Năm học mới với nhiều nỗi lo của học sinh có 8 người thân là F0 ở TP.HCM
Học trò là F0, F1, phụ huynh chật vật tìm sách giáo khoa, thầy cô loay hoay chuẩn bị bài giảng trực tuyến…. là những khó khăn trước thềm năm học 2021-2022 ở TP.HCM.
Nhiều gia đình F0, F1
“Xin lỗi, cho tôi hỏi có phải gia đình của ông H.D.K không? Bệnh nhân K. vừa qua đời vì Covid-19. Xin gửi lời chia buồn đến với gia đình”.
Người nghe cuộc điện thoại đó là em H.T. (học sinh lớp 10, trường THPT Trưng Vương, TP.HCM). T. bần thần hồi lâu rồi gọi điện thoại cho gia đình, chuẩn bị thủ tục lo hậu sự.
Gia đình em 9 người đều mắc Covid-19. Người lớn có bệnh nền phải đi cách ly, người trẻ tuổi được điều trị tại nhà.
Bệnh nhân K. là dượng của T., ông qua đời sau thời gian chống chọi với Covid-19. Chứng kiến sự mất mát, bệnh tình trở nặng của những người lớn trong nhà đã tạo thành áp lực tâm lý nặng nề đối với cô bé chỉ mới 16 tuổi.
Trước thềm năm học mới, thay vì chuẩn bị tập vở, bút thước, sách giáo khoa, T. vẫn còn đang phải lui cui chăm sóc, dọn dẹp, nấu ăn cho mọi người trong gia đình. Em bước vào năm học mới khi tâm lý vẫn còn ngổn ngang.
Nữ sinh lớp 10 chia sẻ: “Em là F0 ít triệu chứng nhất trong gia đình, em chỉ bị ho và mất khứu giác. Hằng ngày, em giúp mọi người theo dõi chỉ số SpO2, chuẩn bị thuốc khi có triệu chứng sốt cao. Em rất lo lắng, sợ hãi nhưng phải cố gắng che giấu để làm điểm tựa cho hai dì”.
Hay như N.H.M (trường Trung học Thực hành ĐHSP TP.HCM), năm nay em chuẩn bị bước vào lớp 12 thì bị mắc Covid-19 chỉ 2 tuần trước khai giảng.
Video đang HOT
Mẹ của M. bị lây nhiễm khi mang cơm giúp đỡ nhà hàng xóm. Không lâu sau đó, M. cũng có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Khi mắc bệnh, M. phải tạm gác lại toàn bộ kế hoạch ôn tập trong hè. Em tâm sự: “Vì ở nhà mà đeo khẩu trang cả ngày nên em bị ngộp. Trong thời gian mắc bệnh, người em lúc nào cũng đau nhức, không thể ngồi nổi, họng đau và rát, mũi thì bị nghẹt.
Vì nhiễm Covid-19 nên khả năng tiếp thu của em bị giảm khá nhiều. Việc học tập cũng trở nên cực hơn vì em không thể tập trung nghe giảng, khi làm bài tập cũng do mệt mỏi nên không thể tư duy, suy nghĩ ổn định. Em nghĩ mình sẽ bị mất một lượng kiến thức lớn, phải dốc hết mình ôn tập lại”.
Một trường hợp khác là gia đình 3 người của em V.T. (16 tuổi) đều mắc Covid-19. Vài tuần trước, ba của T. phải chuyển vào bệnh viện do có bệnh nền là hen suyễn. T. và mẹ được điều trị tại nhà nhưng lòng em lúc nào cũng canh cánh nỗi lo về tình hình ba sẽ trở nặng.
Năm học mới này, em cũng không kịp chuẩn bị sách giáo khoa, tập vở. T. chia sẻ: “Hiện tại, em đang cố gắng ổn định tâm lý để bắt đầu mùa học mới. Sách giáo khoa em không kịp mua, nên đành phải tải file PDF trên mạng về học”.
Đau lòng hơn là trường hợp của chị K.H (ngụ ở quận Phú Nhuận, TP.HCM). Vào giữa tháng 8/2021, vợ chồng chị phát hiện mắc Covid-19 và được chuyển bào bệnh viện dã chiến. Do có nhiều bệnh nền, chồng chị đã qua đời, chị đang có diễn tiến nặng và vẫn phải tiếp tục điều trị.
Hai con trai của chị ở nhà chuẩn bị bước vào năm học mới với sự giúp đỡ của họ hàng: người lo đồ ăn, người hỗ trợ kinh phí…
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết tại cuộc họp báo cung cấp tình hình dịch bệnh trên địa bàn chiều 4/9 rằng địa phương đang có khoảng 6.600 học sinh các cấp là F0. Ông Hiếu thừa nhận thực trạng là các em học sinh F0 hoặc có ba mẹ là F0 hoặc đã tử vong vì Covid-19 bị ảnh hưởng tinh thần rất lớn. Thay mặt ngành giáo dục, ông xin rất chia sẻ và thấu hiểu với các em.
“Đánh trận” khi con học trực tuyến
Ngày 22/8, trước khi TP.HCM siết chặt giãn cách xã hội, người người đổ xô đi mua thực phẩm dự trữ nhưng chị Hồng Ngọc Yến (ngụ quận Bình Tân, TP.HCM) lại “ngược dòng” đi tìm sách cho con.
Trường gửi thông báo có 2 cách mua sách. Một là đợi shipper giao hàng, hai là tự đến trường nhận. Tuy nhiên, các shipper vào thời điểm đó đều không nhận giao hàng sách giáo khoa, chị phải chạy xe xin qua các chốt chặn để đến trường lấy sách.
Được biết, con trai chị bước vào lớp 2. Mỗi lần học trực tuyến, cả hai mẹ con đều rất vất vả, “như đánh trận”. Chị chia sẻ: “Nếu không có phụ huynh ngồi kế bên nhắc, bé sẽ lo ra, không chú ý nghe giảng. Khi “thả lỏng” cho bé tự học thì lại không hiệu quả. Tối kiểm tra lại bài thì con không nắm được nhiều, mẹ phải dạy lại.
“Chưa kể, nếu con học online thì đồng nghĩa là chiếm dụng máy mẹ, mẹ không thể làm việc được. Điện thoại thì sợ màn hình nhỏ, ảnh hưởng thị lực con. Một đứa trẻ chưa rành máy tính không thể cùng lúc sử dụng zoom và sách điện tử nếu không có phụ huynh hỗ trợ. Ba mẹ phải giúp bé chỉnh âm thanh cho đến video”, chị Yến nói thêm.
Con trai chị Hồng Ngọc Yến
Hay như chị Lê Thủy Chi (ngụ quận 8, TP.HCM) đã phải chật vật tìm thợ sửa máy tính trước khi con bước vào năm học mới. Tuy nhiên, do giãn cách xã hội, chị đành phải để con học điện thoại.
“Vì còn nhỏ nên cháu rất hiếu động, chạy giỡn và không thể ngồi yên một chỗ quá lâu được. Mỗi lần cháu học, tôi và ba cháu phải thay phiên nhau canh chừng, nhắc nhở. La mắng thì òa khóc, dỗ ngọt thì không chịu ngồi học quá lâu”, chị Chi cho hay.
Cũng theo chia sẻ của chị Chi, năm ngoái, cô giáo sẽ quay các video clip gửi vào group Zalo cho các cháu xem. Để kiểm tra tập đọc, phụ huynh thực hiện video khi các cháu đọc để cô chấm điểm.
Chị Chi cho biết: “Có thể, học trực tuyến sẽ hiệu quả hơn đối với các cháu lớn, tức là từ cấp 2 trở đi. Đối với các cháu nhỏ, việc này là vô cùng khó khăn. Chồng đã lên cơ quan ở theo quy định “3 tại chỗ”, ở nhà chỉ còn mình tôi và bà nội. Tôi vẫn phải làm việc tại nhà và kèm con học, vì bà đã lớn tuổi và không rành công nghệ”.
Bên cạnh đó, một số gia đình khó khăn không có đủ máy tính, điện thoại, đường truyền internet… đành phải tạm gác lại câu chuyện học tập. Nhiều phụ huynh vẫn phải dành thời gian để kèm cặp con đánh vần, viết chữ, làm toán… vì các cháu khó lòng tiếp thu được khi học trực tuyến.
Thầy cô phải trang bị thêm nhiều kĩ năng
Chúng tôi đã chuẩn bị chương trình dạy học đầu đủ trong tháng 8. Đầu tháng 9, các thầy cô sẽ làm quen với học sinh, hướng dẫn các em học tập, giải đáp thắc mắc. Trong bối cảnh giãn cách xã hội, giáo viên và học sinh hoàn toàn chưa gặp nhau, chưa tiếp xúc để nhớ mặt, đặt tên. Qua màn hình máy tính thầy cô rất khó trong việc tìm hiểu, đánh giá học sinh của mình.
Hiện tại, công tác sinh hoạt lớp, sinh hoạt các câu lạc bộ, những sân chơi của học sinh đều chuyển sang hình thức trực tuyến. Giáo viên cần trang bị nhiều kiến thức hơn ngoài chuyên môn giảng dạy để thiết kế những nội dung bài giảng, bài kiểm tra phù hợp. Tuy nhiên, sau những thắc mắc và lo lắng, các thầy cô vẫn đang và sẽ hỗ trợ hết mình, luôn đồng hành cùng phụ huynh và học sinh cho năm học mới.
Cô Nguyễn Yến (giáo viên trường THPT Mạc Đĩnh Chi, Q.6)
Phát động cuộc thi thiết kế dạy trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp
Ngày 20/7, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) phát động cuộc thi "Thiết kế dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp năm 2021.
Ảnh minh họa
Cuộc thi được tổ chức trong toàn thể hệ thống giáo dục nghề nghiệp, thực hiện theo các cấp: cấp cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cấp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cấp toàn quốc. Tất cả nhà giáo trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đều có thể đăng ký tham dự.
Theo thể lệ, các bài dự thi phải là ý tưởng, sản phẩm của chính tác giả và chưa được công bố hay tham gia bất kỳ cuộc thi nào.
Sản phẩm dự thi của mỗi nhà giáo là một bài giảng trực tuyến hoàn chỉnh. Bài giảng trực tuyến dự thi là bài tích hợp. Nội dung dạy học thuộc chương trình mô đun mà nhà giáo được phân công giảng dạy và có thời gian từ 1- 2 giờ dạy thực tế trên lớp.
Lễ trao giải cuộc thi "Thiết kế dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp sẽ được tổ chức tại lễ bế mạc Hội giảng nhà giáo Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc (ngày 5/11), tại TP Vinh, tỉnh Nghệ An.
Thí sinh đánh giá đề thi Ngữ văn tương đối vừa sức 9 giờ 30 phút sáng 7/7, thí sinh kết thúc môn thi Ngữ văn kỳ thi tốt nghiêp THPT năm 2021. Nhiều thí sinh đánh giá đề thi vừa sức. 9 giờ 40 phút sáng 7/72021, những thí sinh đầu tiên đã bước ra khỏi phòng thi. Những thí sinh đầu tiên ra khỏi điểm thi THCS Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội)....