-ĐT điều chỉnh.
Theo khung thời gian năm học 2019 – 2020 được Bộ GD-ĐT điều chỉnh (lần hai), học kỳ 2 kết thúc trước 11/7 và năm học là 15/7. Theo đó, thời gian nghỉ hè của thầy cô cũng sẽ bắt đầu từ 15/7, chưa kể thời gian thầy cô phải làm nhiệm vụ coi thi, chấm thi tốt nghiệp THPT diễn ra vào ngày 9 và 10/8/2020.
Nếu thời gian nghỉ hè của thầy cô được tính bắt đầu từ 15 – 31/7, thì thầy cô được nghỉ đúng hai tuần. Những năm học trước, đến ngày 1/8, tất cả thầy cô từ cấp học mầm non đến THPT đều phải đến trường công tác trở lại để tổ chức thực hiện nhiệm vụ ôn tập cho học sinh, coi thi – xét lên lớp, biên chế lớp học, học nghiệp vụ, chính trị hè… Năm học 2020 – 2021 này, thầy cô giáo cấp tiểu học còn có thêm nhiệm vụ mới là tập huấn, bồi dưỡng dạy theo bộ sách giáo khoa mới đối với lớp 1 đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt, các địa phương đã chọn xong bộ sách để dạy.
Ảnh minh họa.
Trong khi đó, Bộ GD-ĐT dự kiến ngày tựu trường năm học mới 2020 – 2021 sớm nhất sẽ là 1/9, để đảm bảo ưu tiên dành thời gian cho học sinh nghỉ hè nhưng Bộ chưa nói đến thời gian nghỉ của thầy cô.
Video đang HOT
Hằng năm, các sở GD-ĐT đều có khung thời gian năm học riêng của từng địa phương để các trường xây dựng kế hoạch cho năm học mới phù hợp điều kiện thời tiết, đặc thù từng vùng miền khác nhau…; nhưng các sở GD-ĐT cũng dựa trên khung thời gian năm học chung của Bộ để xây dựng kế hoạch. Vì vậy, rất cần Bộ GD ĐT sớm ban hành khung thời gian năm học 2020 – 2021.
Nhiều thầy cô nhất trí với dự kiến của Bộ GD-ĐT cho học sinh tựu trường vào ngày 1/9, khai giảng 5/9 để học sinh có thời gian nghỉ hè. Còn riêng thầy cô nên “tựu trường” vào ngày 15/8 là phù hợp (thay vì 1/8 như trước). Như vậy, thầy cô nghỉ hè được 1 tháng (từ 15/7 – 15/8).
Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng thầy cô đã được nghỉ 3 tháng do dịch bệnh Covid-19 (từ 3/2 – 3/5), vẫn có lương nên không nghỉ hè nữa. Giáo viên với đặc thù của nghề dạy học là được nghỉ theo học sinh, vì học sinh không đến trường nên giáo viên phải nghỉ. Nhưng 3 tháng nghỉ dịch bệnh “học sinh nghỉ đến trường mà không dừng việc học”. Theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, tất cả thầy cô phải dạy học trực tuyến cho học sinh, địa phương vùng miền nào không có điều kiện dạy học trực tuyến…, thầy cô phải soạn bài học, bài tập đem đến giao cho học sinh thực hiện. Như vậy, trên thực tế giáo viên vẫn dạy và làm nhiệm vụ được phân công bình thường, không được nghỉ.
Vì vậy, do đặc thù năm nay, cần thiết để cho giáo viên được nghỉ hè ít nhất 1 tháng.
Tích cực hỗ trợ giáo viên dạy sách mới
Thời điểm này, cùng với các địa phương trên cả nước, các trường học trên địa bàn Hà Nội đã hoàn thành việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 để áp dụng từ năm học mới 2020-2021.
Đây là năm học đầu tiên cả nước thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tích cực chuẩn bị cơ sở vật chất, hỗ trợ giáo viên tối đa trong công tác tập huấn phương pháp giảng dạy là chủ trương của ngành Giáo dục, các nhà xuất bản, nhằm giúp học sinh có điều kiện học tập tốt nhất.
Giáo viên dự giờ tiết học minh họa trong sách giáo khoa lớp 1 mới tại Trường Tiểu học Đông Thái (quận Tây Hồ). Ảnh: Đỗ Tâm
Rà soát điều kiện triển khai
Hà Nội hiện có 772 trường tiểu học và trường phổ thông có cấp tiểu học. Đây là lần đầu tiên các nhà trường, đặc biệt là đội ngũ giáo viên được giao quyền tự chủ trong lựa chọn sách giáo khoa lớp 1. Đến nay, 100% trường đã hoàn thành việc chọn sách với sự thống nhất cao, trong đó phần lớn thành viên của hội đồng lựa chọn sách là giáo viên và phụ huynh học sinh.
Nếu như thời điểm này các năm học trước, học sinh đã được nghỉ hè, thì năm học 2019-2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên đến ngày 14-7-2020, các trường học trên địa bàn Hà Nội mới kết thúc năm học. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mỹ Đức Đặng Văn Viện chia sẻ, dù còn hạn chế về cơ sở vật chất, song huyện Mỹ Đức luôn ưu tiên cho học sinh lớp 1. Năm nay, thời gian nghỉ hè của học sinh muộn hơn, giáo viên có ít thời gian hơn để chuẩn bị các công việc đón năm học mới 2020-2021. Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thành kế hoạch thời gian năm học đúng tiến độ, các đơn vị đã chủ động rà soát điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, đáp ứng tốt việc dạy sách giáo khoa mới.
Trong khi đó, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy Phạm Ngọc Anh cho biết, tất cả 21 trường tiểu học trên địa bàn quận đã hoàn thành việc chọn sách giáo khoa lớp 1 và đang mua sắm đồ dùng phục vụ việc học tập của học sinh. Các nhà trường phải mua đúng chủng loại theo danh mục thiết bị dạy học tối thiểu lớp 1 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; lưu ý trang bị đủ những đồ dùng mới, như thiết bị dạy học của hoạt động giáo dục trải nghiệm, dụng cụ thể thao tự chọn...
Hoàn thành tập huấn giáo viên trong tháng 7
Bên cạnh việc mua sắm thiết bị, công tác tập huấn cho đội ngũ giáo viên dạy lớp 1 năm học mới 2020-2021 đang được các đơn vị khẩn trương triển khai để hoàn thành trong tháng 7-2020, giúp giáo viên được tiếp cận nhiều nhất với sách giáo khoa mới.
Đáng chú ý, ngày 19-6 vừa qua, tất cả giáo viên dạy lớp 1 của 15 trường tiểu học trên địa bàn quận Tây Hồ đã dự giờ hai tiết học minh họa trong sách giáo khoa lớp 1 mới. Từ nay đến cuối tháng 7-2020, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tây Hồ sẽ phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức tập huấn cho giáo viên và tổ chức dạy mẫu tất cả môn học, để mọi giáo viên đều tự tin trước khi bước vào năm học mới. Cô giáo Phan Thiên Hương, Trường Tiểu học Đông Thái (quận Tây Hồ) chia sẻ: "Tiết dạy minh họa là cơ sở giúp giáo viên hình dung toàn bộ các hoạt động trong giờ dạy, nhận định về phương pháp, từ đó cùng thảo luận, tìm ra phương pháp dạy học tốt và phù hợp nhất với học sinh của trường mình".
Năm học mới 2020-2021, huyện Phúc Thọ có 25 trường tiểu học và dự kiến có 3.400 học sinh lớp 1. Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phúc Thọ Kiều Trọng Sỹ thông tin, phòng đã tham mưu cho UBND huyện ban hành kế hoạch triển khai chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn với 6 giai đoạn, tương ứng với lộ trình thay sách từ nay đến năm 2025. Phòng cũng đang phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức tập huấn cho giáo viên, bảo đảm 100% giáo viên dạy lớp 1 được hỗ trợ tối đa về chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ trước khi thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
Là một trong 3 đơn vị xuất bản sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông, Phó Tổng Biên tập Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam Nguyễn Văn Tùng cho biết, đơn vị đã xây dựng kế hoạch chi tiết, chuẩn bị đầy đủ nguồn nhân lực và cơ sở vật chất, bảo đảm 100% giáo viên ở các địa phương được tập huấn thường xuyên, liên tục. Nhằm hỗ trợ tối đa cho giáo viên, nhà xuất bản tổ chức tập huấn theo 3 phương thức: Trực tiếp, qua mạng và cấp tài khoản để giáo viên tải miễn phí phiên bản sách giáo khoa điện tử, bài giảng tập huấn, hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học...
Còn theo Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến, Sở đang khẩn trương triển khai công tác tổ chức tập huấn cho giáo viên theo đúng tiến độ; chỉ đạo các nhà trường ưu tiên chuẩn bị những điều kiện thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; phối hợp với nhà xuất bản tập huấn cho giáo viên của tất cả các môn, bảo đảm 100% giáo viên dạy lớp 1 năm học mới 2020-2021 đáp ứng tốt yêu cầu về giảng dạy sách giáo khoa mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục từ lớp 1, tạo nền tảng vững chắc khi học tiếp ở các lớp sau.
Sử dụng SGK tại Long An: Tôn trọng lựa chọn của giáo viên Các trường tiểu học ở Long An bắt đầu xây dựng kế hoạch tập huấn và làm việc với nhà xuất bản có sách được giáo viên lựa chọn để cung ứng. Giáo viên tiểu học tỉnh Long An tìm hiểu SGK lớp 1. Ảnh: N. Thạch Mỗi trường có lựa chọn khác nhau nhưng việc được dạy trên bộ sách do mình...