Năm học 2016-2017 tựu trường sớm nhất ngày 1/8
Bộ GD&ĐT vừa ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn quốc tổ chức khai giảng vào ngày 5/9. Kết thúc học kỳ II (hoàn thành kế hoạch giảng dạy và học tập) trước ngày 25/5/2017. Kết thúc năm học trước ngày 31/5/2017.
Lịch thi THPT quốc gia năm 2017, thi học sinh giỏi quốc gia các cấp học sẽ thực hiện theo văn bản hướng dẫn riêng của Bộ.
Việc xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) trước ngày 15/6/2017. Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2017-2018 trước ngày 31/7/2017.
Học sinh trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội. Ảnh: Hoàng Hà.
Bộ GD&ĐT nêu rõ nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 ở các địa phương. Cụ thể, kế hoạch thời gian năm học phải đảm bảo số tuần thực học: Đối với cấp mầm non, có ít nhất 35 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 18 tuần, học kỳ II có ít nhất 17 tuần); Đối với cấp tiểu học, có ít nhất 35 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 18 tuần, học kỳ II có ít nhất 17 tuần); Đối với cấp THCS và cấp THPT, có ít nhất 37 tuần thực học (học kỳ I có ít nhất 19 tuần, học kỳ II có ít nhất 18 tuần); Đối với giáo dục thường xuyên (THCS và THPT), có ít nhất 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có ít nhất 16 tuần).
Video đang HOT
Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội và tập quán của địa phương. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Luật Lao động và các quy định tại các văn bản dưới Luật. Nếu ngày nghỉ lễ, tết trùng vào ngày nghỉ cuối tuần thì được nghỉ bù theo quy định. Nghỉ Tết Nguyên đán ít nhất là 7 ngày.
Thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép năm của giáo viên là 2 tháng, có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
Bộ khuyến khích xây dựng và áp dụng kế hoạch thời gian năm học đồng bộ cho các cấp học trong trường phổ thông có nhiều cấp học, các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt là đối với cấp tiểu học và cấp THCS.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định: Kế hoạch thời gian năm học 2016-2017 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng cho địa phương. Thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt.
Giám đốc Sở GD&ĐT quyết định: Cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù. Bố trí lịch nghỉ của giáo viên trong năm học.
Theo Khánh Linh/Báo Chính Phủ
Cái ngáp và sự khởi đầu một năm học mới
Những cảm xúc thiêng liêng về ngày tựu trường của bao thế hệ đi trước có lẽ đã thành dĩ vãng, thay vào đó là sự dập khuôn khiến cả cô, trò và phụ huynh học sinh mệt mỏi
"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường." (Tôi đi học - Thanh Tịnh)
Lễ khai giảng ngày xưa ấy mới đúng "chất" là ngày tựu trường. Sau một thời gian nghỉ hè dài, các em lại được gặp bạn bè, thầy cô, vui mừng lắm chứ, thích thú và hân hoan chờ đợi lắm chứ! Cảm giác sợ sệt e dè của các em khi "lần đầu tiên đi học" cũng là một kỷ niệm đáng quý biết bao!
Ngày nay, các em học sinh khai giảng cũng "hoang mang" nhưng là bởi mệt mỏi với những buổi tập dượt dài lê thê khiến các em như rô bốt, nhưng lúc cần phải biết cười, biết múa hát thật vui. Dù nắng hay mưa các em cũng phải chạy vô chạy ra sân trường đứng tập. Là vẻ uể oải với những động tác diễn đi diễn lại, là tiếng nói vang vang của các cô giáo điều khiển các em, là những sự chờ đợi ngóng trông sốt ruột của một vài vị phụ huynh chờ đón con hoặc lo lắng vì con bỡ ngỡ,...
Sự mệt mỏi và ánh mắt buồn của các con khiến nhiều bậc phụ huynh xót xa. Ảnh: Internet
Nghỉ... Nghiêm... Chào cờ chào...
Hôm nay ngày 5 tháng 9. Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường.....
Những đoạn điệp khúc ấy vẫn vang lên hàng năm, cùng với không khí hân hoan cả nước hướng về một năm học mới, mong chờ những thành tựu và cải cách, gắn liền với những cái ngáp dài của một cơ số người nào đó mong chờ sự thay đổi tích cực của ngành giáo dục. Hy vọng vào những "chủ nhân tương lai đất nước" bao nhiêu, thì áp lực trên vai chúng sẽ nặng bấy nhiêu.
Hôm trước vừa có ý kiến chỉ đạo rằng những bài phát biểu trong lễ khai giảng chỉ dài tối đa 15 phút để các em học sinh không phải chờ đợi lâu, còn những "tiết mục" khác vẫn được giữ nguyên như vậy. Mặc dù đây là buổi lễ quan trọng nhất trong năm học, nhưng càng đơn giản bao nhiêu càng tiết kiệm bấy nhiêu. Chưa nói đến tiền của, mà thời gian, công sức của thầy cô, các em học sinh và phụ huynh giảm đi đáng kể cũng là một sự thay đổi tích cực rồi.
Những ánh mắt, nụ cười trẻ thơ không bao giờ giả dối. Thay vì những cái ngáp ngắn dài của những buổi trưa học ghép lớp, cái ngáp mệt mỏi khi phải chờ đợi lâu hay những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán chúng, hãy để chúng được tự do thể hiện niềm vui của mình theo cách hồn nhiên nhất, vô tư nhất. Đó mới là niềm vui thực sự mà chúng cần.
Không chỉ có các em ngáp, phụ huynh cũng bắt đầu năm học mới cho con em mình bằng những cái ngáp uể oải mệt mỏi khi gồng gánh khoản tiền đóng đầu năm, là cái ngáp dài thườn thượt của biết bao người khác khi một năm học mới lại bắt đầu.
Một năm mới có một lần, nên thôi cứ cố gắng làm sao cho rực rỡ và trang trọng nhất, tinh thần hứng khởi để bắt đầu một năm học mới với nhiều thắng lợi mới. Mong thầy cô, các em học sinh, các bậc phụ huynh và cả xã hội cùng cố gắng!
Thảo Nguyên
Theo_Người Đưa Tin
Giao thông "dễ thở" trong ngày toàn quốc khai giảng Sáng nay 5/9, tất cả các trường trên cả nước cùng tổ chức lễ khai giảng năm học mới 2015 - 2016. Do ngày khai giảng rơi vào thứ 7 nên trái với nỗi lo của các phụ huynh và thầy cô, giao thông ở các thành phố lớn đều khá thông thoáng, không xảy ra ùn tắc. Ghi nhận tại Thủ đô...