Năm học mới, tinh giản, giảm tải kiến thức 10 môn học
Bộ GD&ĐT vừa công bố chương trình tinh giản năm học 2020-2021. Theo đó, Bộ đã điều chỉnh rút gọn, giảm tải nội dung dạy học ở 10 bộ môn thuộc cấp THCS- THPT gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.
Năm học mới, tinh giản, giảm tải kiến thức 10 môn học
Theo đó, 10 môn học sẽ điều chỉnh nội dung dạy học: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh Học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân được tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; tích hợp một số nội dung thành các chủ đề; điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục.
Việc điều chỉnh nội dung dạy học này nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và bảo đảm thực hiện chương trình trong điều kiện dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
Bộ GD&ĐT yêu cầu các địa phương, trong quá trình dạy học chỉ đạo các cơ sở giáo dục: “Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn: Không dạy; đọc thêm; không làm; không thực hiện; không yêu cầu; khuyến khích học sinh tự đọc; khuyến khích học sinh tự đọc; khuyến khích học sinh tự làm; khuyến khích học sinh tự thực hiện”, công văn nhấn mạnh.
Đối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại, Bộ GD&ĐT yêu cầu tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 5842 (năm 2011) về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học giáo dục phổ thông.
Đối với các môn học theo chương trình nâng cao ở cấp THPT và các lớp học theo mô hình trường học mới, cơ sở giáo dục trung học căn cứ vào hướng dẫn tại Công văn này để chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp.
Căn cứ vào CT GDPT hiện hành và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học mới, Sở GD&ĐT các tỉnh sẽ chỉ đạo cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và cơ sở giáo dục.
Học sinh giỏi quốc gia môn sinh được tuyển thẳng 25 ngành ở đại học
Môn sinh học có nhiều ngành tuyển thẳng nhất với 25 ngành khác nhau từ sức khỏe đến khoa học, công nghệ, nông lâm. Kế đến là ngữ văn 12 ngành, địa lý 9 ngành.
Thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019 - Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, thí sinh đạt giải học sinh giỏi quốc gia, cuộc thi khoa học kỹ thuật quốc gia là một trong số các đối tượng được tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển đại học. Các trường thực hiện theo nguyên tắc tuyên vao nganh đung truơc, sau đo xet tuyên vao nganh gân.
Có tất cả 97 ngành được quy định để tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển các đối tượng này. Trong đó có 43 ngành đúng, 54 ngành gần. Các trường có thể bổ sung danh mục ngành gần của trường nhưng phải công bố trong đề án tuyển sinh.
Môn sinh học có nhiều ngành tuyển thẳng nhất với 25 ngành khác nhau từ sức khỏe đến khoa học, công nghệ, nông lâm. Kế đến là ngữ văn 12 ngành, địa lý 9 ngành. Danh mục ngành đúng, ngành gần như sau:
Thí sinh gửi hồ sơ xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển về Sở GD-ĐT trước ngày 20-7. Việc tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển, các trường thực hiện theo nguyên tắc tuyên vao nganh đung truơc, sau đo xet tuyên vao nganh gân.
Thi sinh khong sư dung quyên xet tuyên thăng thi phai đăng ký dự thi theo quy đinh va phai nọp hô so đang ky uu tien xet tuyên tai Sơ GD-ĐT truơc ngay 20-7-2020.
Một lớp có 20 học sinh đạt điểm 9 môn Ngữ văn Lớp 12A1, trường THPT Mỹ Tho (Nam Định), có 20 học sinh đạt điểm 9 môn Ngữ văn. Em Nguyễn Thị Hương là một trong ba thủ khoa khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) toàn quốc. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020, lớp 12A1 chuyên ban D (Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh), trường THPT Mỹ Tho, huyện Ý Yên, tỉnh...