Năm học mới, nỗi lo cũ
Bước vào năm học mới 2012-2013, ngành giáo dục TP vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như thiếu trường lớp, giáo viên, đặc biệt ở bậc tiểu học và mầm non do số lượng học sinh liên tục tăng cao.
Trong khi đó, nhiều vấn đề nổi cộm trong những năm học qua, như các khoản thu đầu năm, dạy thêm, học thêm, đổi mới phương pháp dạy học… vẫn khiến các bậc phụ huynh học sinh lo lắng.
Sở Giáo dục – Đào tạo (GD-ĐT) TP cho biết, năm học 2012-2013, TP đã đầu tư 1.485 tỷ đồng để nâng cấp, xây dựng 1.193 phòng học mới, nâng tổng số phòng học hiện có trên địa bàn TP lên 36.184 phòng, phục vụ học tập cho gần 1,5 triệu học sinh (tăng khoảng 67.000 học sinh so với năm học trước) tuyển dụng 3.300 giáo viên các cấp để bổ sung cho các trường đầu tư thêm 968 phòng chức năng như giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật, y tế, tin học, ngoại ngữ…
Tuy nhiên, theo Giám đốc Sở GD-ĐT Lê Hồng Sơn, số học sinh tiếp tục tăng cao, vì vậy tình trạng quá tải vẫn xảy ra. Ở nhiều khu vực, sĩ số học sinh cấp tiểu học trung bình phải từ 45 đến 48 học sinh/lớp cá biệt ở các quận 12, Bình Tân, Thủ Đức và huyện Bình Chánh lên đến 50-55 học sinh/lớp. Theo một kết quả khảo sát mới đây, TP vẫn thiếu hơn 400 giáo viên, đặc biệt thiếu ở bậc mầm non có đến 2/3 số công trình trường học tại nhiều quận, huyện được ghi vốn, đã hoàn tất hồ sơ từ lâu nhưng đến nay chưa được giao vốn…
Học sinh Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, quận 9 trong giờ học ngoại khóa
Một vấn đề khác là khoản thu đầu năm học, ông Lê Hồng Sơn khẳng định, năm học mới 2012-2013, TP vẫn giữ nguyên mức học phí cũ (được áp dụng từ năm 1998). Tuy nhiên, vấn đề các bậc phụ huynh lo ngại nhất là các khoản phụ phí cao gấp nhiều lần so với học phí.
Thống kê của Sở GD-ĐT cho thấy, năm học 2011-2012, nguồn tài chính thu từ học phí đạt hơn 367,6 tỷ đồng thì các khoản thu xã hội hóa hơn 923 tỷ đồng năm học 2010-2011 là hơn 343 tỷ đồng từ học phí và 862 tỷ đồng từ xã hội hóa… Xung quanh vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Hứa Ngọc Thuận cho biết, TP chỉ đạo không được thu những khoản thu ngoài quy định, trái với quy định.
Các trường được phép thỏa thuận với phụ huynh về một số khoản thu dựa trên nguyên tắc công khai và thu đủ bù chi, bao gồm các khoản tổ chức phục vụ bán trú, phí vệ sinh, cơ sở vật chất bán trú, nước uống và tiền ăn. Các khoản thu này phải được UBND quận, huyện thẩm định cho phù hợp với tình hình của từng địa phương. Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm các khoản thu Sở GD-ĐT cần thanh tra các khoản thu đầu năm ngay sau khi khai giảng năm học mới không để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định…
Video đang HOT
Để giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh học sinh, Sở GD-ĐT cũng vừa có văn bản đề xuất UBND TP không thu tiền cơ sở vật chất ở các cấp học từ năm học 2012-2013. Bởi theo sở, mỗi năm, một ngôi trường từ mầm non đến cấp THPT (trường công lập) trung bình có từ 1.500 học sinh đến hơn 3.000 học sinh (với mức thu trung bình 45.000 đồng/học sinh/năm) thì số tiền thu cơ sở vật chất không đủ cho việc sửa chữa nhỏ. Nên, thay vì thu tiền cơ sở vật chất, hằng năm các trường dự toán mức sửa chữa tối thiểu trình Sở GD-ĐT để tổng hợp trình Sở Tài chính, bảo đảm các trường có kinh phí thực hiện.
Méo mặt vì các khoản thu đầu năm học
Năm nào cũng vậy, cứ vào thời điểm bước vào năm học mới, phụ huynh học sinh lại oằn mình vì các khoản thu. Mỗi trường đề ra một kiểu thu, không đóng thì con đường học hành của con cái sẽ không được "thuận chèo mát mái".
Tự nguyện nhưng phải "cắn răng"
Cho đến hôm nay thì phụ huynh học sinh (PHHS) Trường Tiểu học Hoa Sơn (Xã Hoa Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) chưa thông báo các khoản thu đầu năm, nhưng anh Nguyễn Tấn Tài bày tỏ lo lắng với PV: "Con tôi năm trước học ở trường này phải đóng các khoản tiền như hỗ trợ tiểu học, quỹ cha mẹ HS, kỷ yếu lớp, photocopy giấy mời họp PHHS, phải mua vở do nhà trường bán cóp in logo của trường, HS mua vở ở ngoài không được chấp nhận".
Anh Tài than thở, có ai thắc mắc thì đều gắn vào "mác" giao cho hội PHHS thỏa thuận mà có PH nào được thỏa thuận đâu.
"Tôi không hiểu, các cháu học tiểu học mà PH lại phải đóng tiền hỗ trợ tiểu học là sao? Ví dụ như vở cùng loại ở thị trường chỉ bán có 4.000 đồng/quyển thì nhà trường chỉ gắn thêm logo trên bìa vở, HS phải "cõng" thêm 3.500 đồng/quyển".
Hoa Sơn là một xã nghèo, cho con đi học mà ngần ấy khoản thu thì PHHS cũng chỉ biết "cắn răng" mà tự nguyện nộp. Hiện nay rất nhiều trường "bắt" HS phải đồng bộ từ quần áo đến vở viết và thậm chí là cả giấy kiểm tra nữa. HS chỉ biết nộp tiền mà không có quyền từ chối những khoản thu "trên giời" như vậy.
Chị Thùy Linh (Cầu Giấy, Hà Nội)) cho biết: "Con tôi chuẩn bị vào học lớp 1 - Trường Tiểu học Xuân Đỉnh (Từ Liêm) - cô giáo đã thu 100.000đ gọi là tiền tự nguyện ủng hộ CSVC. Con tôi học trái tuyến nên phải đóng góp cho Quỹ Tấm lòng vàng từ 1,5 - 2 triệu đồng. Các cháu còn phải "tự nguyện" đăng ký học lớp "lap" - là lớp có máy tính để học nghe nói tiếng Anh - với mức phí 300.000đ/tháng.
Chị Linh cho hay, từ lúc đăng ký học đến nay, vài hôm chị lại phải đóng các khoản tiền, nhưng nhà trường không hề có giấy thông báo nộp tiền về gia đình. Chỉ đến khi PHHS đưa con đến lớp, GV chủ nhiệm bắt đầu giở sổ ghi chi chít các khoản tiền và cho PH ký nộp. Phải chăng, đây là chiêu thức tận thu một cách im ắng của một số trường để tránh dư luận ồn ào?
Học sinh trường tiểu học Quang Trung (Đống Đa - Hà Nội) đến trường chuẩn bị nhập học (chụp sáng 15/8).
Theo phản ánh của một số PH, từ khi có thông tin trên báo chí quy định các khoản thu, hình thức thu tiền của một số trường bắt đầu tinh vi hơn. Chị T.N (Hoàng Quốc Việt) nói: "Thay vì thu dồn các khoản như trước, cách vài hôm, GV chủ nhiệm lại tiến hành thu một khoản, rồi yêu cầu PH ký cam kết không kiện tụng. Ví như Trường Mầm non Dịch Vọng, năm ngoái thu 300.000đ/cháu để mua điều hòa, PH ai cũng kêu, nhà trường bèn dùng "chiêu" thu tự nguyện tại lớp, bắt ký cam kết. Chị T.N than: "Đã cam kết, ai dám kiện".
Chị T.H - có con học tại Trường Mầm non Mễ Trì, Hà Nội - băn khoăn: "Tôi nghe nói mức học phí năm nay có giảm hơn trước, nhưng chắc chắn các khoản phụ phí thì sẽ còn tăng. Phải đến tháng 9, bắt đầu năm học mới, nhà trường mới triển khai thu tiền học. Như năm ngoái, nói là "tự nguyện" ủng hộ cơ sở vật chất, nhưng phụ huynh nào cũng phải "bóp bụng" từ 500.000đ đến 1.000.000đ nộp cho mỗi cháu. Cháu nhà tôi còn bị phát sinh thêm tiền trông ngoài giờ, trông thứ bảy khoảng 300.000đ/tháng... Nói chung là đủ các loại phụ phí kèm theo".
Về đồng phục, phụ huynh có thể mua ở ngoài thị trường giá rẻ hơn nhà trường khoảng 40.000 đồng/bộ, mỗi HS ít nhất 2 bộ, riêng ở miền Bắc thì phải thêm áo đồng phục mùa đông. Tuy nhiên nhiều trường "ép" phụ huynh phải mua vì logo được in ngay trên áo, nếu mua ngoài thị trường thì không thể in riêng logo, nên đành bấm bụng phải mua. Hai bộ đồng phục "ngốn" trên nửa triệu đồng đâu có ít. Phụ huynh Trường Hồng Bàng - quận 5, TPHCM)
Khi nhận của PV tại TP.Mỹ Tho: Một thực trạng "loạn" thu phí, mỗi trường học đưa ra từ 5 - 8 khoản thu mà PH phải "đóng" trước khi tựu trường. Ngay từ phiên họp PH đầu tiên, các GV chủ nhiệm của Trường THCS Lê Ngọc Hân (phường 7) thu 8 khoản đóng của PH trong đó có tiền vận động hỗ trợ nhà trường làm lễ mừng ngày thành lập trường.
Tại Trường Tiểu học Thiên Hộ Dương (phường 5), ngoài các khoản thu theo quy định của ngành, còn có các khoản thu khác trên 900.000 đồng/em, như: Thuê nhân viên phục vụ, mua máy điều hòa, dụng cụ học tập, đồ dùng cá nhân. Riêng các lớp bán trú thì PH phải "ứng" trước tiền XDCSVC trên 2 triệu đồng/em. Tính ra, mỗi HS mới bước vào học ở trường này phải đóng trên 4 triệu đồng. Với chỉ ba phiếu thu đầu năm của một HS (ảnh) thì PH này đã phải nộp đúng 7 triệu đồng, chưa kể tiền SGK, đồng phục, quỹ lớp...
Chỉ dám than, không dám tố!
Đối với các trường công lập, Sở GDĐT Hà Nội luôn nhấn mạnh rằng, năm học nào sở cũng có văn bản chỉ đạo đối với các khoản thu đầu năm, trong đó quy định rõ những khoản nào là thu hộ, thu thoả thuận, thu tự nguyện. Với các khoản thu hộ, quy định nhà trường tuyệt đối không đứng ra thu, mà chỉ do các đơn vị chức năng mới được thu.
Năm nay, Sở GDĐT Hà Nội có văn bản hướng dẫn thu - chi, để các trường thực hiện. Về học phí ở HN thì giảm so với năm học trước, nhưng nỗi lo sợ các khoản thu mà "đố" PH nào dám tố cáo với lãnh đạo sở. Ví dụ như các trường không được thu tiền XDCSVC, nhưng khoản tiền này lại được "núp" dưới đề nghị "tùy tâm", mà đã tùy tâm thì không PH nào dám "không" từ tâm cả.
Một số biên lai thu tiền "cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, tài liệu..." của một số trường tiểu học ở Hà Nội.
Với chiêu bài "tự nguyện" cùng lá đơn và chữ ký của phụ huynh, các trường có thể thoải mái thu tiền, mà không sợ các cơ quan quản lý "sờ gáy".
Khi được hỏi ý kiến về việc từ chối các khoản thu mà PHHS thấy vô lý, theo ghi nhận của PV Lao Động - phỏng vấn trực tiếp 15 PHHS trên địa bàn hai TP lớn là HN và TPHCM - thì tất cả đều chấp nhận sự im lặng, dù những khoản thu đó vượt quá khả năng tài chính của gia đình.
Một số biên lai thu tiền "cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, tài liệu..." của một số trường tiểu học ở Hà Nội.
Chị Hoàng Thu Ngân (HN) cho hay: Con tôi học mẫu giáo mà phải đóng tiền học vẽ, hay múa, võ, nếu không đóng thì cháu sẽ bị ngồi thui thủi một chỗ, trong khi các bạn được múa, hát... vì không muốn con bị tổn thương nên vẫn phải nộp cho con để "bằng bạn bằng bè".
Chưa kể đến cuối năm, các trường đều có mốt làm lịch, thế là PH nào cũng phải tự nguyện nộp. Những khoản thu này, có kêu lên lãnh đạo sở thì cũng không thể xử lý, vì có sự thỏa thuận của PHHS.
Mấu chốt vấn đề lạm thu các khoản mà nhà trường đã biết "đánh" vào tâm lý HS. Các cháu HS thường dễ bị rơi vào tâm lý mặc cảm nếu cha mẹ không đóng đủ, cô giáo chỉ cần nhắc nhẹ trước lớp là có ngay hiệu quả.
Theo lao động
Năm học mới: Đảm bảo đủ chỗ học TP.HCM vân đang đôi mặt với viêc tăng dân sô cơ học, thiêu trường lớp, giáo viên, vân đê nóng đâu năm học mới như các khoản thu đâu năm, đôi mới phương pháp giảng dạy. Ngày 12/8, Sở GD&ĐT TP.HCM đã tông kêt năm học 2011-2012 và đê ra phương hướng nhiêm vụ năm học 2012-2013. Những vân đê nóng đâu năm...