Năm học mới, đảm bảo đủ sách giáo khoa mới
Chương trình giáo dục phổ thông mới đi kèm với đó là sách giáo khoa (SGK) mới. Làm sao đảm bảo để tất cả mọi học sinh lớp 1 năm nay đều có SGK mới để học là yêu cầu đặt ra với các địa phương, trong đó đặc biệt lưu ý với học sinh ở vùng sâu vùng xa, học sinh (HS) có hoàn cảnh khó khăn.
Ảnh minh họa.
Quan tâm tới học sinh vùng khó
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên bắt đầu thực hiện chương trình GDPT mới. Vì vậy, đối với khối lớp 1, tất cả HS đều dùng SGK mới mà không tận dụng lại SGK cũ như các năm học trước. Điều này ít nhiều gây khó khăn cho các trường học ở vùng sâu vùng xa.
Bởi như tâm sự của cô giáo Hà Thị Hậu ( Trường tiểu học Thành Sơn, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa), để vận động được HS vùng cao tới lớp đầy đủ thôi đã là cả một nỗ lực. Phần nhiều phụ huynh đưa các em tới lớp… tay không, không hề chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập như HS miền xuôi… Nên nhà trường từ trước đến nay luôn vận động xin lại sách cũ từ các nguồn khác nhau, thậm chí sách nào thiếu, thầy cô lại tự bỏ tiền túi ra để mua tặng các em có đủ sách học. Năm học này, triển khai SGK mới nên ban đầu, các cô cũng lo lắm nhưng nhờ sự quan tâm của chính quyền địa phương, của Sở GDĐT nên đến nay, nhà trường đã chuẩn bị đủ SGK cho HS, chuẩn bị bước vào năm học mới.
Tương tự, cô giáo Trần Thị Hải Hồng, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Nậm Cắn, Kỳ Sơn, Nghệ An cho biết không thể huy động phụ huynh HS đóng góp mua SGK ngay từ đầu năm học vì nhiều gia đình có hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Tỉnh Nghệ An đã chủ động cung ứng đủ SGK lớp 1 cho tất cả các nhà trường. Nếu sau này gia đình HS không có kinh phí để trả cho nhà trường thì tỉnh cũng đã tính toán các phương án để xã hội hóa, xin ngân sách tài trợ…
Đây cũng là cách làm của nhiều địa phương vùng khó. Ông Phạm Ngọc Hai, Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai cho biết, hiện hơn 3.000 HS lớp 1 trên địa bàn đã đủ SGK. Đối với vùng thuận lợi thì phụ huynh mua sách còn vùng khó khăn, phòng thống kê trên địa bàn có 4 trường, nhà trường sẽ tận dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên để mua sách.
Video đang HOT
Không thể dùng SGK cũ cho chương trình mới. Cũng không thể để năm học mới bắt đầu rồi mà HS vẫn chưa có sách. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB GDVN) đã triển khai chương trình tặng SGK với tiêu đề “Cùng đón em vào lớp 1″ ở các địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn thuộc cả 4 vùng miền trên cả nước: Miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng số gần 20.000 cuốn SGK và đồ dùng học tập, trị giá gần 500 triệu đồng đã được trao đến các nhà trường và các học sinh có điều kiện khó khăn…
Tránh tình trạng bỏ tiền thật mua sách giả
Liên tiếp các vụ kiểm tra của các cơ quan chức năng của các địa phương đã phát hiện hàng triệu sách giả tại các cơ sở kinh doanh SGK. Đơn cử như tại Hà Giang, trước thềm năm học mới 2020-2021, Cục Quản lý thị trường Hà Giang phối hợp với NXB GDVN siết chặt kiểm tra nhiều cửa hàng sách trên địa bàn. Qua đó, đã tạm giữ gần 4.000 quyển SGK có dấu hiệu giả mạo của 7 cơ sở kinh doanh.
Đáng chú ý, các quyển SGK có dấu hiệu giả mạo NXB GDVN được xếp xen kẽ với sách thật thành từng bộ hoặc xếp xen kẽ trên kệ bán cùng sách thật khiến người mua khó lòng phân biệt được. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn tinh vi như dán mã vạch, tem chống hàng giả… không khác gì sách đã qua kiểm định nên đa số người mua không hề nghi ngờ gì về nguồn gốc của sách.
Cuối tháng 8, Cơ quan an ninh cũng đã kiểm tra đột xuất một cơ sở in ấn tại Nguyễn Khoái, Hà Nội, phát hiện lô sách không có nguồn gốc. Qua kiểm tra phát hiện Công ty cổ phần Hợp Thành Phát gia công xong 4 đầu sách với tổng cộng 5.314 bản và gần một tấn ruột sách bán thành phẩm (cuốn Tiếng Anh lớp 5, Tâm lý 02) đang được gia công. Các đầu sách trên đều ghi tên NXB GDVN và dán tem nhái tem chống giả của đơn vị này.
Trước đó, giữa tháng 7/2020, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện hơn 2.200 kg bìa và ruột sách bán thành phẩm mang tên NXB GDVN tại một xưởng ở Nam Từ Liêm, Hà Nội…
Vấn đề đặt ra là, cơ quan chức năng cần tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các cơ sở kinh doanh có hành vi vi phạm đối với hoạt động in ấn, phát hành, lưu thông xuất bản phẩm, SGK trên thị trường là việc cần làm thường xuyên, liên tục. Thứ hai, là tăng cường chế tài xử phạt thật nặng.
Về phía các NXB cũng cần tiếp tục củng cố hệ thống phát hành trên cả nước nhằm bảo đảm cung ứng đầy đủ, đồng bộ, kịp thời SGK đến các nhà trường học sinh, giáo viên, không để xảy ra tình trạng thiếu sách, “sốt” sách. Khi đó, SGK giả sẽ khó có cơ hội xâm nhập vào thị trường.
Ngày 6/9, theo ghi nhận của phóng viên báo Đại Đoàn kết, nhiều hiệu sách ở Hà Nội như nhà sách Tiến Thọ, nhà sách Trí Đức, ADCBook… không còn đầy đủ các bộ SGK lớp 2 và lớp 6. Theo lộ trình áp dụng chương trình mới năm học 2020-2021 sẽ thay SGK đối với lớp 1; năm học 2021-2022 với lớp 2 và lớp 6… nên đến thời điểm này, nhiều nhà sách không còn đủ bộ của các khối lớp học này.
Hải Phòng tập huấn sử dụng bộ sách giáo khoa "Kết nối tri thức với cuộc sống"
Hơn 3.500 cán bộ quản lý, khối trưởng chuyên môn và 100% giáo viên dạy lớp 1 tại Hải Phòng được tập huấn về sử dụng sách giáo khoa lớp 1.
Ngày 9/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng phối hợp Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tổ chức tập huấn sử dụng Sách giáo khoa lớp 1 cho các trường trên địa bàn.
Cán bộ, giáo viên các trường tiểu học tại Hải Phòng được tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 1 (Ảnh: Lã Tiến)
Tham dự cuộc tập huấn có hơn 3.500 cán bộ quản lý, khối trưởng chuyên môn và 100% giáo viên các trường tiểu học tại Hải Phòng đã lựa chọn bộ sách giáo khoa "Kết nối tri thức với cuộc sống" do Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phát hành.
Trong thời gian 3 ngày (ngày 9, 10, 11 tháng 7), các cán bộ, giáo viên được chuyên gia của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam hướng dẫn về cấu trúc sách giáo khoa, học liệu bổ trợ của bộ sách;
Hướng dẫn sự đổi mới, cách triển khai phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá học sinh thông qua các phương pháp dạy học tích cực, phát triển năng lực học sinh; hướng dẫn sử dụng học liệu điện tử trong quá trình giảng dạy...
Cán bộ, giáo viên được tập huấn sử dụng bộ sách giáo khoa "Kết nối tri thức với cuộc sống" (Ảnh: Lã Tiến)
Qua đó, giúp các giáo viên sử dụng và dạy tốt bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" cho học sinh trong năm học 2020-2021.
Tại buổi tập huấn, các giáo viên có thể đối thoại trực tiếp với các chủ biên để được giải đáp thắc mắc chung quanh việc triển khai sách giáo khoa mới.
Đồng thời tham khảo sách điện tử, học liệu bổ trợ, video bài giảng mẫu và các tài liệu tập huấn khác tại nhà.
Cán bộ, giáo viên được chuyên gia của Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam hướng dẫn sử dụng bộ sách giáo khoa "Kết nối tri thức với cuộc sống" (Ảnh: Lã Tiến)
Theo thông báo của Sở Giáo dục và Đào tạo, bộ sách "Kết nối tri thức với cuộc sống" được hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Phòng lựa chọn.
Trước đó, từ ngày 30/6 đến ngày 1/7, hơn 3.200 cán bộ quản lý, khối trưởng chuyên môn và giáo viên dạy lớp 1 tại các trường tiểu học trên toàn thành phố Hải Phòng được tập huấn trực tiếp về bộ sách giáo khoa "Cánh Diều".
Khi sách giáo khoa không còn là "pháp lệnh" Với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, sách giáo khoa không còn là "pháp lệnh", là duy nhất, thể hiện đồng nhất trên toàn quốc. Đây là điều đặc biệt quan trọng giáo viên cần lưu ý khi triển khai Chương trình, SGK GD phổ thông mới. Trong giờ học tại Trường Ngôi Sao Hà Nội. Ảnh minh họa Cơ hội tiếp...