Năm học 2022-2023: Tuyển sinh 450 chỉ tiêu lớp 6 các trường nội trú THCS
Theo quyết định phê duyệt kế hoạch tuyển sinh năm học 2022-2023 do UBND tỉnh mới ban hành, toàn tỉnh tuyển sinh 450 chỉ tiêu lớp 6 các trường nội trú THCS.
Theo đó, 5 trường phổ thông dân tộc nội trú gồm: THCS Định Hóa, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Lương và Nguyễn Bỉnh Khiêm, mỗi trường được giao 90 chỉ tiêu tuyển sinh.
Học sinh Trường Tiểu học thị trấn Đu, huyện Phú Lương.
Đối tượng tuyển chọn là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú và định cư từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tuyển sinh) ở các xã, xóm, bản đặc biệt khó khăn; học sinh thuộc vùng tạo nguồn cán bộ cho các dân tộc. Các trường được tuyển số học sinh là người dân tộc Kinh ở các xã, xóm, bản vùng đặc biệt khó khăn không quá 5% tổng chỉ tiêu.
Đối tượng tuyển thẳng vào trường THCS nội trú là học sinh người dân tộc thiểu số ít người, gồm 16 dân tộc: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Phà Thẻn, La Hủ; học sinh thuộc đối tượng tuyển chọn nêu trên và đạt giải cấp quốc gia trở lên về văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao.
Học sinh dự tuyển vào các trường THCS nội trú được xét ưu tiên theo thứ tự: Con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con của người được cấp “Giấy chứng nhận người hưởng chính sách như thương binh”, con của người có công với nước; mồ côi cả cha lẫn mẹ; học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo; học sinh là người dân tộc thiểu số ít người hơn.
Video đang HOT
Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp: Triển khai ngay còn kịp!
Ngày 20/7, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) Bộ LĐTB&XH tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021.
Nhiều vướng mắc trong công tác GDNN được các đại biểu đề cập về tuyển sinh, đào tạo trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước. Giải pháp chuyển đổi số được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết.
Ảnh minh họa
Lúng túng trong tuyển sinh
Ông Trần Thanh Hải, Hiệu trưởng Trường CĐ Viễn Đông (TPHCM) cho biết, hiện nhà trường đang rất lúng túng trong vấn đề tuyển sinh. Bởi phần lớn sinh viên đến từ các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long và các tỉnh miền Đông Nam Bộ.
Với tình hình giãn cách như hiện nay, tâm lý phụ huynh học sinh rất lo lắng và không muốn ly hương. Ông Hải đề xuất cần có biện pháp quyết liệt hơn trong tuyển sinh từ nay đến cuối năm mới có thể đảm bảo được kế hoạch tuyển sinh năm 2021.
Hiệu trưởng Trường CĐ Lào Cai, ông Hoàng Quang Đạt thông tin, năm nay, trường tuyển sinh được 1.300 em sau THCS và và xấp xỉ 1.000 sinh viên CĐ. Với mức độ tuyển sinh này, nhà trường vẫn chưa tự chủ được. Đây cũng là khó khăn chung của nhiều địa phương.
Mô hình của Lào Cai là sáp nhập trung tâm Giáo dục thường xuyên - GDNN của thị xã Sapa về trường CĐ Lào Cai, UBND tỉnh ra quyết định. Bất cập của trường trong quá trình đấu tranh pháp lý với các ngành, đó là trong điều lệ của trường CĐ không có loại hình trung tâm này. Vì vậy, đại diện trường CĐ Lào Cai đề nghị điều chỉnh Điều lệ của trường CĐ, trong đó đề cập đến loại hình trung tâm này.
Về vấn đề này, Tổng Cục trưởng Trương Anh Dũng đánh giá thời gian qua trường CĐ Lào Cai đã làm tốt, nhất là sau khi sáp nhập các trường lại. Đây là mô hình để nhiều nơi học tập kinh nghiệm sau khi sáp nhập. "Tới đây, sẽ đưa vào Điều lệ về cơ cấu trường CĐ, hiện chúng tôi đã trình lãnh đạo Bộ. Nếu tới đây chúng ta xây dựng được chiến lược phát triển GDNN của trường, của tỉnh thì sẽ có điều kiện để phát triển mạnh lĩnh vực này", ông Dũng nhấn mạnh.
Quyết liệt chuyển đổi số
Theo ông Trần Thanh Hải- Hiệu trưởng trường CĐ Viễn Đông hiện nay Bộ GDĐT đã có Thông tư 09 quy định việc học và thi trực tuyến, trong đó có đề cập nội dung thi online 30%. Nhưng bên GDNN chưa có quy định cụ thể về vấn đề này.
Vì vậy, trong thời gian tới cần thể chế hóa đặc biệt những môn lý thuyết và lý thuyết kết hợp thực hành. Theo đó, cho phép phần lý thuyết đi vào kiểm tra online trước, sau đó đi thực hành, thực tập lấy điểm sau tại các doanh nghiệp.
Ông Đồng Văn Ngọc, Hiệu trưởng Trường Cơ điện Hà Nội cho biết vừa qua trường đã phải tập trung 400 sinh viên chất lượng cao để giảng dạy, đồng thời lên kế hoạch chuẩn bị tổ chức thi tốt nghiệp cho gần 1.000 sinh viên hệ CĐ của trường.
Phương châm của nhà trường là làm đúng đảm bảo điều kiện "3 tại chỗ": đào tạo tại trường, ăn ở tại chỗ và phòng, chống dịch để an toàn, trường nào có đủ điều kiện về đào tạo tại chỗ thì hoàn toàn có thể tổ chức được.
Nhà trường yêu cầu sinh viên đến từ các tỉnh thành phải có giấy xét nghiệm âm tính tối đa 3 ngày trước khi về Hà Nội. Nếu em nào chưa kịp làm, nhà trường phối hợp với một cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm tại chỗ.
Trong điều kiện sắp tới, nhà trường cũng đã lên các kịch bản khác nhau để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ kép đó là chuẩn bị các cuộc thi, sơ kết tổng kết tổ chức mọi hoạt động... trong điều kiện an toàn dịch bệnh và khi dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Ông Ngọc cho rằng nếu trong tháng 8 và 9 tới đây, các cơ sở GDNN không đạt được mục tiêu tuyển sinh là thất bại. "Giải pháp là tiếp cận chuyển đổi số ngay. Bởi sẽ rất khó tuyển sinh trực tiếp. Đề nghị Tổng cục GDNN hỗ trợ các trường tăng cường kết nối với thí sinh, gia đình", ông Ngọc đề xuất.
Tổng cục trưởng Trương Anh Dũng cho rằng cách làm của Trường CĐ Cơ điện Hà Nội rất phù hợp trong bối cảnh hiện nay khi vừa đảm bảo an toàn cho sinh viên và nhà trường, vừa thực hiện giảng dạy được. Tuy nhiên, đó là với quy mô không lớn, lớp chất lượng cao ít học viên.
Còn với số lượng sinh viên lớn hơn, cần tiếp tục cân nhắc. Việc hoàn thiện thể chế trong đào tạo trực tuyến đang được Tổng cục xem xét bởi đặc thù của GDNN là bên cạnh đào tạo lý thuyết, thực hành chiếm một khối lượng lớn.
Vậy kiểm soát chất lượng đào tạo thế nào, làm sao để xóa nhòa ranh giới giữa trực tiếp và trực tuyến... Tất cả điều đó cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và đưa vào chính sách.
"Chính sách sẽ phải đi trước 1 bước. Tuy nhiên, với các trường có năng lực, điều kiện, các trường xin thí điểm thì chúng tôi sẵn sàng đề xuất với Bộ để cùng làm và rút kinh nghiệm", ông Trương Anh Dũng khẳng định.
TP. Nha Trang: Triển khai kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2021 - 2022 Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Nha Trang vừa có kế hoạch tuyển sinh vào lớp 1 năm học 2021 - 2022. Học sinh Trường Tiểu học Vĩnh Thọ (TP. Nha Trang) - Ảnh: V.T Theo đó, đối tượng trẻ em vào học lớp 1 là 6 tuổi (sinh năm 2015). Trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ...