Năm học này, chưa tăng học phí
Mức thu học phí năm học 2022 – 2023 sẽ giữ ổn định bằng mức học phí của năm học 2021 – 2022
Theo lộ trình học phí tại Nghị định 81/2021, từ năm học 2022 – 2023, mức tăng học phí hằng năm phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế mỗi năm: khoảng 7,5%/năm đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và 12,5%/năm đối với giáo dục đại học công lập.
Chia sẻ khó khăn với người dân
Theo Nghị định 81/2021, dự kiến đến năm 2025 sẽ tính đủ chi phí giáo dục đại học công lập; đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập là đến năm 2030. Những đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng mức trần học phí gấp 2-2,5 lần so với đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên nên cơ bản đã bù đắp được chi phí theo yêu cầu của Nghị quyết 19-NQ/TW năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
Tuy nhiên, trước những khó khăn hiện nay, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Kim Sơn cho biết bộ đã chủ động, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và các Phó Thủ tướng. Theo đó, rà soát, đánh giá tác động của việc tăng học phí với học sinh – sinh viên, hộ gia đình khó khăn để đề xuất chính sách học phí năm học 2022 – 2023 phù hợp, ưu tiên kiểm soát lạm phát.
Theo ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ GD-ĐT đang hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Chính phủ về học phí đối với cơ sở GD-ĐT công lập năm học 2022 – 2023 và đã xin ý kiến góp ý của các thành viên Chính phủ. Theo dự thảo nghị quyết, đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên, học phí năm học 2022 – 2023 bằng mức học phí của năm học 2021 – 2022 do HĐND cấp tỉnh đã ban hành. Trường hợp tỉnh, thành tăng học phí năm học 2022 – 2023 thì ngân sách địa phương bảo đảm phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021 – 2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ đưa ra mức học phí cụ thể sau khi có nghị quyết của Chính phủ
Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt. Dự thảo nghị quyết khuyến khích các địa phương bố trí ngân sách tăng chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục này.
Học phí của các cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập năm học 2022 – 2023 sẽ bằng mức thu của năm học 2021 – 2022 mà cơ sở đã ban hành theo quy định của Nghị định 81/2021. Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021 – 2022 đã quy định tại Nghị định 81. Khuyến khích các địa phương bố trí và huy động nguồn lực hợp pháp để hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2022 – 2023 đối với học sinh, sinh viên đang theo học các ngành nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực bị tác động bởi dịch COVID-19 và nhu cầu phục hồi kinh tế – xã hội.
Tại hội nghị tổng kết năm học 2021 – 2022 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022 – 2023 khối giáo dục đại học, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng việc tạm dừng tăng học phí có thể khiến các cơ sở giáo dục đại học công lập, kể cả các trường tự chủ hay chưa tự chủ, gặp khó khăn. Tuy nhiên, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là hệ thống giáo dục cần chia sẻ với người dân, với xã hội trong tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn.
Chính sách nhân văn
Hiện nay, nhiều trường đại học cho hay sẽ không tăng học phí như dự kiến.
Điển hình, hồi tháng 6-2022, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội thông báo mức học phí dự kiến năm học 2022 – 2023 đối với khóa nhập học năm 2022 ( K67) chỉ tăng nhẹ so với khóa trước (K66). Tuy nhiên, theo PGS-TS Nguyễn Phong Điền, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, học phí đợt 1 của học kỳ I năm học 2022 – 2023 sẽ là học phí tạm thu vì nhà trường chưa có quyết định chính thức về mức học phí năm học 2022 – 2023 do còn đợi nghị quyết của Chính phủ. Sau khi có quyết định về học phí năm học 2022 – 2023, nhà trường sẽ tính toán đúng mức học phí phải nộp của từng sinh viên vào đợt 2.
“Chủ trương của Chính phủ là năm học này, các trường đại học công lập chưa thực hiện thu học phí theo Nghị định 81/2021. Vì vậy, trường sẽ thực hiện theo chủ trương này nhưng quyết định chính thức thì phải đợi văn bản của Chính phủ” – PGS Nguyễn Phong Điền nêu rõ.
Video đang HOT
Lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội cũng cho biết năm học 2022 – 2023, nhà trường dự kiến mức thu học phí 16-22 triệu đồng/năm/sinh viên chính quy. Với chương trình đặc thù, học phí là từ 45-65 triệu đồng. Đây là mức học phí được nhà trường duy trì ổn định kể từ năm 2019 đến nay.
Một loạt trường khác như Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM, Trường ĐH Đà Lạt, Trường ĐH Nha Trang cũng cho biết không tăng học phí năm học 2022 – 2023.
Theo thông báo của Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM, mức học phí áp dụng cho sinh viên sẽ được giữ nguyên như năm học 2021 – 2022. “Với sứ mệnh là một trường đại học công lập có trách nhiệm với xã hội, cùng chung tay với toàn xã hội vượt qua giai đoạn khó khăn sau dịch, Trường ĐH Giao thông Vận tải TP HCM có thông báo không tăng học phí trong năm học mới” – thông cáo nêu rõ. Trước đó, vào tháng 6-2022, trường này thông báo áp dụng mức thu học phí mới từ năm học 2022 – 2023 theo Nghị định 81/2021, tức tăng khoảng 2 lần so với mức học phí cũ.
Nhiều địa phương đã miễn, giảm học phí
Ở bậc phổ thông, tính đến thời điểm này, đã có 8 địa phương thông báo miễn, giảm học phí cho học sinh năm học 2022 – 2023.
Cụ thể, tỉnh Bắc Ninh miễn 100% học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông trên địa bàn. Tổng kinh phí dự kiến hỗ trợ lên đến 193 tỉ đồng.
Trong khi đó, năm học 2022 – 2023, 100% học sinh các cấp ở TP Hải Phòng được miễn học phí. Mỗi năm, thành phố trích hơn 400 tỉ đồng từ ngân sách địa phương hỗ trợ cho giáo dục.
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng miễn toàn bộ học phí cho trẻ em 5 tuổi, học sinh tiểu học và THCS công lập, tư thục giai đoạn 2022 – 2025. Trong đó, trẻ mầm non 5 tuổi được hưởng chính sách này từ năm học 2022 – 2023 đến hết năm học 2023 – 2024, học sinh THCS được hưởng từ năm học 2022 – 2023 đến hết năm học 2024 – 2025. Dự kiến ngân sách tỉnh chi hơn 568 tỉ đồng cho giai đoạn 2022 – 2025, riêng mức học phí dự kiến chi cho năm học 2022 – 2023 là hơn 110 tỉ đồng.
Các tỉnh, thành phố Quảng Bình, Cần Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bắc Kạn cũng cho hay sẽ miễn, giảm học phí cho học sinh mầm non và phổ thông…
TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, nhận xét: “Chưa tăng học phí là một chính sách rất nhân văn. Trong hoàn cảnh khó khăn như hiện nay, việc ngành giáo dục chia sẻ với người dân là rất cần thiết”.
TS HOÀNG NGỌC VINH, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp – Bộ GD-ĐT:
Tăng cường chính sách học bổng, tín dụng
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, số liệu chính thức được Bộ Tài chính đưa ra cho thấy ngân sách chi cho giáo dục ĐH năm 2020 chưa đến 17.000 tỉ đồng. Tuy nhiên, số thực chi chưa tới 12.000 tỉ đồng – thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực và thế giới.
Không tăng học phí, trong khi ngân sách nhà nước không đủ khiến các trường đại học đứng trước bài toán khó là làm sao vừa nâng cao chất lượng vừa giữ được giáo viên và mua sắm trang thiết bị. Theo quan điểm của tôi, vẫn nên để các trường tăng học phí nhưng ở mức chấp nhận được. Bên cạnh đó, cần tăng cường chính sách học bổng, chính sách tín dụng cho sinh viên.
Học phí có thể tăng ở mức vừa phải nhưng phải đáng đồng tiền bát gạo. Tăng học phí đi đôi với tăng chất lượng đào tạo, tăng cơ hội việc làm cho sinh viên. Thực tế hiện nay, ngay cả việc xây dựng chuẩn đầu ra, nhiều trường cũng chưa làm được, gây nhiều khó khăn cho sinh viên.
GS TRẦN THỊ VÂN HOA, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội:
Đa dạng hóa nguồn thu của trường
Ba năm nay, học phí của Trường ĐH Kinh tế Quốc dân vẫn giữ nguyên. Đó là cách chúng tôi chia sẻ khó khăn với sinh viên, phụ huynh, cũng như thể hiện trách nhiệm xã hội của nhà trường. Bởi lẽ, chúng tôi hiểu rõ do ảnh hưởng dịch COVID-19, tất cả các gia đình đều gặp khó khăn.
Để có thể không tăng học phí mà vẫn bảo đảm chất lượng đào tạo, chúng tôi tìm cách huy động tài chính từ các nguồn lực khác nhau. Có thể là các tổ chức trong nước, quốc tế, các nhà tài trợ, các tổ chức nghề nghiệp, đối tác nước ngoài, cựu sinh viên… Tất cả chung tay đầu tư xây dựng cơ sở thực hành, mô phỏng cho sinh viên hay các hoạt động khác của trường. Đa dạng nguồn thu với các trường đại học hiện vẫn là một bài toán tương đối khó. Vì thế, nhà nước nên có sự hỗ trợ để khuyến khích nguồn tài trợ cho trường đại học.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo để hạn chế tình trạng giáo viên nghỉ việc
Báo cáo của Bộ GD-ĐT vừa được gửi đến các vị đại biểu Quốc hội nêu đề nghị xây dựng Luật Nhà giáo như một trong những giải pháp căn cơ cho tình trạng giáo viên nghỉ việc.
Cần quan tâm chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác
Theo báo cáo ngày 1-11 do Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn ký, năm học 2021 - 2022 có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành giáo dục; trong đó số giáo viên công lập nghỉ việc là 10.407 người, số giáo viên ngoài công lập nghỉ việc là 5.858 người. Trong đó, số lượng đông nhất là giáo viên mầm non và giảm dần ở các cấp học lớn hơn.
Giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành chủ yếu tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương... Ở đó, giáo viên có nhiều sự lựa chọn để chuyển đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao hơn (giáo viên nghỉ việc sẽ chuyển sang làm việc ở các trường tư thục hoặc chuyển sang làm việc ở các lĩnh vực khác có thu nhập cao hơn).
Một số ít địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như Gia Lai, Sơn La..., số giáo viên nghỉ việc cũng nhiều hơn các địa phương khác.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT nhìn nhận, đối với cơ sở giáo dục công lập, tình trạng nghỉ việc của giáo viên do những nguyên nhân chủ yếu như chế độ, chính sách về tiền lương còn nhiều bất cập ; một số cơ sở giáo dục chậm đổi mới trong quản lý, áp lực công việc đối với giáo viên còn lớn. Cơ sở vật chất các trường công lập chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động nghề nghiệp của giáo viên.
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng, là tác động của nền kinh tế thị trường và nhu cầu của giáo viên tăng, giáo viên có năng lực tốt sẽ có xu hướng tìm đến những nơi có điều kiện tốt hơn để tìm cơ hội thăng tiến cho bản thân; một số giáo viên chấp nhận bỏ nghề, đi học lại để tìm kiếm cơ hội việc làm khác.
Để hạn chế tình trạng giáo viên nghỉ việc, Bộ trưởng GD-ĐT đề nghị Quốc hội cho phép xây dựng Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ, tôn vinh... phù hợp với vai trò, vị trí quan trọng, đặc thù lao động nghề nghiệp của nhà giáo; tạo động lực để nhà giáo gắn bó, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.
Ông cũng đề nghị Nhà nước quan tâm tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục để tiền lương và thu nhập của viên chức giáo dục cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống; đối với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo thu nhập không thấp hơn lương tối thiểu vùng; được hưởng phụ cấp ưu đãi, các khoản hỗ trợ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học...
Ngoài chính sách chung của Nhà nước, các địa phương căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội, có các chính sách hỗ trợ khác về thu nhập, điều kiện làm việc, nhà công vụ, đi lại... cho giáo viên.
Về phần mình, Bộ GD-ĐT tiếp tục rà soát, sửa đổi các quy định về chế độ làm việc, chính sách với nhà giáo theo thẩm quyền, tạo động lực và động viên nhà giáo hoàn thành nhiệm vụ; rà soát các quy định về hồ sơ, sổ sách của giáo viên, về tổ chức các hội thi, hội thao, về thi đua, khen thưởng... để đảm bảo tính thiết thực, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường và quản lý đội ngũ giáo dục...
Tăng học phí phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng
Hồi đáp ý kiến ĐBQH về vấn đề học phí, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có văn bản cho biết, ngày 27-8-2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Do dịch vụ giáo dục ảnh hưởng đến an sinh xã hội, nếu thực hiện lộ trình tính đủ chi phí vào năm 2021 thì mức học phí tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.
Theo đó, Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định giữ ổn định mức học phí của năm học 2021 - 2022, không tăng so với năm học 2020 - 2021 để chia sẻ khó khăn với người dân do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Tuy nhiên, từ năm học 2022 - 2023, mức tăng học phí hàng năm sẽ được điều chỉnh phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng và mức tăng trưởng kinh tế hàng năm (khoảng 7,5%/năm đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập và 12,5%/năm đối với giáo dục đại học công lập. Mức tăng này cao hơn lộ trình học phí giai đoạn 2016 - 2020 quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP là 2,5%/năm để bù đắp tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng).
Dự kiến mức tăng học phí hàng năm khoảng 7,5%/năm đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập
Theo lộ trình học phí tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, dự kiến, đến năm 2025 tính đủ chi phí giáo dục đại học công lập, đến năm 2030 tính đủ chi phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập. Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng mức trần học phí gấp 2 hoặc 2,5 lần đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên nên cơ bản đã bù đắp được chi phí theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW.
Giải trình rõ thêm về học phí năm học 2022-2023,người đứng đầu Bộ GD-ĐT cho biết,bộ hiện đang hoàn thiện dự thảo nghị quyết của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 - 2023 (đã xin ý kiến góp ý của các thành viên Chính phủ). Dự kiến như sau:
- Đối với học phí của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập:
Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 bằng mức học phí của năm học 2021 - 2022 do HĐND tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương. Trường hợp địa phương tăng học phí năm học 2022 - 2023 thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021 - 2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.
Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt.
Khuyến khích các địa phương bố trí ngân sách tăng chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục.
- Đối với học phí của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do cơ sở giáo dục đã ban hành theo quy định của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27-8-2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đã quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
- Khuyến khích các địa phương bố trí và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện việc hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2022 - 2023 đối với học sinh, sinh viên đang theo học các ngành, nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề bị tác động do dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30-1-2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình về lương giáo viên và học phí Kinhtedothi - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có văn bản gửi các ĐBQH để cung cấp một số thông tin về lĩnh vực GD&ĐT, trong đó đi sâu vào phân tích hai vấn đề 'nóng' của ngành là lương giáo viên và học phí. Lương giáo viên không đủ trang trải cuộc sống Theo thống kê từ hệ thống cơ...