Năm học 2012-2013: Chú trọng thanh tra các cơ sở có yếu tố nước ngoài
Theo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ thanh tra của Bộ GD-ĐT thì năm học này sẽ chú trọng thanh tra các cơ sở giáo dục có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài và các vấn đề bức xúc trong GD-ĐT mà xã hội quan tâm.
Nhiệm vụ chung của năm học 2012-2013 là nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành ở các cấp học và trình độ đào tạo. Xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Tăng cường chỉ đạo công tác tự thanh tra, kiểm tra của các cơ sở giáo dục…
Tập trung hoàn thiện thể chế về công tác thanh tra giáo dục. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Luật Thanh tra 2010, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Phòng chống tham nhũng và các văn bản pháp luật về công tác thanh tra. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bổ sung biên chế, bồi dưỡng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra giáo dục các cấp…
Video đang HOT
Trong năm học này, công tác thanh tra chuyên ngành đối với Giáo dục mầm non là tập trung Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2010 – 2015, thực hiện lộ trình phổ cập và công nhận phổ cập, triển khai chương trình giáo dục mầm non mới việc xây dựng và công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia việc chuyển đổi các trường mầm non ngoài công lập sang công lập theo Thông tư số 11/2009/TT-BGDĐT ngày 8/5/2009 việc đảm bảo chất lượng chăm sóc sức khoẻ, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Đối với Giáo dục phổ thôngtập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giáo dục theo hướng nghiêm túc, linh hoạt phù hợp với tình hình thực tế địa phương việc triển khai Đề án Tiếng Anh ở Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS) việc điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng dẫn của Bộ việc triển khai các giải pháp để giảm tỷ lệ học sinh yếu kém, học sinh bỏ học, tăng tỷ lệ học sinh khá giỏi việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá việc triển khai Đề án xây dựng trường THPT chuyên trường phổ thông dân tộc nội trú việc thực hiện phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục giáo dục THCS xây dựng trường THCS, THPT đạt chuẩn quốc gia.
Đối với Giáo dục thường xuyêntập trung kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên cấp THCS, THPT các chương trình ngoại ngữ có yếu tố nước ngoài tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dạy và học.
Ngoài ra thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp. Cụ thể,thanh tra việc thực hiện các quy định chung đối với nhà giáo, việc tuân thủ các hành vi nhà giáo không được làm chấp hành pháp luật, chấp hành quy chế của ngành.Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao: thực hiện qui chế chuyên môn quy chế thi cử kết quả giảng dạy thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. Trong năm học, đảm bảo ít nhất 12% số giáo viên được thanh
Bộ GD-ĐT cũng cho biết, về công tác thanh tra hành chính sẽ thực hiện thanh tra khoảng 20% số đơn vị trực thuộc Sở.
Nguyễn Hùng
Theo dân trí
Hà Nội phấn đấu 100% GV tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế
Hà Nội đặt mục tiêu 100% giáo viên tiếng Anh các cấp học từ phổ thông đến TCCN sẽ được đào tạo lại, bồi dưỡng và có chứng chỉ theo chuẩn quốc tế TOEFL, IELTS, FCE hoặc tương đương vào năm 2020.
Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 sẽ có 100% GV tiếng Anh có chứng chỉ quốc tế.
Nội dung này được đề cập cụ thể trong bản Kế hoạch số 90/KH-UBND của UBND TP Hà Nội về nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên, học sinh phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng phấn đấu thực hiện tốt chương trình giáo dục 10 năm, đưa tiếng Anh trở thành môn học bắt buộc từ lớp 3. Việc dạy - học phải đạt chuẩn "đầu ra": hết tiểu học, học sinh đạt trình độ A1, tốt nghiệp THCS đạt trình độ A2, tốt nghiệp THPT đạt trình độ B1 theo khung chuẩn chung châu Âu.
Các chương trình tiếng Anh chất lượng cao, đã khẳng định được tính hiệu quả trong thực tế giảng dạy tại các nhà trường, sẽ tiếp tục được khuyến khích và mở rộng tại các trường phổ thông có đủ điều kiện.
Theo Giáo dục và Thời đại
Phấn đấu có 58 ngàn giảng viên ĐH trình độ thạc sỹ vào năm 2020 Ngày 30/12, Bộ GD-ĐT đã công bố quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển nhân lực giáo dục 2011-2020. Theo đó, dự báo, năm học 2019-2020 giảng viên đại học của Việt Nam có trình độ thạc sĩ khoảng 58.000 người (70%), giảng viên có trình độ tiến sĩ khoảng 29.000 người (30%). Ảnh minh họa Với các bậc học như mầm...