Năm học chưa xong, trường đã ‘bắt’ sinh viên đóng tiền năm mới
Dù năm học cũ chưa kết thúc song trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành, quận Gò Vấp, TPHCM đã ra thông báo yêu cầu sinh viên đóng học phí Học kỳ I năm học mới 2020- 2021.
Sinh viên không hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí sẽ không có tên trong danh sách các môn học học kỳ kế tiếp và danh sách thi kết thúc môn của Học kỳ II năm học 2019- 2020.
Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành, quận Gò Vấp, TPHCM bị phụ huynh phản ứng vì thu học phí trước khi năm học cũ kết thúc
Phản ánh đến báo Tiền Phong, nhiều phụ huynh có con đang học tại trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành cho biết, họ không đồng tình với cách thu học phí của nhà trường. Theo phụ huynh, khoảng đầu tháng 6/2020, trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành ra thông báo “Đóng học phí Học kỳ I năm học 2020- 2021″. Theo đó, Trường đề nghị sinh viên các khóa 2017, 2018 và 2019 đóng học phí học kỳ I năm 2020- 2021 từ ngày ra thông báo đến hết ngày 20/6. “Sau ngày 20/6, sinh viên không hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí sẽ không có tên trong danh sách các môn học học kỳ kế tiếp và danh sách thi kết thúc môn của học kỳ II năm học 2019- 2020″, thông báo nêu.
Thông báo “Đóng học phí Học kỳ I năm học 2020- 2021″ của trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành, quận Gò Vấp, TPHCM
“Sau dịch COVID-19 ai cũng gặp nhiều khó khăn nhưng học phí năm học 2019- 2020 chúng tôi cũng đã đóng đầy đủ, nay trường ra thông báo không đóng học phí cho kỳ học tiếp theo sẽ không được thi là rất ép học viên. Dù biết không hợp lý song gia đình vẫn phải vay mượn để đóng học phí cho con vì sợ không đóng sẽ không được thi”, một phụ huynh kể.
Video đang HOT
Nhà trường lên tiếng!
Ngày 7/7, ông Phạm Đức Lâm, Trưởng phòng Đào tạo Trường Trung cấp Nguyễn Tất Thành xác nhận với PV về phản ánh trên của phụ huynh, sinh viên.
Theo ông Lâm, 1 năm học trường chia làm 2 học kỳ như bậc học phổ thông. Học kỳ I kéo dài từ tháng 9 đến tháng 1 năm sau, Học kỳ II kéo dài từ tháng 2 đến tháng 6. “Theo thông lệ, trường thông báo đóng học phí cho học kỳ tiếp theo trước 1 tháng khi bắt đầu học kỳ mới. Và năm nay, trường vẫn ra thông báo như vậy. Do nhiều phụ huynh gặp khó khăn sau dịch COVD-19 nên thông báo gặp phải phản ứng”, ông Lâm nói.
Ông Lâm cho biết, dù biết tình hình khó khăn của phụ huynh song nhà trường vẫn phải ra thông báo như vậy là thể hiện trách nhiệm, tình thương của nhà trường với sinh viên, với phụ huynh. Cụ thể, theo Nghị định 86/2015 của Chính phủ, sinh viên hệ trung cấp sẽ được cấp bù học phí, nên các em đi học gần như miễn học phí.
Tuy nhiên, việc cấp bù học phí được thực hiện trong năm tài chính và mỗi nơi mỗi khác. Sinh viên sau khi đóng học phí sẽ được nhà trường gửi một bộ hồ sơ gồm đơn đề nghị cấp bù học phí, giấy xác nhận, biên lai để nộp Phòng LĐTB&XH quận, huyện nơi sinh sống và sau đó chờ ngày nhận lại tiền học phí đã nộp.
“Vì trường không biết ở địa phương các em việc cấp bù học phí diễn ra trong thời gian nào nên trường ra thông báo sớm để gia đình chuẩn bị tiền cũng như thuận tiện trong nộp hồ sơ cấp bù học phí, tránh trường hợp chậm trễ các em không nhận lại được tiền hỗ trợ”, ông Lâm giải thích.
Đơn xin gia hạn đóng học phí của sinh viên
Theo ông Lâm, dù trường ra thông báo có vẻ cứng rắn song lúc thực hiện thì rất mềm dẻo, nhân văn. “Năm nào trường cũng ra thông báo đóng học phí như vậy song nhiều sinh viên vẫn nợ học phí, thậm chí có em còn nợ đến 3 học kỳ những trường vẫn cho các em học, cho các em thi. Nếu em nào gia đình khó khăn, các em làm đơn xin gia hạn đóng học phí là trường chấp nhận hết”, ông Lâm nói.
Song, ông Lâm cũng khuyên phụ huynh nên đóng học phí sớm cho con bởi học phí đóng xong sẽ được địa phương hoàn trả lại. “Nếu phụ huynh chậm trễ đóng học phí, hồ sơ xin cấp bù sẽ chậm dẫn đến việc các em có thể không nhận lại được tiền hỗ trợ, như vậy phụ huynh sẽ thiệt thòi hơn rất nhiều”, ông Lâm nhấn mạnh.
Đề xuất miễn, giảm học phí cho HS-SV trường nghề dịch do Covid-19 kéo dài
Tất cả học sinh - sinh viên (HS-SV) trường nghề sẽ được giảm học phí từ 15 - 20%; đồng thời, miễn học phí cho HS-SV thuộc gia đình có người bị nhiễm bệnh do dịch Covid-19.
Bộ LĐ-TB-XH đề xuất giảm học phí cho tất cả HS-SV trường nghề - Ảnh Mỹ Quyên
Đây là ý kiến đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH trước tình hình dịch Covid-19 tác động rất nghiêm trọng đến các hoạt động của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Theo Bộ LĐ-TB-XH, hầu hết các hoạt động tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp là hoạt động tư vấn, hướng nghiệp trực tiếp tại các địa phương, các trường phổ thông. Tuy nhiên, do dịch Covid-19 nên thời gian qua đã không thực hiện được các hoạt động trên, khiến việc tuyển sinh của các trường nghề đang gặp khó khăn.
Bên cạnh đó, do điều kiện cơ sở vật chất của một số trường, năng lực giáo viên còn hạn chế dẫn đến việc tổ chức đào tạo trực tuyến chưa có kế hoạch bài bản, chưa chuẩn bị chu đáo. Chất lượng đào tạo có nguy cơ bị ảnh hưởng vì thời gian thực hành, thực tập tại doanh nghiệp bị ảnh hưởng.
Bộ LĐ-TB-XH lo ngại việc tuyển sinh khó đạt chỉ tiêu theo kế hoạch đề ra và ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân luồng như Chính phủ đặt ra, nhiều khả năng dẫn tới tình trạng tỷ lệ HS-SV tốt nghiệp có việc làm sẽ bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, tình hình nghỉ học kéo dài cũng đã làm xuất hiện hiện tượng HS-SV đợi chờ lâu, phải bỏ học đi làm việc để kiếm sống.
Trước tình hình đó, Bộ LĐ-TB-XH đề xuất Chính phủ miễn, giảm 100% học phí đối với HS-SV là thành viên của hộ gia đình có người bị nhiễm dịch Covid-19; giảm 15-20% học phí trong năm 2020 cho toàn bộ HS-SV.
Trường hợp đối tượng được hưởng nhiều chính sách thì được hưởng mức hỗ trợ cao nhất.
Với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Bộ đề xuất miễn, giảm, kéo dài thời gian quyết toán các khoản thuế năm 2019, miễn các khoản thuế phát sinh trong 6 tháng đầu năm đối với các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập.
Ngoài ra, Bộ LĐ-TB-XH cũng đề xuất miễn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp đối với toàn bộ giáo viên, giảng viên, nhân viên, cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài công lập đang tham gia đóng trong 6 tháng đầu năm.
Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngoài công lập được đề xuất nhận gói hỗ trợ tín dụng cho vay lãi suất 0% để chi trả lương, chi phí thuê mặt bằng, điện, nước, chi phí vận hành khác.
Học sinh nghỉ học hết tháng 3: Bạn có đồng ý không? Đề xuất của UBND TP.HCM trình lên Chính phủ cho sinh viên, học sinh nghỉ học hết tháng 3 để phòng dịch Covid-19 nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ giáo viên, phụ huynh... Riêng bạn, bạn có đồng ý với phương án này? Học sinh cả nước có nghỉ học đến hết tháng 3? - Tuệ Nguyễn Trước đề xuất cho...