Nam lập trình viên nổi tiếng nhờ mặc đẹp
Trong công việc của Rainier Jonn, cách ăn mặc không được coi trọng. Bởi vậy, anh đã chia sẻ công thức phối đồ để thay đổi tư duy của lập trình viên.
Xuất phát điểm là lập trình viên, Rainier Jonn trở nên nổi tiếng khi chia sẻ công thức phối đồ công sở cho nam giới.
Trả lời phỏng vấn, Rainier Jonn cho biết anh làm việc trong môi trường không coi trọng phong cách ăn mặc. Đồng nghiệp của anh thường xuyên gắn bó với áo phông hoặc sơ mi kẻ sọc. Điều này trở thành động lực để nam lập trình viên chia sẻ cách phối đồ lên mạng xã hội.
Tuy nhiên, anh không hề lộ mặt trong các tấm hình. Nội dung chủ yếu Rainier Jonn đăng tải là phần ngực. Cây bút của Sina nhận định đây là “tam giác vàng” của nam giới.
Phối đồ theophong cách Ivy
Đối với lập trình viên hoặc nhân viên công sở, ăn diện quá trang trọng có thể tạo cảm giác lạc lõng. Bởi vậy, các công thức phối đồ của Rainier Jonn mang nét giản dị nhưng không kém phần sành điệu. Nhiều bộ đồ của Rainier Jonn được lấy cảm hứng từ phong cách Ivy.
Các bộ đồ theo phong cách Ivy tạo cảm giác thanh lịch khi sử dụng trang phục có họa tiết kẻ sọc. Ảnh: @thedressedchest .
Phong cách Ivy lấy tên từ Ivy League, được thành lập bởi 8 trường đại học hàng đầu tại Mỹ. Sinh viên của trường đa phần đến từ tầng lớp thượng lưu. Gu ăn mặc của họ được đánh giá cao với nét thanh lịch, tinh tế.
Theo thời gian, phong cách này bị ảnh hưởng bởi môi trường và dần mang nét đơn giản, nhàn hạ. Điều này khiến việc phối đồ theo phong cách Ivy trở nên phổ biến.
Một số thiết kế điển hình của những người theo đuổi phong cách Ivy là mắt kính, áo blazer và quần kaki. Bên cạnh đó, các bộ đồ không thể thiếu sự hiện diện của giày lười – món đồ từng đại diện cho sự nổi loạn trong thời trang nam.
Người hâm mộ thường xuyên bắt gặp các bộ đồ theo phong cách Ivy từ trang cá nhân của Rainier Jonn. Nam lập trình viên có xu hướng phối áo blazer kẻ sọc cùng sơ mi. Bên cạnh đó, anh tận dụng thêm các thiết kế như áo len hoặc cà vạt có họa tiết nổi bật.
Nhìn chung, khi phối đồ theo phong cách này, Rainier Jonn chuộng trang phục phom dáng cổ điển, tông màu tối.
Video đang HOT
Trang phục công sở
Những bộ suit là yếu tố không thể thiếu khi Rainier phối đồ công sở. Nam lập trình viên chuộng Sack Jacket (áo vest dáng suông). Về phom dáng, phần eo được nới lỏng, thuận lợi cho việc vận động.
Đồng thời, thiết kế cầu vai không quá sắc cạnh. Sack Jacket thường được làm bằng vải tweed hoặc len lông cừu. Màu sắc chủ đạo của dáng áo này là xám hoặc xanh, giúp thiết kế dễ phối cùng đa dạng trang phục.
Các bộ đồ công sở của Rainier Jonn đề cao sự giản dị nhưng tinh tế. Ảnh: @thedressedchest .
Bên cạnh đó, phom dáng của Sack Jacket tạo cảm giác không quá trang trọng. Tông xám là lựa chọn an toàn khi phối đồ công sở. Bạn nên kết hợp gam màu này cùng các thiết kế có họa tiết nhẹ nhàng.
Khi phối đồ với áo khoác gam xanh, Rainier Jonn chọn sơ mi sáng màu. Công thức này tạo nên những bộ đồ trẻ trung, không hề lỗi mốt. Trong những năm gần đây, kẻ sọc trở nên phổ biến. Một số tông màu kẻ sọc dễ phối đồ cho nam giới được Rainier Jonn ưu ái như xanh lam, xám hoặc nâu.
Tận dụng sơ mi denim giúp trang phục của nam giới thêm phần trẻ trung. Bạn có thể mạnh dạn sử dụng đến các gam màu tương phản.
Trang phục thường ngày
Khi không diện đồ công sở, Rainier Jonn sử dụng trang phục dệt kim, len hoặc denim. Anh chú tâm đến những thiết kế có màu sắc tươi sáng. Bên cạnh đó, nam lập trình viên ưu tiên họa tiết sống động.
Rainier Jonn đánh giá cao các mẫu áo ôm dáng. Áo khoác denim trở thành yếu tố giúp tổng thể trang phục nhìn cổ điển nhưng vẫn trẻ trung.
Bên cạnh đó, cà vạt nhiều màu, có họa tiết hoa là phụ kiện yêu thích của nam lập trình viên. Khi phối đồ với cà vạt nổi bật, anh thường tiết chế màu sắc trang phục để tạo tổng thể hài hòa.
Áo khoác là điểm nhấn của Rainier Jonn khi phối trang phục thường ngày. Ảnh: @thedressedchest .
Xây dựng thương hiệu thời trang từ chai nhựa, lon Coca-Cola
"Thời điểm tôi khởi nghiệp, mọi người vẫn chưa tiếp nhận ý tưởng 'tái sinh' rác thải thành quần áo", nhà thiết kế trẻ gốc Á nói.
Lớn lên ở Vũ Hán (thủ đô tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc), nơi bao phủ bởi đồi núi, Huang Ningning luôn mơ ước được nhìn thấy biển. Và lần đầu trải nghiệm lặn biển tại Philippines đã khiến cô bị "mê hoặc".
"Thế giới bên ngoài luôn ồn ào, nhưng biển cả cho tôi cảm giác bình yên hoàn toàn". Huang, 32 tuổi, chia sẻ. Tình yêu biển trong cô lớn dần, đến mức khi tình cờ trông thấy những bức ảnh cảnh báo thực trạng ô nhiễm nguồn nước của nghệ sĩ người Canada Benjamin Von Wong - mô tả viễn cảnh đại dương ngập tràn chai nhựa - Huang dần nảy sinh thôi thúc nghiêm túc về bảo vệ môi trường.
Nghe đến tiềm năng sản xuất hàng may mặc từ chai nhựa tái chế, nhà thiết kế trẻ không chỉ nhận ra một giải pháp thiết thực cho vấn nạn ô nhiễm, mà còn nhìn thấy cả cơ hội kinh doanh. "Công nghệ tái chế đã tiến bộ vượt trội", Huang nói, "Nhưng thời điểm tôi khởi nghiệp, mọi người xung quanh tôi vẫn chưa tiếp nhận ý tưởng 'tái sinh' rác thải thành quần áo. Điều tôi muốn làm là thay đổi tư duy này".
Áo, áo khoác và túi với phong cách thể thao trẻ trung của HowBottle làm hoàn toàn từ vật liệu nhựa tái chế. (Ảnh: TwGreatDaily)
Huang thuộc thế hệ những nhà thiết kể đương đại có chung định hướng tạo lập tương lai "bền vững hóa" của ngành thời trang - vốn thuộc nhóm ngành công nghiệp gây ô nhiễm hàng đầu thế giới, sản sinh lượng khổng lồ chất thải nhựa, khí carbon dioxide và hóa chất độc hại mỗi năm.
Tốt nghiệp chuyên ngành báo chí, nhưng Huang lại "bén duyên" với địa hạt kinh doanh. Cô có 5 năm làm việc cho Taobao - ứng dụng bán hàng trực tuyến nổi tiếng của Trung Quốc.
Muốn tìm hướng phát triển mới, Huang từ chức, dành 6 tháng du lịch trải nghiệm đến Nam Mỹ. Trở về quê nhà, cô đăng ký tham gia BottleDream - một chiến dịch cộng đồng độc đáo, kêu gọi người trẻ đưa ra ý tưởng phá cách để đổi mới xã hội. Đây chính là động lực khiến Huang thành lập HowBottle , thương hiệu thời trang với vật liệu may mặc chính làm từ chai nhựa tái chế.
Thiết kế túi không gian HowBottle hợp tác thực hiện cùng Cơ quan Không gian quốc gia Trung Quốc. (Ảnh: HowBottle)
Công nghệ biến phế liệu nhựa thành sợi vải tổng hợp đã có từ lâu, tuy nhiên với Huang, cô theo đuổi phong cách "bền vững hóa" song hành cùng lối tạo mẫu hiện đại, chứa đựng thông điệp xã hội ý nghĩa.
Bộ sưu tập áo khoác trẻ trung có tên I care (Tôi quan tâm) được làm bằng lượng vải tái chế từ 13 chai nhựa cũ. Một mẫu túi xách tiện ích, là dự án hợp tác cùng hãng Coca-Cola, sử dụng vật liệu gồm khoảng 24 vỏ chai nhựa và vải lều bị bỏ lại sau những chương trình cứu hộ động đất trong khu vực. Một thiết kế túi tái chế đa năng khác, làm từ gần 30 vỏ chai nhựa, túi ni lông và những mảnh vụn của một tên lửa cũ, do HowBottle cộng tác sản xuất cùng Cơ quan Không gian quốc gia Trung Quốc.
(Ảnh: Taobao)
(Ảnh: Sohu)
Dẫu vậy, vẫn tồn tại một số ý kiến chỉ trích chiến lược trên, khi không ít câu hỏi quan trọng về môi trường còn bị bỏ ngỏ: guồn cung phế liệu liệu có thể được dùng triệt để? Làm cách nào để giặt giũ an toàn quần áo tái chế từ nhựa, tránh thải ra môi trường hạt vi nhựa (gây hại cho nguồn nước lẫn sức khỏe con người) bám trong chúng? Trong tương lai, quần áo tái chế được tiêu hủy ra sao?
"Về tổng thể, những dự án thời trang tái chế nên được nhìn nhận như 'phương tiện' giúp xây dựng ý thức cộng đồng tốt hơn trước vấn nạn rác thải nhựa ảnh hưởng đến nguồn nước tự nhiên. Nhưng chúng ta không thể xem đây là bước tiến hoàn chỉnh trên tiến trình bảo vệ môi trường", đại diện tổ chức Hòa Bình Xanh nhận định trong báo cáo điều tra "Fashion at the Crossroads" - khảo sát thực trạng ô nhiễm toàn cầu gây nên bởi ngành công nghiệp thời trang.
Huang cho biết, kế hoạch sắp tới của HowBottle là ra mắt chuỗi đại lý bán lẻ chính thức, mở rộng thêm mặt hàng thời trang gồm giày dép và dù làm từ vật liệu tái chế. (Ảnh: BrandStar)
Huang thừa nhận, nguồn cung vật liệu nhựa tái chế cho HowBottle vẫn tiềm ẩn nguy cơ kéo theo một lượng rác thải tàn dư. Thế nhưng nhà thiết kế trẻ tin rằng, nỗ lực dẫu chưa hoàn thiện, vẫn hơn là không làm gì cả.
Theo số liệu ghi nhận từ HowBottle, 10.000 chiếc áo và túi hãng bán ra trong vòng 2,5 năm trở lại đây được làm từ khoảng 750.000 vỏ chai và đa dạng loại phế liệu nhựa khác. Nếu sử dụng nguyên vật liệu dệt may thông thường, lượng sản phẩm nói trên có thể tiêu tốn gần 300.000 tấn dầu hỏa, thải ra môi trường lượng khí CO2 khổng lồ.
"Trong quá khứ, vỏ chai nhựa chứa nước thường nhanh chóng bị vứt đi chỉ sau một lần sử dụng, nhưng nếu được tái chế thành quần áo, chúng có thể được tận dụng thêm ít nhất 5 năm nữa", Huang chia sẻ. "Dẫu đây chưa phải giải pháp hoàn hảo, nhưng ít nhất nó là giải pháp thiết thực lúc này".
Tín đồ thời trang không sợ "tối cổ" khi ngồi nhà vẫn có thể xem Paris Fashion Week Tuần lễ thời trang với chuỗi sự kiện nổi bật nhất Paris Fashion Week đang quay trở lại với những thay đổi mới nhằm giúp những ai yêu mến thời trang có những trải nghiệm thú vị ngay tại nhà. Theo đó, Tuần lễ thời trang Paris (Paris Fashion Week) sẽ được tổ chức từ ngày 1/3 đến 10/3, hoàn toàn dưới hình...