Năm học mới, TPHCM mở thêm 4 trường công
Năm học 2019-2020, TPHCM đưa vào hoạt động 4 trường trung học nên cần tuyển dụng thêm 443 giáo viên.
Ảnh minh họa: Anh Nhàn
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa công bố kế hoạch tuyển dụng viên chức công tác ở các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc năm học 2019-2020.
Vì năm học 2019-2020 sắp tới, TPHCM đưa vào hoạt động thêm 4 trường THPT trên địa bàn quận 9, Thủ Đức, huyện Hóc Môn và huyện Bình Chánh nên cần tuyển dụng thêm 443 giáo viên.
Cụ thể, Sở GD&ĐT dự kiến tuyển dụng 531 viên chức, trong đó 443 viên chức là giáo viên THPT và 88 viên chức là nhân viên.
Video đang HOT
Các ứng viên dự tuyển phải đáp ứng các yêu cầu sau:
Đối với giáo viên THCS: Có bằng tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm trở lên hoặc Cao đẳng các chuyên ngành phù hợp bộ môn giảng dạy trở lên. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THCS. Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định của Bộ GD-ĐT, Bộ TT-TT.
Đối với giáo viên THPT: Có bằng tốt nghiệp Đại học Sư phạm trở lên hoặc bằng tốt nghiệp Đại học các chuyên ngành phù hợp với bộ môn giảng dạy trở lên. Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đối với giáo viên THPT. Có trình độ ngoại ngữ, tin học theo quy định của Bộ GD-ĐT và Bộ TT-TT.
Việc dự thi sẽ được thực hiện qua 2 vòng. Vòng 1 gồm kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn tại phiếu đăng ký dự tuyển. Vòng 2 là thực hành để kiểm tra năng lực về chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy của người dự tuyển (giáo viên) hoặc nghiệp vụ công tác (nhân viên) trong thời gian 45 phút.
Theo laodongtre
Nâng chuẩn trình độ nhà giáo bám sát Nghị quyết 29
Góp ý về những điều chỉnh về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đề xuất, nên chỉnh sửa theo hướng bám sát Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT.
Dự thảo Luật Giáo dục (Sửa đổi) đề xuất, đối với giáo viên tiểu học, phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm
Theo đó, một mặt "thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học va trinh đô đao tao" như trình độ chuẩn đã được quy định tại Điều 77 Luật Giáo dục 2005. Mặt khác, tiến tới tất cả các giáo viên tiểu học, THCS, giáo viên, giảng viên các cơ sở giáo dục nghê nghiêp phải có trình độ từ đại học trơ lên, có năng lưc sư phạm" như tinh thần Nghị quyết 29.
Khuyến khích giảng viên có trình độ trên chuẩn và thay thế dần. Cụ thể tuyển mới người có trình độ theo định hướng Nghị quyết 29; tạo điều kiện cho giáo viên chưa đạt chuẩn tích lũy kiến thức theo định hướng của Đảng; khuyến khích vật chất cho giáo viên có trình độ trên chuẩn.
Nên coi trình độ đào tạo chỉ là điều kiện tuyển dụng giáo viên. Khi luật này có hiệu lực, việc chọn người mới vào ngành Giáo dục phải thông qua thi tuyển.
Được biết, hướng chỉnh sửa bổ sung quy định về trình độ chuẩn được đào tạo giáo viên như sau:
Sửa đổi Luật GD (Điều 72) để nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non lên cao đăng sư phạm: đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông phải có bằng tốt nghiệp đại học sư phạm. Nhưng trong giai đoạn từ nay đến năm 2026 với những môn học chưa đủ giáo viên được đào tạo trình độ ĐH sư phạm thì phải có bằng tốt nghiệp ĐH chuyên ngành tương ứng và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
Đặt ra lộ trình hoàn thành nâng chuẩn đến năm 2026 và có giải pháp hữu hiệu để đảm bảo tính khả thi của việc nâng chuẩn GV và đảm bảo sự ổn định, an tâm công tác của các GV hiện nay chưa đạt chuẩn (Điều 119 Dự thảo).
Hiện nay cả nước còn 159.934 GV tiểu học(40,36 %) và 78.974 giáo viên THCS (25,4%) cần được bồi dưỡng, đào tạo để đạt chuẩn (đã bao gồm số nhà giáo đang học đại học và chuẩn bị nghỉ hưu).
Bộ GDĐT sẽ phối hợp địa phương xây dựng lộ trình, kế hoạch bồi dưỡng và đào tạo lại để nâng chuẩn trình độ giáo viên từ TCSP, CĐSP lên ĐHSP trong thời gian từ nay đến 01/01/2026 và chủ trương không tuyển mới giáo viên dạy tiểu học có trình độ TCSP hoặc CĐSP.
Thống kê số giáo viên chưa đạt chuẩn nhưng thời gian công tác còn lại (tính từ thời điểm Luật Giáo dục 2018 có hiệu lực) từ 1 đến dưới 5 năm, Bộ GDĐT phối hợp các địa phương phối hợp với các trường Sư phạm tổ chức bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao năng lực dạy học để đáp ứng yêu cầu đổi mới theo các chuyên đề phù hợp.
Xây dựng phương án nâng cao năng lực đào tạo cho các trường, khoa sư phạm để đảm bảo năng lực đào tạo và chất lượng đào tạo; Xây dựng phương án đào tạo chuyển tiếp, liên thông lên cao đẳng sư phạm mầm non đối với các giáo sinh đang học trung cấp sư phạm mầm non; chuyển tiếp lên đại học đối với số giáo sinh đang học trung cấp, cao đẳng sư phạm.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Tuyển dụng giáo viên ở Hà Tĩnh, vì sao chậm trễ? Năm học 2018-2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trương tuyển dụng 410 giáo viên mầm non, tiểu học. Thế nhưng, gần 4 tháng trôi qua kể từ ngày năm học mới bắt đầu, việc tuyển dụng giáo viên vẫn chỉ dừng lại trên hồ sơ. Chưa bổ sung giáo viên, các trường chịu khổ Trường Tiểu học Kỳ Liên (TX Kỳ Anh) có...