Nấm mốc, mối hiểm họa với sức khỏe
Nói đến ngộ độc thực phẩm và bệnh lây truyền qua thực phẩm, người ta thường chỉ nghĩ đến các chất độc có trong thực phẩm và vai trò của các vi khuẩn gây bệnh, ít đề cập đến các nấm mốc và độc tố của chúng.
Sự thực các bệnh do độc tố nấm gây ra không nhỏ. Hiện nay khoa học đã chứng minh nếu chúng ta ăn phải những thức ăn nhiễm nấm mốc cũng có thể mắc bệnh nguy hiểm. Bệnh có thể xẩy ra ở dạng ngộ độc cấp tính, nhưng phần lớn là ngộ độc mạn tính do cơ thể tích lũy dần những lượng nhỏ độc tố nấm.
Hiện có khoảng gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, tuy khác nhau nhưng ít nhiều đều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Các độc tố nấm đều độc, mức độ độc của các chúng cũng khác nhau, vì vậy khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây bệnh không giống nhau. Với những loại ít độc hoặc một liều lượng nhỏ độc tố nấm chỉ gây ngộ độc nhẹ, người bệnh bị nôn mửa, tiểu chảy, choáng váng… những độc tố vi nấm tích lũy dần trong cơ thể lâu dần dẫn đến bệnh hiểm nghèo nguy hiểm.
Nấm mốc từ các loại hạt có dầu như lạc, đậu nành, hạt điều, hạt hướng dương… thậm chí, nó có ở các loại lượng thực như gạo, ngô, sắn… và ở các loại thức ăn gia súc. Trong các loại lương thực, thực phẩm bị nhiễm nấm mốc, thì các loại hạt bị mốc được quan tâm nhiều nhất. Một trong các độc tố vi nấm nguy hiểm là Alfatoxin do nấm Aspergillus flavus và Aspergllus parasiticus sản sinh ra trong gạo, ngô, đậu, lạc… ẩm mốc. Ngoài tác hại gây độc cấp tính, nó còn tích lũy dần dần trong cơ thể và sẽ là nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Độc tố Aflatoxin rất khó bị phân hủy bởi nhiệt độ cao hay hóa chất, không những thế nó còn có thể tích lũy trong cơ thể người và động vật. Người ta đã thấy lạc rang ở nhiệt độ 1.500C, các bào tử nấm đều bị diệt nhưng độc tố của chúng không bị phá hủy hoàn toàn, vì vậy ăn vào vẫn nguy hiểm. Một số người có thói quen tiếc rẻ những thực phẩm bị chớm mốc, vẫn dùng làm thức ăn hãy coi chừng.
An toàn thực phẩm luôn bị tác động bởi yếu tố môi trường, chế biến, bảo quản, lưu thông, phân phối và sử dụng. Do vậy, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm cần có sự phối hợp liên ngành, thực hiện toàn diện, xuyên suốt theo “chuỗi cung cấp thực phẩm” đồng thời áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến trong sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, kinh doanh và sử dụng thực phẩm. Bảo đảm an toàn thực phẩm, giữ gìn sức khỏe, để phòng ngộ độc thực phẩm cho bản thân và gia đình là trách nhiệm của mỗi chúng ta. Người tiêu dùng cần thực hiện những lời khuyên đảm bảo an toàn thực phẩm và dinh dưỡng hợp lý.
Khi hình dạng, màu sắc, mùi vị của thực phẩm bị biến dạng (so với đặc trưng của thực phẩm), hoặc nghi ngờ thực phẩm không đảm bảo an toàn thì dù có phải tiêu hủy nó đi vẫn còn ít tốn kém hơn là phải chịu các chi phí khắc phục hậu quả do chính nó gây nên.
Để ngăn ngừa tình trạng ngộ độc do ăn phải độc tố của vi nấm, cần áp dụng các biện pháp như không mua và sử dụng các loại lương thực, thực phẩm đã bị mốc. Không được đãi, rửa các lương thực, thực phẩm đã bị mốc để sử dụng trở lại vì độc tố sẽ còn lại bên trong.
Khi sử dụng thực phẩm có biểu hiện của nhiễm độc, ngộ độc thức ăn hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thì nhất thiết phải đình chỉ việc sử dụng thức ăn đó và giữ toàn bộ thức ăn thừa, chất nôn, phân, nước tiểu… để gửi đi xét nghiệm, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất để điều tra xác minh và kịp thời tổ chức cấp cứu người ngộ độc.
Xử trí cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết chất đã ăn vào, ngăn cản sự hấp thu của ruột với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Video đang HOT
Chăm sóc tại nhà cho trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
Nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật gây bệnh hoặc độc tố của chúng.
Cần làm gì khi nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn?
Nhiễm khuẩn, nhiễm độc ăn uống là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hóa. Bệnh thường khởi phát đột ngột sau khi ăn phải thức ăn đã bị ô nhiễm bởi vi sinh vật, vi khuẩn trong quá trình bảo quản, chế biến. Đây là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng gây nên tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
Thức ăn bị nhiễm vi khuẩn hay độc tố trong đồ ăn là nguyên nhân chính gây bệnh, gây hại cho trẻ. Có nhiều loại vi khuẩn gây nên tình trạng này như độc tố có tụ cầu vàng, E. Coli, phẩy khuẩn tả, Salmonela, Rotavirus... Thời tiết chuyển mùa, hệ miễn dịch của trẻ còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện nên dễ mắc bệnh qua đường tiêu hoá.
Vì vậy, các bậc cha mẹ nên biết các dấu hiệu, biểu hiện, cũng như cách chăm sóc ăn uống đúng cách và các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc cho trẻ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
Trên thực tế, nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn chủ yếu lây truyền qua đường ăn uống bởi thực phẩm và nước nhiễm bẩn. Nguy cơ thường gặp ở trẻ có cơ địa nhỏ bé, trẻ suy dinh dưỡng, trẻ mắc bệnh nền suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, do mưa lũ ăn uống thiếu vệ sinh, trong đó hay gặp nhất là ăn thức ăn chưa được nấu chín, hâm lại nhiều lần, điều kiện vệ sinh kém.
Bởi vậy, khi bị ngộ độc thức ăn trẻ thường có một số dấu hiệu như:
- Trẻ buồn nôn: Sau khi ăn thức ăn nhiễm khuẩn, nhiễm độc trẻ có thể buồn nôn, nôn ngay sau vài phút, vài giờ hoặc lâu hơn.
- Trẻ bị đau bụng, đại tiện nhiều lần: Trẻ đại tiện nhiều lần dạng lỏng nước, có thể có lẫn máu.
- Trẻ sốt: Một số trường hợp trẻ ngộ độc có thể có sốt cao, nhiệt độ trên 38 độ C. Các triệu chứng thường xuất hiện sau khi ăn thức ăn bị nhiễm độc từ 1 giờ tới 3 ngày. Trẻ có thể nôn liên tục hoặc vài lần trong ngày. Bên cạnh đó, còn đau bụng dữ dội, đau quặn từng cơn, sau đó đi ngoài tiêu chảy. Triệu chứng đau quặn xảy ra trước lúc đi ngoài. Tùy vào tác nhân gây ngộ độc mà dấu hiệu nôn trớ nổi bật hay đi ngoài nhiều hơn.
Trẻ bị nôn nhiều và đau bụng nếu nguyên nhân do độc tố gây nên. Nếu nguyên nhân do vi khuẩn, triệu chứng tiêu chảy đi ngoài sẽ nổi bật hơn. Tình trạng này sẽ khiến trẻ bị rối loạn mất nước và điện giải. Khi bị sốt và đi ngoài phân nhày máu là dấu hiệu nhiễm khuẩn, gây nên tổn thương ruột.
Nhiễm trùng nhiễm độc thực phẩm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây theo đường tiêu hoá. Ảnh minh hoạ
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
Khi thấy trẻ có biểu hiện sốt, tiêu lỏng nhiều lần, cha mẹ thường lo lắng và mua thuốc cho con uống ngay, nhiều người còn cho trẻ uống kháng sinh, điều này là vô cùng sai lầm. Các nhà nghiên cứu cho rằng, việc điều trị kháng sinh ở thể này là không cần thiết, vì không làm rút ngắn thời gian bị bệnh mà còn làm tăng thời gian mang trùng ở thời kỳ lại sức. Việc xử lý chủ yếu là bù nước và điện giải là vấn đề quan trọng nhất, đặc biệt nếu tiêu chảy cấp xảy ra ở trẻ. Vì trẻ em thể trọng cơ thể nhỏ, khi tiêu chảy bị mất nước và điện giải sẽ nhanh chóng gây giảm khối lượng tuần hoàn và rối loạn nước điện giải, đi vào trụy mạch.
Xử trí tại nhà, cần bù nước bằng dung dịch Oresol theo đúng hướng dẫn sử dụng, không được chia nhỏ gói Oresol để pha làm nhiều lần. Nếu không có Oresol, có thể pha nước gạo rang với muối ăn. Thường bù từ 1 - 2 lít/ngày. Dung dịch bù nước đã pha nếu quá 12 giờ không uống hết phải bỏ đi. Lưu ý không được tự ý dùng thuốc làm giảm nhu động ruột.
Nếu trẻ tiêu lỏng quá nhiều và bị sốt, có thể cần dùng đến thuốc hạ sốt, an thần, chống tiêu lỏng hoặc ở những thể nặng có thể dùng kháng sinh. Tuy nhiên, liều lượng, loại thuốc cần theo chỉ định của các bác sĩ tiêu hóa. Ngoài ra, cần lưu ý khi chăm sóc tại nhà cho trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm độc ăn uống.
Với trẻ bị ngộ độc thức ăn, nếu chăm sóc đúng cách sẽ giúp tình trạng bệnh của trẻ nhanh giảm và sức khỏe nhanh bình phục trở lại, cụ thể:
- Cha mẹ cần đặt trẻ nằm, đầu nghiêng sang một bên để tránh tình trạng hít sặc. Bù nước và chất điện giải bị mất do nôn trớ.
- Cần thay đổi chế độ ăn cho trẻ giúp trẻ phục hồi nhanh hơn. Nếu trẻ còn bú mẹ thì cho bú ít nhưng chia làm nhiều lần, mỗi lần cách nhau tầm 30 phút đến 1 giờ.
Nếu trẻ lớn hơn cho ăn cháo, uống nước bù điện giải Oresol. Tình trạng nôn trớ vẫn xảy ra thì phải tạm ngưng ăn trong 1 giờ, sau đó cho ăn lại với lượng ăn ít hơn, từng ngụm hoặc từng thìa. Khi trẻ ổn định cho ăn trở lại bình thường nếu trẻ không nôn trớ nữa. Thức ăn thường dễ tiêu hóa là cháo, cơm mềm, bánh mì, súp nghiền...
- Cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên, dịch nôn trớ, phân và nước tiểu của trẻ. Nếu có dấu hiệu nặng như nôn nhiều, chất nôn có máu hoặc ngả xanh, không uống hoặc bỏ bú, mệt, sốt cao, phân có máu... cần đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Cần tạo thói quen cho trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh để phòng nhiễm trùng nhiễm độc. Ảnh minh hoạ
Lời khuyên thầy thuốc
Để phòng nhiễm trùng, nhiễm độc ăn uống ở trẻ, cha mẹ cần lưu ý cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, đặc biệt trong vấn đề ăn uống, giữ gìn vệ sinh thực phẩm.
Cần lựa chọn thức ăn đã được nấu chín, bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ trong tủ lạnh, không để ở nhiệt độ phòng quá 2 giờ, tránh vi khuẩn xâm nhập vào nhiều. Hâm kỹ lại thức ăn trước khi ăn.
Trong bảo quản thức ăn cần chú ý hạn sử dụng của thức ăn, không để lẫn thức ăn sống và thức ăn chín. Nếu chế biến thức ăn, đối với rau củ quả cần rửa sạch và ngâm nước muối. Không dùng thức ăn đông lạnh, thực phẩm ôi thiu.
Không cho trẻ ăn thức ăn hay uống những chất lạ, tránh những trường hợp ngộ độc xảy ra. Giữ vệ sinh trong ăn uống bằng cách ăn chín, uống sôi.
Ngoài ra, cha mẹ cần tạo cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh... để phòng bệnh. Môi trường sống của trẻ cần thông thoáng, sạch sẽ, vệ sinh đồ chơi cho trẻ.
Đau họng có nguy hiểm không? Đau họng là một biểu hiện thường gặp trong rất nhiều bệnh, tuy nhiên cũng chính vì vậy nhiều người chủ quan dẫn đến phải vào viện trong tình trạng cấp cứu vì những biến chứng của viêm họng. Diễn biến đau họng Đau họng do nhiều nguyên nhân nhưng thường gặp do những viêm nhiễm tại họng gây ra bởi vi khuẩn,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nâng cao nhận thức về rủi ro của rượu để người tiêu dùng tự ra quyết định đúng đắn

Một số bệnh dễ mắc khi thời tiết nồm ẩm

Ứng dụng khoa học và công nghệ trong nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo

Thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe mắt

Điểm sáng trong cấp cứu, điều trị các ca bệnh nặng ở tuyến huyện

Thêm 1 người ở huyện Long Thành bị chó dại cắn

Lý do nên ăn lê mỗi ngày để giảm cân và tăng cường miễn dịch

Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc bác đề nghị của ông Yoon, tiến hành phiên điều trần đúng lịch

Huế tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh Cúm gia cầm

Người cao tuổi, bệnh mạn tính có nên tiêm vắc xin cúm?

Cô gái phát hiện giun trong não, thủ phạm là món cá quen thuộc

3 thực phẩm yêu thích của cụ bà vẫn đạp xe khi 100 tuổi
Có thể bạn quan tâm

Ai Cập phát hiện mộ pharaoh đầu tiên sau hơn 100 năm
Lạ vui
22:01:30 20/02/2025
Đoạn video đập tan tin đồn "nghỉ chơi" giữa Trấn Thành và 1 nam ca sĩ
Nhạc việt
22:00:15 20/02/2025
Dùng axit để giải quyết tình tay ba, 9 người vào vòng lao lý
Pháp luật
21:56:50 20/02/2025
Thêm tranh cãi outfit cũng không cứu nổi MV mới nhất của Lisa
Nhạc quốc tế
21:56:41 20/02/2025
Iran lần đầu thừa nhận thiệt hại với hệ thống phòng không do Israel gây ra
Thế giới
21:54:13 20/02/2025
Trường Giang lộ mặt mộc, khác thế nào so với ảnh photoshop đang được tung hô?
Sao việt
21:47:29 20/02/2025
Bắt gặp "tiểu tam đáng ghét nhất Kbiz" bụng bầu khệ nệ, cùng người tình U70 đi dự sự kiện khủng
Sao châu á
21:44:25 20/02/2025
"Mỹ nhân đầu trọc" công khai phẫu thuật thẩm mỹ: Diện mạo giờ khác cỡ nào?
Netizen
21:43:27 20/02/2025
Đẳng cấp Kylian Mbappe
Sao thể thao
21:34:19 20/02/2025
Quần tất và váy ngắn, cặp đôi phong cách đang 'phủ sóng' đường phố
Thời trang
20:38:16 20/02/2025